2.1. Thực trạng pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen
2.1.2. Bảo hộ tri thức truyền thống về nguồn gen
Điểm i Điều 8 CBD yêu cầu các nước thành viên phải có sự tơn trọng, gìn giữ và duy trì các kiến thức, sáng kiến và kinh nghiệm của các cộng đồng địa phương và bản địa. Điều này đặc biệt đúng đối với nước ta trong các trường hợp sử dụng một số loại cây và những cây thuốc, kết hợp với các phương pháp chữa bệnh.88
Trong quá trình tiếp cận nguồn gen, những TK giúp đỡ rất nhiều cho hoạt động điều tra, thu thập và sử dụng nguồn gen. Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ tới tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, cho nên những người nắm giữ TK xứng đáng được chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. Tuy nhiên, với những hạn chế vốn có, cộng đồng địa phương và bản địa sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ các tri thức truyền thống này cũng như hưởng lợi ích từ việc sử dụng chúng nếu khơng có các quy định pháp luật bảo hộ các TK.
Do đó, Điều 64 LĐDSH quy định “Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen” đồng thời khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích
88 Lê Quý An (1996), Một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, Tài liệu Hội thảo quốc gia các vấn đề luật pháp và chính sách về đa dạng sinh học đối với Việt Nam, Hà Nội.
hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học. LĐDSH giao cho Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Khoa học và Cơng nghệ chưa có quy định hướng dẫn về đăng ký bản quyền đối với TK. Đặc biệt, cũng khơng có điều khoản nào để xác định quyền và lợi ích của cộng đồng địa phương bản địa.
Về quyền của cộng đồng địa phương nắm giữ tri thức truyền thống trong việc được chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, Khoản 1 Điều 61 LĐDSH thiếu sót khi khơng bao gồm lợi ích của chủ thể này. Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm c Khoản 2 Điều 60 LĐDSH thì chủ thể được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có nghĩa vụ chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền TK. Nghĩa là, nghĩa vụ chia sẻ lợi ích chỉ được thực hiện khi TK có bản quyền.
Thuật ngữ “bản quyền” hay còn gọi là quyền tác giả nhằm bảo hộ tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.89
Tri thức truyền thống để được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật dân gian, trong khi những TK phần lớn là kết quả nghiên cứu khoa học. Muốn được bảo hộ quyền tác giả theo tác phẩm khoa học90, tri thức truyền thống phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định91, điều này là khơng khả thi vì đa phần các tri thức được truyền khẩu bởi cộng đồng địa phương và tính chất thường xuyên thay đổi của TK. Do đó, có thể khẳng định rằng hiện nay pháp luật về quyền tác giả chưa có cơ chế bảo hộ đúng nghĩa đối với TK.
Trên thực tế, để được bảo hộ quyền tác giả tri thức truyền thống thì tri thức truyền thống phải được tư liệu hóa, bản thân người dân địa phương thật khó để có thể làm việc này một cách đầy đủ và chuẩn xác nên thường có sự đóng góp của các nhà khoa học và bản thân các nhà khoa học nhiều lúc cũng dùng nguồn tài chính của các tổ chức khác để phục vụ việc nghiên cứu của mình. Lúc này, theo điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức đầu tư kinh phí cho nhà khoa học nghiên cứu là chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác - việc này lại phụ
89
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, (Lê Nết và Nguyễn Xuân Quang chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr. 26.
90 Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
91
thuộc rất lớn vào hiểu biết pháp luật của cộng đồng địa phương nắm giữ TK. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự , Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP) quy định: “tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả”. Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ thì cộng đồng nắm giữ tri thức truyền thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu xảy ra tranh chấp để phân định người nắm giữ kết quả nghiên cứu về tri thức truyền thống.92
Ngoài ra, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng, nên TK nếu bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả sẽ khó đảm bảo được sự công bằng cho người dân địa phương.
Nghiên cứu các cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác, tác giả cho rằng hệ thống sở hữu trí tuệ hiện tại có thể sử dụng để bảo hộ tri thức truyền thống, với điều kiện tri thức truyền thống đáp ứng được các tiêu chí bảo hộ. Cho nên thuật ngữ “bản quyền” mà LĐDSH quy định là chưa bao quát được hết các cơ chế bảo hộ TK, bởi cịn có các hình thức bảo hộ khác theo Luật Sở hữu trí tuệ (như sáng chế, chỉ dẫn địa lý…). Nhưng để đáp ứng các tiêu chí bảo hộ lại quá phức tạp, chẳng hạn như tri thức truyền thống đầu tiên phải mang hình thức nhất định hoặc có tính mới, chưa được công bố đến công chúng…với đặc điểm thường xuyên có sự thay đổi của mình, TK khó có thể được bảo hộ dưới một hình thức “tĩnh” như quyền sở hữu trí tuệ. Ngay cả khi tri thức truyền thống đáp ứng các tiêu chí đó thì việc xác định ai là chủ sở hữu tri thức cũng thật sự khó khăn và việc bảo hộ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Với những yêu cầu như vậy thì dưới góc độ của quyền sở hữu trí tuệ, đại đa số các TK trở thành của công chúng – được tự do tiếp cận để sử dụng. Chính vì vậy mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống có thể nói là rất ít, thậm chí là khơng thực sự có giá trị đối với những người nắm giữ TK.
Thực tế, phần lớn các TK phát sinh, tồn tại và phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, gắn liền với nhiều bộ phận dân tộc thiểu số. Trường hợp các thầy lang người dân tộc, những người sống ở các vùng sâu, vùng xa thì việc muốn đăng ký bảo hộ tri thức truyền thống của họ thì rất khó thực hiện được.93
92 Trần Văn Hải, tlđd (69), tr. 54.
93
Theo báo cáo tổng quan về đa dạng sinh học Việt Nam, nước ta đã bị mất nhiều nguồn gen quý hiếm. Hằng năm có đến 300 đến 400 giống tại các địa phương có nguy cơ cao bị xói mịn nguồn gen, trong đó có nhiều giống bản địa quý, hiếm.94
Thuộc tính của các lồi cây, công thức của các vị thuốc được hình thành qua một thời gian dài, phải qua rất nhiều thế hệ mới tích lũy được, thế nhưng khối tri thức này lại chưa được hệ thống sở hữu trí tuệ đề cập đến. Các đối tượng bên ngồi đến khai thác triệt để nguồn gen và phát triển các kỹ thuật mới sinh lời trên nền tảng TK, bỏ qua lợi ích lâu dài bền vững của cộng đồng, khiến cho nguồn gen, TK và cả những tập tục truyền thống khai thác hợp lý nguồn gen đó vốn có ở địa phương đều bị mai một.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Điều 17, 18 Dự thảo Nghị định ABS đã có các quy định về bảo hộ TK. Theo đó, chủ thể nắm giữ TK có nhu cầu đăng ký TK thì có thể đăng ký trên hệ thống thư viện quốc gia theo mẫu quy định, tuy nhiên đây không phải cơ chế để được cấp văn bằng bảo hộ TK mà là một cách thức để BTNMT thiết lập cơ sở dữ liệu về các TK. Nếu thực hiện tốt điều này thì ở cấp trung ương có thể nắm bắt và kiểm sốt hiệu quả các TK trên lãnh thổ nước ta.
2.1.3. Về bảo tồn, lƣu giữ nguồn gen 2.1.3.1. Bảo tồn tại chỗ
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn lồi hoang dã trong mơi trường sống tự nhiên của chúng, bảo tồn loài cây trồng, vật ni đặc hữu, có giá trị trong mơi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.95 LĐDSH rất coi trọng công tác bảo tồn tại chỗ.96
Hiện nay ở Việt Nam, bảo tồn tại chỗ được thực hiện chủ yếu thông qua các khu bảo tồn. Bảo tồn tại các khu bảo tồn cũng đã được CBD khuyến nghị thực hiện, đây là một trong những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học phổ biến và hiệu quả. Các khu bảo tồn chứa đựng, lưu giữ nhiều nguồn gen của các loài sinh vật quý, hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế cao.
Điều 16 LĐDSH quy định về khu bảo tồn và phân cấp khu bảo tồn. Theo đó, có bốn loại khu bảo tồn: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Đồng thời, LĐDSH cũng có các quy định về tiêu
94 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Tổng quan về đa dạng sinh học ở Việt Nam, Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn bị phục vụ xây dựng dự án Luật Đa dạng sinh học, Hà Nội.
95 Khoản 2 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học.
96
chí của từng loại khu bảo tồn (từ Điều 17 đến Điều 20). Đây là các quy định có hiệu lực pháp lý cao nhất đề cập trực tiếp về phân cấp, phân hạng khu bảo tồn thống nhất trên toàn quốc, bổ sung thêm hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý đa dạng sinh học nói chung và đa dạng nguồn gen nói riêng tại các khu bảo tồn của Việt Nam.
Ngồi LĐDSH thì trong hệ thống pháp luật nước ta cịn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định về các khu bảo tồn. Cụ thể là việc phân loại các khu rừng đặc dụng (hay còn gọi là các khu bảo tồn trên cạn) được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; các khu bảo tồn biển được điều chỉnh bởi Luật Thủy sản 2003; Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về khu bảo tồn thiên nhiên gồm: khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh. Mỗi hệ thống các khu bảo tồn nêu trên lại có các tiêu chí riêng để phân loại. Dẫn đến sự phức tạp, dễ gây nhầm lẫn về tên gọi và dấu hiệu nhận biết các khu bảo tồn, vì thế mà hiện nay Luật Bảo vệ môi trường 2014 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2005) đã bỏ quy định về phân loại các khu bảo tồn.
Như vậy, LĐDSH quy định quản lý khu bảo tồn và quy định các tiêu chí chủ yếu để xác lập và quy định về việc rà sốt các khu bảo tồn hiện có theo quy định Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Thủy sản 2003 theo tiêu chí của LĐDSH để bảo đảm sự thống nhất. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện thì khơng có khu bảo tồn nào phải ra quyết định thành lập lại.97 Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 thì khu bảo tồn được nằm trong khái niệm rừng đặc dụng.
Hệ thống các khu bảo tồn trên cạn đã được thiết lập và quản lý theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 với 164 khu bao gồm: 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 56 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm.98 Căn cứ vào tiêu chí khu bảo tồn theo quy định của LĐDSH, BTNMT đã xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát khu bảo tồn và ban hành danh mục khu bảo tồn của Việt Nam tại Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng BTNMT, bao gồm 166 khu được phân hạng như sau: 31 vườn quốc gia, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan.
97
Trần Ngọc Hoa (2015), Một số vấn đề tồn tại trong thực thi Luật Đa dạng sinh học, Tài liệu Hội nghị mơi trường tồn quốc lần thứ IV, Hà Nội.
98 Trương Thị Hồng Vân (2015), Hoạt động khoa học và công nghệ trong công tác quản lý bảo tồn và khai thác
Trong hệ thống khu bảo tồn, nhiều nguồn gen cây trồng rừng đã được lưu giữ, đánh giá tại chỗ để chọn các cây trội nhằm phục vụ công tác trồng rừng. Với cây thuốc, trong giai đoạn 1998-2009 đã phối hợp để triển khai bảo tồn tại chỗ 120 loài tại 3 vườn Quốc gia (Tam Đảo, Bến Én, Cát Tiên), đã bao phủ được khoảng 90% số lồi có trong sách đỏ Việt Nam.99
Đối với nguồn gen động vật, việc bảo tồn lưu giữ các giống tại cộng đồng bắt đầu từ năm 1991 với 2 con giống, tới nay có 83 con giống của 35 giống vật ni. Bên cạnh đó đã bảo tồn, lưu giữ được 69 đối tượng, trong đó gia súc (trâu, bị, ngựa, dê, cừu, thỏ) gồm 11 đối tượng, lợn 12 đối tượng, gia thủy cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) 46 đối tượng.100
Một điểm đáng được ghi nhận nữa là công tác tăng cường cưỡng chế, đặc biệt là thanh tra và kiểm soát của các cơ quan có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn và điều chỉnh bn bán các lồi hoang dại, cả ở trên đất liền và dưới biển.101 Như vậy, do tăng cường công tác thực thi pháp luật và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học nên nhiều lồi sinh vật đã được bảo vệ và thốt khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều nguồn gen quý, hiếm đã được điều tra, nghiên cứu phát huy giá trị bảo tồn và đem lại nhiều giá trị kinh tế phục vụ cuộc sống.
2.1.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ
Phù hợp với tinh thần của CBD, xem công tác bảo tồn chuyển chỗ đóng vai trị quan trọng, Khoản 3 Điều 4 LĐDSH quy định “bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp với bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ”. Bảo tồn chuyển chỗ (còn gọi là bảo tồn ngoại vi) là bảo tồn lồi hoang dã ngồi mơi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng để lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.102 Thông thường cơng tác bảo tồn chuyển chỗ địi hỏi phải di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng vào trong vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mơ cấy…103 Vì thế mà việc bảo tồn chuyển chỗ sẽ địi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực có chun mơn cao, cơ sở vật chất với trang thiết bị phù hợp và tốn kém chi phí, nên pháp luật khơng quy