Thỏa thuận về tiếp cận vàchia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 45 - 47)

2.1. Thực trạng pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen

2.1.1.2. Thỏa thuận về tiếp cận vàchia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

Các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng ABS được quy định tại Khoản 3 Điều 58 LĐDSH, bao gồm cả sự xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen81. Hợp đồng này là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý xem xét việc cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Nếu thủ tục tiếp cận nguồn gen với các cơ quan quản lý nhà nước mang tính chất hành chính, thì việc kí hợp đồng với các chủ thể được giao quản lý nguồn gen lại mang tính chất dân sự dựa trên sự bình đẳng thỏa thuận giữa các bên. Chính vì thế mà pháp luật đa dạng sinh học không đặt ra các quy định về thủ tục, thời gian ký kết hợp đồng loại này. Hình thức bằng văn bản và các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng là mối quan tâm của LĐDSH.

81

Khoản 3 Điều 58 LĐDSH liệt kê các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng, đây là các gợi ý quan trọng để các bên có thể thương lượng, đàm phán chia sẻ lợi ích từ nguồn gen. Tuy nhiên, các nội dung này tương đối phức tạp, đặc biệt là với trình độ của người dân và cán bộ địa phương là chủ thể cung cấp nguồn gen thì khó có thể tự xây dựng hợp đồng đảm bảo lợi ích của người cung cấp nguồn gen. Vì thế việc ban hành mẫu hợp đồng ABS với các điều khoản đã được định hướng trước là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, ngoại trừ các trường hợp tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều 55 LĐDSH thì UBND cấp xã được giao quản lý nguồn gen trên địa bàn82. Như vậy, nếu nguồn gen do UBND cấp xã quản lý thì bên tiếp cận nguồn gen phải thực hiện việc ký kết hợp đồng ABS với UBND cấp xã quản lý nguồn gen, đồng thời hợp đồng này phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen. Trong trường hợp này, UBND cấp xã đóng hai vai trị: (i) chủ thể mang quyền lực nhà nước thực hiện việc xác nhận hợp đồng, (ii) chủ thể dân sự thỏa thuận ký kết hợp đồng. Tác giả cho rằng, tính khách quan của việc xác nhận vào hợp đồng lúc này khó được đảm bảo, ngồi ra một khi UBND cấp xã là một bên chủ thể của hợp đồng (dân sự) thì việc xác nhận vào hợp đồng (hành chính) trở nên khơng cần thiết.

Nhằm tháo gỡ các hạn chế trên, Dự thảo Nghị định ABS đã ban hành kèm theo mẫu hợp đồng ABS với các điều khoản khá chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng này còn những hạn chế sau:

(i) Trường hợp bên tiếp cận vừa tiếp cận nguồn gen và vừa tiếp cận TK thì các bên cần xác lập bao nhiêu hợp đồng ABS chưa được quy định cụ thể.

(ii) Khoản 5 Điều 1 Hợp đồng ABS về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng dựa vào ngày ban hành giấy phép, tuy nhiên ngày ban hành giấy phép chưa hẳn là ngày có giá trị của giấy phép. Trong mẫu Giấy phép tiếp cận, sử dụng tại mục số 9 có quy định về thời gian có giá trị của giấy phép, sẽ vơ nghĩa nếu như thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng ABS nếu không dựa vào ngày mà giấy phép bắt đầu có giá trị.

(iii) Sử dụng thuật ngữ “giấy phép tiếp cận” thay vì “giấy phép tiếp cận, sử dụng” như chính Dự thảo Nghị định ABS đã sử dụng, cần thống nhất về tên gọi của giấy phép này.

82

(iv) Khoản 2 Điều 11 Dự thảo về căn cứ chấm dứt hợp đồng khi giấy phép bị hủy bỏ, tuy nhiên Dự thảo Nghị định ABS và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP khơng có quy định về hủy bỏ giấy phép, mà thay vào đó là thu hồi giấy phép theo Điều 13 Dự thảo Nghị định ABS và tước quyền sử dụng giấy phép theo Khoản 5 Điều 46 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.

Ngồi ra, rà sốt các quy định trong Dự thảo Nghị định ABS, chúng ta sẽ thấy Dự thảo này đã bỏ đi trách nhiệm xác nhận của UBND cấp xã trong hợp đồng ABS mà thay vào đó là trách nhiệm chứng nhận vào hợp đồng của chính cơ quan cấp giấy phép tiếp cận, sử dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)