Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 33 - 129)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc

1.3.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn

Củ sắn là loại thức ăn giàu năng lƣợng, theo Manner và Pond (1987) [66] cho rằng sắn có năng lƣợng tiêu hóa cao 3.758 Kcal/Kg. Theo Wu (1991) [83] hai tác giả Brabuig và Holloway (1988) lại cho rằng sắn có năng lƣợng tiêu hóa lớn nhất trong tất cả các loại cây có củ khi sử dụng làm thức ăn cho lợn, là 14,7 Mj/Kg. Bùi Văn Chính (1995) [2]; Phạm Sỹ Tiệp (1999) [20] cho rằng củ sắn bóc vỏ có năng lƣợng cao hơn củ sắn để cả vỏ, củ sắn khô cả vỏ năng lƣợng trao đổi dao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

từ 3087 - 3138 Kcal/Kg, còn ở sắn khô bóc vỏ từ 3115 - 3196 Kcal/Kg. Tổng năng lƣợng trung bình của lá sắn khô 4,12 Kcal/Kg; dao động 3,90 - 4,35 Kcal/Kg (Gómez và Valdivieso, 1985) [56].

Tỷ lệ VCK của củ sắn dao động 66,08 - 76,64%, trong đó 80 - 90% dẫn xuất không đạm, tinh bột chiếm tới 80% dẫn xuất không đạm, lợn có thể tiêu hóa đƣợc tới 93% vật chất khô trong sắn. Tinh bột của củ sắn có chất lƣợng cao. Trong lá sắn có tỷ lệ VCK cao hơn trong củ sắn dao động từ 22,6 - 32% (Nguyễn Nghi và cs, 1984) [14]; (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [20]; (Manner và Pond, 1987) [66]; (Wu, 1991) [83]. Trong lá sắn thu hoạch từ 6 - 12 tháng sau trồng có chứa 25 - 30% chất khô (Gómez và Valdivieso, 1985) [56].

Cũng theo các tác giả trên cho biết hàm lƣợng protein trong củ sắn rất thấp dao động từ 1,47 - 5,2%. Theo Nguyễn Nghi và cs (1984) [14] hàm lƣợng protein của giống sắn 205, sắn Chuối và sắn Xanh là cao nhất (3,78 - 4,61%) còn các giống khác thấp hơn (2,4 - 2,75%). Hàm lƣợng axit amin trong củ sắn cũng thấp và không cân đối, đặc biệt thiếu methionine (Gómez và Valdivieso, 1985) [56]. Ngƣợc lại, trong lá sắn lại có tỷ lệ protein cao dao động từ 16,7 - 39,9%, tuy trong protein của lá sắn chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu nhƣng thấp tỷ lệ methionine, tryptophan (Allen, 1984) [40]; (Phuc và cs, 2000) [72]; (Hahn và cs, 1988) [57]. Theo các tác giả Samkol và Lukefahr (2008) [78]; Từ Quang Hiển (1982) [7]; Lê Văn An và cs (2008) [1]; Wanapat và cs (1997) [81] công bố cho biết trong lá sắn có thể thay thế một phần khô đỗ tƣơng trong khẩu phần cho lợn thịt bởi trong lá sắn có đầy đủ protein, chất xơ, khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó vitamin trong lá sắn cũng khá cao, trong bột lá sắn khô chứa 66,7mg% caroten

Hàm lƣợng mỡ thô của củ sắn cũng rất thấp chỉ đạt 1,6 - 1,8 %VCK (Gómez và cs, 1983) [54]; (Wu, 1991) [83]; (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [20]. Trong lá sắn lại có tỷ lệ mỡ thô cao hơn trong củ sắn 7,6 - 10,5 %VCK (Samkol và Lukefahr, 2008) [78]; (Lê Văn An và cs, 2008) [1].

Hàm lƣợng khoáng đa lƣợng và vi lƣợng của lá sắn nói chung cao hơn trong củ sắn. Hàm lƣợng canxi (Ca) dao động từ 0,74 - 1,13%; photpho (P) 0,25 - 0,38%;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

kali (K) 1,52 - 1,71%, đặc biệt sắt (Fe) và mangan (Mn) khá cao (Nguyễn Nghi và cs, 1984) [14]; (Ravidran và cs, 1987) [74]; (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [20].

Tỷ lệ xơ thô trong củ sắn cũng tƣơng đối cao 2,03 - 3,08 %VCK, hàm lƣợng xơ trong lá sắn cao hơn trong củ sắn từ 2 - 3,5 lần (10,1 - 14,8%VCK). (Phuc và cs, 2000) [72]; (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [27]; (Khang và cs, 2006) [59]; (Lê Văn An và cs, 2008) [1]. Các tác giả cũng cho rằng khi sử dụng củ sắn cho lợn phải chú ý bỏ phần gốc vì có nhiều xơ, sử dụng lá sắn không nên lấy phần cuống lá mà chỉ nên sử dụng phần thịt lá (Yves Froehlich và Thái Văn Hùng, 2001) [4].

Hàm lƣợng axit HCN cũng đƣợc quan tâm là yếu tố hạn chế lớn nhất của củ và lá sắn. Tác giả Chhay Ty và preston (2005) [49] cho biết hàm lƣợng hàm lƣợng HCN trong lá sắn tƣơi là 508 mg/KgVCK. Một công bố của Wanapat (2001) [82] cho biết chế biến lá sắn bằng phƣơng pháp phơi khô kiệt dƣới ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm trên 90% hàm lƣợng HCN.

Theo Bolhuis (1954) [43] khi nghiên cứu về thành phần giá trị dinh dƣỡng của củ sắn dùng cho gia súc đã phát hiện, hàm lƣợng độc tố HCN < 50 mg/Kg (sắn tƣơi) không gây độc cho gia súc, nhƣng HCN từ 50 - 100 mg/Kg gây độc nhẹ và HCN > 100 mg/Kg gây độc mạnh. Theo Nartey (1978) [67] (Trích từ Silvestre, 1990) nhóm sắn ngọt là những giống sắn có hàm lƣợng HCN < 280 mg/KgVCK, nhóm sắn đắng có hàm lƣợng HCN  280 mg/KgVCK.

1.3.2. Nghiên cứu củ sắn và lá sắn trong chăn nuôi lợn thịt

Các nghiên cứu để sử dụng sắn làm thức ăn cho lợn đã đƣợc quan tâm từ đầu Thế kỷ 20, hiện nay vẫn đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu thêm. Giai đoạn từ 1950 trở về trƣớc mức độ sử dụng sắn cho lợn thịt chỉ đạt tối đa 40%. Lợn thịt dùng sắn trong khẩu phần thức ăn cho tăng trọng (g/ngày) thấp, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn khá cao (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [20].

Các nghiên cứu bổ sung bột sắn phơi khô trong khẩu phần cho lợn thịt giai đoạn gần đây, cho biết tỷ lệ bổ sung có thể đến 60 - 70% nhƣng phải bổ sung DL- methionine (0,1 - 0,2% trong TAHH). Tỷ lệ sử dụng bột sắn thích hợp là 17 - 30% trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho tăng trọng cao nhất (Vihajarerm và cs, 1970

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

(trích Nguyễn Nghi và cs, 1984) [14]; (Otewe, 1985) [80]; (Santos và Gómez, 1983) [79]; (Gómez và cs, 1984) [55]. Theo Manner và Pond (1987) [66] lợn có thể tiêu hóa đƣợc tới 93% vật chất khô trong sắn, 45% protein thô, 51,7% mỡ thô, 48,8% xơ thô, 98% dẫn xuất không đạm và 92,5% tổng các chất dinh dƣỡng tiêu hóa

Russo và cs (1985) [77] khi nghiên cứu dùng bột sắn có bổ sung DL - methionine đã chứng minh cho thấy rằng với 50% bột sắn trong khẩu phần có bổ sung và không bổ sung DL - methinoine. Kết quả thấy tốc độ tăng trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong khẩu phần 50% bột sắn có bổ sung từ 0,1 - 0,2% DL - methionine cao hơn các lô còn lại. Tác giả Wu (1991) [83] cho biết bổ sung bột sắn 1-2% khối lƣợng cho lợn con 7,5 Kg (28 ngày tuổi) không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và tiêu hóa của lợn.

Khả năng thu nhận, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn từ củ sắn của lợn còn phụ thuộc và cách chế biến sắn, nguồn thức ăn cung cấp đạm và các chất bổ sung khác nhau. Theo Buitrago (1990) [44]; Fabry và cs (1986) [52] nghiên cứu sự thu nhận thức ăn từ sắn của lợn cho thấy sự thu nhận có thể đạt 4,04 Kg/ngày đối với sắn tƣơi; thứ hai là sắn ủ xilô 3,84 Kg/ngày; cuối cùng là sắn phơi khô 2,48 Kg/ngày.

Tác giả Lai và Rodriguez (1998) [61]; Lai (1998) [62]; Chhay Ty và cs (2003) [46]; [47]; [48]; Bùi Văn Chính (1995) [2]; Phạm Sỹ Tiệp (1999) [20]; Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) [11]; Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả (2008) [16]; Trung tâm Khoai tây Quốc tế (2006) [34] cho biết khi ủ chua củ sắn và lá sắn theo dõi sự biến động pH và HCN thấy: pH của thức ăn ủ chua có xu hƣớng giảm dần theo thời gian ủ (dao động 3,7 - 4,6), có xu hƣớng ổn định từ tuần thứ 5 (35 ngày sau ủ); pH của lá sắn ủ cao hơn củ sắn ủ chua. Hàm lƣợng HCN của các mẫu thức ăn ủ chua có xu hƣớng giảm dần theo thời gian (110 - 657 mg/KgVCK) tùy theo từng giống sắn. Các tác giả cho rằng ủ chua là một cách chế biến tốt để dùng củ và lá sắn cho lợn, có thể bảo quản và sử dụng đến 56 ngày sau ủ mà không bị hao hụt đáng kể dinh dƣỡng.

Các tác giả cũng cho rằng khi ủ chua củ sắn và lá sắn cần thiết phải bổ sung tỷ lệ nhất định tinh bột, đƣờng để làm cơ chất cho vi sinh vật phát triển giai đoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

đầu. Nguyễn Hữu Văn và cs (2008) [35]; Nguyễn Thị Tịnh và cs (2006) [26], [27] cho biết bổ sung cám gạo 3 - 10%, muối ăn 0,5% cho kết quả tốt và có thể bảo quản thức ăn ủ chua đến 90 ngày mà không bị hao hụt đáng kể chất dinh dƣỡng.

Các nghiên cứu của Gómer và cs (1983) [54]; Bùi Văn Chính (1995) [2] khi sử dụng củ sắn tƣơi ủ chua (loại sắn ngọt) để chăn nuôi lợn thịt với mức bổ sung sắn ủ tăng dần từ 1 - 2 Kg/con/ngày ở tuần thứ nhất đến 6 - 6,5 Kg/con/ngày kết quả tăng trọng đạt tốt, tƣơng đƣơng kết quả dùng bột sắn để chăn nuôi lợn thịt, sử dụng khẩu phần lá sắn ủ chua 1,6 Kg/con/ngày cho lợn thịt cho kết quả sinh trƣởng cao, tiêu tốn thức ăn/Kg tăng trọng giảm 20%. Các tác giả Nguyễn Thị Lộc (1996) [63]; Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2000) [12]; Lê Đức Ngoan và Nguyễn Thị Hoa Lý (2002) [68]; Nguyễn Thị Tịnh và cs (2006) [26], [27]; Lê Văn An và cs (2008) [1] đã sử dụng mức bổ sung thức ăn ủ chua (củ sắn, củ khoai lang, lá sắn…) từ 40 - 50% trong khẩu phần dạng sử dụng cho lợn thịt cho kết quả sinh trƣởng tốt, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh. Khi tăng thức ăn ủ chua củ sắn đến 60% khẩu phần, kết quả làm giảm sinh trƣởng của lợn thịt, tuy nhiên bổ sung DL - methionine trong khẩu phần 30 %VCK củ sắn ủ chua có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn và giảm chi phí thức ăn/Kg TT.

Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2000) [12] bổ sung lá sắn ủ chua mức 15 %VCK trong khẩu phần giai đoạn mang thai (114 ngày) của nái Móng Cái cho biết các chỉ tiêu sinh sản không bị ảnh hƣởng bởi việc bổ sung lá sắn ủ chua, khi tiếp tục bổ sung mức 20 %VCK đã có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và một số chỉ tiêu sinh sản của chúng.

Theo tác giả Từ Quang Hiển (1982) [7] nghiên cứu sử dụng lá sắn cho chăn nuôi lợn cho biết, khi thí nghiệm sử dụng bột lá sắn khô bổ sung trong khẩu phần cho lợn thịt thời điểm 3 tháng, 5 tháng và 8 tháng tuổi với mức bột lá sắn tăng dần từ 15 - 50% số đợn vị tinh trong tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Kết quả cho thấy hoàn toàn có thể thay thế đƣợc 20 - 30% thức ăn tinh bằng bột lá sắn, lợn vẫn sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Dƣ Thanh Hằng (2008) [6] khi nghiên cứu lá sắn với vai trò nguồn protein cho nuôi lợn thịt cho biết: Thành phần hóa học của lá ở 20 giống sắn lấy ở phần lá non còn lại trên cây tại thời điểm thu hoạch củ, biến động từ 23,7 - 31,1% về VCK; CP 23,7 - 29,5 %VCK và HCN 610 - 1840 mg/KgVCK. Trong nghiên cứu này tại thời điểm thu hoạch củ, phần lá còn lại trên ngọn cây là những lá non xanh nồng độ HCN trung bình (349 mg/Kg dạng tƣơi). Nồng độ HCN đã giảm 58% ở lá sắn tƣơi sau khi phơi héo dƣới mái hiên sau 24 giờ.

1.3.3. Thành phần hóa học và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt

Cỏ stylo chủ yếu đƣợc dùng để làm thức ăn cho gia súc nhai lại, các nghiên cứu sử dụng cỏ stylo cho lợn nói chung và cho lợn thịt nói riêng còn rất hạn chế. Về thành phần hóa học Chanphone và Choke (2003) [58]; Omole và cs (2007) [69]; Samkol và Lukefahr (2008) [78]; Phengsavanh và Ledin (2003) [71] khi nghiên cứu cỏ stylosanthes guianensis cho biết: Cỏ stylo có thành phần VCK 19,75 - 22,3%; CP là 19,3 - 19,90 %VCK; xơ thô 13,28 - 30,0 %VCK; lipit 1,34 %VCK; khoáng tổng số 5,1 - 9,38 %VCK.

Nghiên cứu sử dụng để bổ sung trong chăn nuôi lợn hai tác giả Chanphone và Choke (2003) [58] công bố với khẩu phần cơ sở là bột ngô (50%), khô đậu tƣơng (50 - 40 - 30 - 20%) và cỏ stylo băm nhỏ (0 - 10 - 20 - 30%) cho lợn thấy tăng trọng của lợn tƣơng ứng là 154 - 221 - 245 - 320 g/con/ngày (P < 0,01); tiêu tốn thức ăn lần lƣợt là 6,25 - 5,50 - 5,00 - 4,00 KgTA/KgTT. Lợn thịt giai đoạn 10 - 40Kg có thể sử dụng cỏ stylo là nguồn thức ăn chính với mức độ bổ sung 6,4 %VCK trong khẩu phần.

Tóm lại:

- Bột củ sắn, lá sắn là một loại thức ăn có giá trị dinh dƣỡng cao, giá rẻ và đây là một nguồn thức ăn sẵn có tại các địa phƣơng. Tuy nhiên cả củ và lá sắn có hàm lƣợng HCN cao, cần phải chế biến để có thể sử dụng chăn nuôi lợn.

- Các nghiên cứu về hàm lƣợng các chất hóa học của củ và lá sắn cho thấy, củ sắn là loại thức ăn giàu tinh bột, nhƣng thiếu protein đặc biệt một số axit amin thiết yếu. Lá sắn là loại thức ăn có tỷ lệ protein thô cao, các axit amin trong lá sắn đầy đủ và cân đối hơn trong củ sắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

- Cần nghiên cứu phƣơng pháp chế biến làm giảm hàm lƣợng HCN trong củ sắn và lá sắn, đồng thời nâng cao chất lƣợng để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả cao.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Củ sắn tƣơi sau thu hoạch bỏ phần gốc nhiều xơ, đem rửa đất bám ngoài vỏ để cho ráo nƣớc; Lá sắn hái tƣơi bỏ cuống lá (chỉ lấy phần phiến lá); ngọn lá sắn (thu hái cả thân, ngọn lá sau đó băm từ ngọn xuống đến hết phần thịt lá); Cỏ stylo thu cắt cả thân và lá (bỏ phần thân đã già màu đen). Các loại nguyên liệu trên đƣợc băm nhỏ bằng tay với kích thƣớc 2 - 3mm.

- Lợn lai F1 (ĐB x MC) nuôi tại nông hộ giai đoạn 20 - 80Kg (60 - 75 ngày tuổi). Lợn đƣợc nuôi trong hệ thống chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, cung cấp nƣớc tự do.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm

- Nguyên liệu: củ sắn, cỏ stylo, lá sắn và cám gạo đƣợc chuẩn bị và tiến hành ủ chua tại các hộ gia đình ở xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.

- Các mẫu TA ủ chua đƣợc phân tích thành phần hoá học tại Phòng Phân tích Thức ăn gia súc và sản phẩm chăn nuôi (VILAS - 053) của Viện Chăn nuôi Quốc gia.

- Thí nghiệm chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn ủ chua đƣợc tiến hành tại các hộ gia đình ở Xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian

- Thí nghiệm 1 tiến hành từ ngày 8/5/2009 đến ngày 8/8/2009. - Thí nghiệm 2 tiến hành từ ngày 7/5/2009 đến ngày 4/10/2009. - Thí nghiệm 3 tiến hành từ ngày 4/12/2009 đến ngày 22/5/2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các công thức ủ chua trong phòng thí nghiệm, củ sắn kết hợp cùng các nguyên liệu khác (cỏ stylo tƣơi, ngọn lá sắn, cám gạo, muối) để làm thức ăn cho chăn nuôi lợn. Đánh giá sự biến đổi các thành phần hóa học trong quá trình ủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

chua. Từ đó nhằm tìm ra các công thức ủ chua tối ƣu để sử dụng trong chăn nuôi dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và kinh tế.

- Nghiên cứu hiệu quả của việc dùng các thức ăn ủ chua kết hợp củ sắn, cỏ stylo và ngọn lá sắn để chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1:

Tỷ lệ các nguyên liệu ủ đƣợc xác định theo bảng 2.1. Các mẫu thức ăn ủ chua đƣợc ủ trong túi nilon 2 lớp, lèn thật chặt và buộc kín để đảm bảo yếm khí. Khối lƣợng mẫu 300 g/túi, mỗi công thức ủ đƣợc lặp lại 3 lần. Các túi đƣợc đánh dấu bằng nhãn, sau đó bảo quản trong tủ đảm bảo không bị hƣ hại.

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Công

thức

Nguyên liệu và tỷ lệ phối hợp (%) Giá trị sơ bộ hạch toán Củ sắn

tƣơi Cỏ stylo tƣơi Lá sắn tƣơi Cám gạo Muối Đồng/Kg sử dụng Đồng/Kg VCK

Đồng/Kg CP S1 89,5 10 - - 0,5 1.194 3.904 94.517 S2 79,5 20 - - 0,5 1.229 4.215 73.343 S3 69,5 30 - - 0,5 1.264 4.606 65.224 S4 89,5 - 10 - 0,5 1.184 3.918 75.484 S5 79,5 - 20 - 0,5 1.209 4.087 58.846 S6 69,5 - 30 - 0,5 1.234 4.248 46.441 S7 93,5 - - 6 0,5 1.330 3.696 89.335 S8 99,5 - - - 0,5 1.159 3.520 130.385 S9 - - 93,5 6 0,5 1.564 5.458 21.968 Thí nghiệm 2:

Thí nghiệm tiến hành với tổng số 48 con lợn lai F1, bố trí 4 lô với 12 lợn/lô, đảm bảo đồng đều về khối lƣợng và tính biệt. Lợn đƣợc nuôi trong hệ thống chuồng hở thông thoáng tự nhiên. Sơ đồ bố trí các lô thí nghiệm 2 trình bày ở bảng 2.2:

- Lô 2.1: TA ủ chua S7 (93,5% củ sắn tƣơi + 6% cám gạo + 0,5% muối) + TAHH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 33 - 129)