Tỷ lệ protein thô của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 53 - 54)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.5. Tỷ lệ protein thô của thức ăn ủ chua

Tỷ lệ protein thô trung bình của TA ủ chua trình bày ở bảng 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tỷ lệ protein thô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%VCK) Công thức T 15 (n=3) T 30 (n=3) T 60 (n=3) T 90 (n=3) P(Sig.) TB Sd TB Sd TB Sd TB Sd S1 d4,01bc 0,11 e4,26ab 0,17 e3,77c 0,10 ef4,48a 0,15 0,001 S2 e5,52 0,54 d5,54 0,21 c5,63 0,52 d6,30 0,24 0,134 S3 c6,88ab 0,37 bc6,46b 0,35 b7,30ab 0,24 b7,61a 0,39 0,016 S4 de4,99 0,26 d5,43 0,11 c5,35 0,02 e4,99 0,23 0,030 S5 c7,06 0,07 b7,16 0,60 bc6,85 0,14 d6,71 0,25 0,405 S6 b9,36 0,62 a8,84 0,07 a9,04 0,52 b9,35 0,19 0,398 S7 d4,01 0,20 fe4,15 0,30 d4,16 0,34 f4,23 0,19 0,776 S8 f2,43b 0,16 f3,17a 0,17 e2,82a 0,11 g2,38b 0,13 0,000 S9 a24,25b 0,41 - - - - a25,44a 0,41 0,023 P(Sig.) 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú:a,b Những số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05)

Qua bảng 3.3 ta nhận xét thấy sự thay đổi tỷ lệ CP qua các thời điểm 30,60 và 90 ngày sau ủ có sự chênh lệch, nhƣng khác nhau không đáng kể qua các thời điểm phân tích (P>0,05) (S2, S5, S6, S7). Sự biến đổi tỷ lệ CP do tỷ lệ VCK đã bị biến đổi theo thời gian ủ chua. Nguyễn Thị Tịnh và cs (2006) [27]; Lê Văn An và cs (2008) [1] cho biết tỷ lệ CP giảm theo thời gian ủ chua, nhƣng kết quả theo dõi của chúng tôi không thể hiện rõ điều này. Có thể do chúng tôi tiến hành ủ chua trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

điều kiệm yếm khí hoàn toàn, bảo quản mẫu tốt nên hầu nhƣ dinh dƣỡng nói chung và protein không bị tiêu giảm (P>0,05). Các mẫu phân tích ở thời điểm T60 và T90 có tỷ lệ CP cao hơn có thể do quá trình lấy mẫu, và phân tích mẫu. Kết quả theo dõi các công thức S1, S3, S4, S8, S9 thấy sự sai khác tỷ lệ CP có ý nghĩa thống kê.

Trong các công thức ủ chua có bổ sung thêm lá sắn và cỏ stylo, tỷ lệ protein thô của các mẫu ủ có ngọn lá sắn cao hơn so với mẫu ủ có cỏ stylo theo các tỷ lệ bổ sung 10; 20 và 30% tƣơng ứng là 4,99; 6,71; 9,35%VCK so với 4,48; 6,30; 7,61%VCK. Theo chúng tôi mặc dù tỷ lệ protein thô trong cỏ stylo cao hơn, nhƣng tỷ lệ VCK và xơ thô lại cao hơn trong ngọn lá sắn.

Qua số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ protein thô có trong các mẫu TA ủ chua có thành phần chính là củ sắn rất thấp 2,38 - 4,23 %VCK (T90), do đó khi sử dụng cho lợn cần chú ý cân đối tỷ lệ protein trong khẩu phần.

Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với kết quả bổ sung bột lá sắn theo các tỷ lệ khác nhau (10 - 20%) với củ khoai lang của Nguyễn Thị Tịnh và cs (2006) [27]. Nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2008) [1] cho biết củ sắn KM94 ủ chua có tỷ lệ protein thô 3,3 %VCK, lá sắn KM94 ủ chua có tỷ lệ protein thô 21,5 %VCK.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 53 - 54)