Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2.2.Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm 3

Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm 3 sử dụng củ sắn tƣơi và lá sắn ủ chua đƣợc thể hiện thông qua bảng 3.11.

Bảng 3.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 3 Tháng

TN Diễn giải Lô 3.1 Lô 3.2 Lô 3.3 Lô 3.4

TAHH TA ủ Tổng TAHH TA ủ Tổng TAHH TAHH

Tháng thứ 1 Tiêu tốn TA (Kg/KgTT) 1,43 1,43 2,86 1,48 1,48 2,96 2,19 1,99 Tiêu tốn VCK (Kg/KgTT) 1,28 0,47 1,75 1,33 0,45 1,78 1,96 1,74 Tiêu tốn CP (g/KgTT) 278 13 291 289 23 312 338 345 Chi phí TA (đồng/KgTT) 11.826 1.315 13.141 12.299 1.382 13.681 14.429 17.524 Tháng thứ 2 Tiêu tốn TA (Kg/KgTT) 1,94 1,94 3,88 2,07 2,07 4,14 3,07 3,15 Tiêu tốn VCK (Kg/KgTT) 1,74 0,64 2,38 1,85 0,63 2,48 2,75 2,79 Tiêu tốn CP (g/KgTT) 348 17 365 371 32 403 442 466 Chi phí TA (đồng/KgTT) 15.977 1.792 17.769 17.027 1.929 18.956 19.718 23.326 Tháng thứ 3 Tiêu tốn TA (Kg/KgTT) 2,28 2,28 4,56 2,48 2,48 4,96 3,41 3,61 Tiêu tốn VCK (Kg/KgTT) 2,04 0,75 2,79 2,21 0,75 2,96 3,05 3,20 Tiêu tốn CP (g/KgTT) 376 20 396 407 39 446 462 533 Chi phí TA (đồng/KgTT) 18.017 2.105 20.122 19.529 2.305 21.834 20.809 26.715 Cả kỳ (90 ngày) Tiêu tốn TA (Kg/KgTT) 1,87 1,87 3,74 2,00 2,00 4,00 2,90 2,90 Tiêu tốn VCK (Kg/KgTT) 1,68 0,62 2,30 1,79 0,60 2,39 2,59 2,57 Tiêu tốn CP (g/KgTT) 332 17 349 354 31 385 414 446 Chi phí TA (đồng/KgTT) 15.184 1.727 16.911 16.207 1.863 18.070 18.330 22.432

Sau tháng thứ nhất tiêu tốn thức ăn của các lô 3.1 - 3.2 - 3.3 và 3.4 lần lƣợt là: 2,86 - 2,96 - 2,19 và 1,99 KgTA/KgTT; lô 3.4 có tiêu tốn thức ăn thấp nhất. Tuy nhiên tính toán tiêu tốn VCK ta thấy ở các lô TN có tiêu tốn VCK tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là: 1,75 - 1,78 - 1,96 và 1,74 KgVCK/KgTT. Khi theo dõi tiêu tốn CP và chi phí thức ăn ta thấy lô 3.4 có chi phí cao nhất. Tiêu tốn CP của lô 3.2; lô 3.3 và lô 3.4 cao hơn lô 3.1 lần lƣợt là 6,73 - 13,91 - 15,65%, chi phí thức ăn (đồng/kgTT) cao hơn lần lƣợt là 3,95 - 8,93 - 25,01%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

Hai tháng tiếp theo lô 3.3 (TAHH bổ sung bột củ và bột ngọn lá sắn) tiêu tốn thấp nhất 3,07 và 3,41 Kg/KgTT, tiêu tốn thức ăn cao nhất là lô 3.2 (củ sắn ủ chua cùng lá sắn) 4,14 và 4,96 KgTA/KgTT. Tuy nhiên tính toán tiêu tốn VCK và CP của lợn thí nghiệm ta thấy những lô dùng thức ăn ủ chua (lô 3.1; lô 3.2) có tiêu tốn thấp hơn các lô dùng thức ăn hỗn hợp. Điều này theo chúng tôi là do thức ăn ủ chua đã có tác dụng kích thích tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đối với lợn. Tiêu tốn thức ăn của các lô dùng thức ăn ủ chua cao hơn là do tỷ lệ VCK trong thức ăn ủ chua thấp, tỷ lệ nƣớc cao hơn thức ăn hỗn hợp.

Cộng dồn cả kỳ (90 ngày) cho thấy lô 3.3 và lô 3.4 có tiêu tốn thức ăn thấp bằng nhau 2,90 Kg/KgTT; hai lô còn lại theo thứ tự lô 3.1, lô 3.2 là 3,74; 4,00 Kg/KgTT. Mặc dù vậy tiêu tốn VCK và tiêu tốn CP cả kỳ thí nghiệm lô 3.1 lại thấp nhất so với 3 lô còn lại. Tiêu tốn VCK lần lƣợt các lô 3.1 - 3.2 - 3.3 và lô 3.4 là 2,30 - 2,39 - 2,59 và 2,57 KgVCK/KgTT. Tiêu tốn CP lô 3.1 cũng thấp nhất so với các lô con lại (349 gCP/KgTT) thấp hơn các lô 3.2; lô 3.3 và lô 3.4 lần lƣợt 9,35%, 15,70% và 21,75%.

Tính toán chi phí thức ăn của các lô thí nghiệm sau 90 ngày nuôi cho kết quả các lô sử dụng nguyên liệu từ củ sắn, ngọn lá sắn chế biến (ủ chua hoặc phơi khô) để làm thức ăn cho lợn có chi phí thấp hơn sử dụng thức ăn viên ăn thẳng từ 18,28 - 24,61%. Cụ thể lô 3.1 chi phí thức ăn thấp nhất 16.207 đồng/KgTT, các lô 3.2 - 3.3 và lô 3.4 lần lƣợt có chi phí 18.070; 18.330 và 22.432 đồng/KgTT. Lô 3.4 cao hơn các lô còn lại theo thứ tự là 24,61%; 19,44% và 18,28%.

Thí nghiệm trên chúng tôi bổ sung củ sắn ủ 32,92 %VCK cho kết quả tƣơng tự kết quả của các nghiên cứu khác. Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [13] cho biết khi sử dụng: 30%, 26% và 20 %VCK từ củ sắn ủ chua đã có tác dụng giảm: 8%; 9,3% và 13,82% chi phí thức ăn. Theo Le Duc Ngoan và Nguyen Thi Hoa Ly (2002) [68] khi dùng các khẩu phần bổ sung củ sắn ủ chua 20 - 40 - 60 %VCK cho lợn 18 - 80Kg, tiêu tốn thức ăn tăng theo thứ tự 3,54 - 3,56 - 4,16 Kg/KgTT; lô đối chứng 3,52 Kg/KgTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Nhận xét: (1) Đối với các lô thí nghiệm dùng thức ăn ủ chua với tỷ lệ 50% trong khẩu phần, tiêu tốn thức ăn cao hơn các lô dùng thức ăn hỗn hợp. (2) Tính toán tiêu tốn VCK, tiêu tốn CP và chi phí thức ăn/KgTT ta thấy tiêu tốn tăng lên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp; thức ăn hỗn hợp viên tiêu tốn cao hơn thức ăn hỗn hợp tự phối trộn. (3) Mặc dù dùng thức ăn ủ chua để nuôi lợn tiêu tốn thức ăn cao hơn dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên. Nhƣng vì tỷ lệ VCK, CP và giá thành thấp hơn nên tính toán tiêu tốn VCK, CP và chi phí thức ăn/KgTT vẫn thấp hơn dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên. (4) Lô 3.1 dùng thức ăn ủ chua củ sắn và muối cho khả năng sinh trƣởng cao nhất và chi phí thức ăn thấp nhất so với các lô còn lại.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ stylo để sử dụng chăn nuôi lợn thịt ở thái nguyên (Trang 64 - 66)