Vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 29 - 32)

quy định: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu khơng có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định này, việc xử lý tài sản thế chấp trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được ưu tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Chỉ khi nào các bên khơng có thỏa thuận thì việc xử lý tài sản bảo đảm mới được thực hiện theo quy định của pháp luật bằng hình thức bán đấu giá.

Ngồi ra, để thực hiện triệt để hơn nguyên tắc này, pháp luật cũng quy định đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu khơng có thoả thuận hoặc khơng thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật 15.

Nguyên tắc thứ hai: Bảo đảm quyền ưu tiên cho chủ nợ có bảo đảm và tơn trọng quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản.

Trong giao dịch bảo đảm nói chung và giao dịch thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng nói riêng, việc ghi nhận và thực thi quyền ưu tiên theo đuổi tài sản

15 Vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm. Phủ về giao dịch bảo đảm.

bảo đảm để thu hồi nợ cho bên chủ nợ là vấn đề cốt lõi và tạo nên giá trị đích thực của giao dịch bảo đảm. Nói cách khác, chỉ khi nào quyền này được ghi nhận rõ ràng và được bảo đảm thực thi chắc chắn bởi luật pháp thì khi đó sự bảo đảm mới thực sự có ý nghĩa và khuyến khích các bên sử dụng trong q trình thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tuy nhiên, nếu ưu tiên thực hiện quyền cho bên nhận bảo đảm thì có làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm và các chủ thể khác có liên quan hay khơng?

Để giải quyết vấn đề này, khoản 3 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm đã quy định: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này. Quy định như vậy có nghĩa là pháp luật địi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm phải thể hiện được sự công bằng, khách quan, công khai minh bạch và khơng thiên vị quyền, lợi ích của bất kỳ chủ thể nào trong giao dịch bảo đảm. Điều này không mâu thuẫn với việc đảm bảo quyền ưu tiên cho bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm mà nó chỉ giúp cho việc giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các bên được cơng bằng và hợp lý hơn.

Xuất phát từ ý tưởng tơn trọng quyền ưu tiên cho chủ nợ có bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm, pháp luật hiện hành đã quy định: Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác. Mặt khác, pháp luật cũng khẳng định việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm16.

Ngoài ra, muốn thực hiện triệt để nguyên tắc này, việc xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cịn phải đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả, tức là việc xử lý tài sản phải tính đến khả năng làm

16 Nguồn: Khoản 4, 5 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm. bảo đảm.

giảm thời gian và chi phí xử lý tài sản, thanh toán tiền thu được từ bán tài sản bảo đảm và ít tốn kém nhất cho quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

1.2.3. Các phương thức xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng của tổ chức tín dụng

Trên nguyên tắc, do việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay được xác lập bởi ý chí các bên nên việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm như thế nào cũng hoàn toàn do các bên thỏa thuận, miễn sao không trái với các nguyên tắc chung do pháp luật quy định.

Về lý thuyết, phương thức xử lý tài sản bảo đảm là cách thức, phương pháp mà các bên tham gia giao dịch bảo đảm thỏa thuận áp dụng để chuyển hóa tài sản bảo đảm thành tiền nhằm trả nợ cho tổ chức tín dụng, với tư cách là chủ nợ có bảo đảm.

Theo thông lệ được chấp nhận, một phương thức xử lý tài sản bảo đảm tốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Có khả năng chuyển hóa tài sản bảo đảm thành tiền với một giá trị cao nhất, chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất;

- Đảm bảo tốt nhất quyền ưu tiên đòi nợ từ giá trị tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm, đồng thời không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản – bên bảo đảm và của các chủ thể khác có liên quan.

- Được các bên tham gia giao dịch bảo đảm cùng thỏa thuận lựa chọn. Thực tế cho thấy việc các bên lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm thỏa mãn được tất cả các yêu cầu trên là không phải dễ dàng. Sở dĩ như vậy là bởi vì, lợi ích của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm thường mâu thuẫn nhau, thậm chí mâu thuẫn với cả quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác có liên quan. Do đó việc đạt được thỏa thuận giữa các bên về một phương thức xử lý tài sản bảo đảm tối ưu cho cả hai bên là điều không dễ thực hiện.

có quyền thỏa thuận áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây 17:

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 29 - 32)