thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
Đây là phương thức chỉ áp dụng đối với trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, bởi lẽ quyền đòi nợ vốn dĩ là một loại tài sản đặc biệt – quyền tài sản, với tính chất vơ hình, khơng thể xác định về phương diện vật lý và có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ của người thứ ba (bên mắc nợ trong quan hệ với bên bảo đảm). Về phương diện pháp lý, khi cần xử lý tài sản bảo đảm là quyền địi nợ thì bên nhận bảo đảm sẽ yêu cầu bên bảo đảm chuyển giao cho mình quyền được yêu cầu trả nợ trực tiếp đối với bên thứ ba – người có nghĩa vụ trả nợ theo quyền đòi nợ được thế chấp. Khi được bên bảo đảm đồng ý, người thứ ba có trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên nhận bảo đảm bằng tiền hoặc bằng tài sản khác được phép giao dịch.
Về bản chất, đây là trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại các Điều từ 309 đến 314 Bộ luật dân sự 2005.
Theo quy định tại các điều luật này, người chuyển giao quyền yêu cầu (bên bảo đảm) phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền u cầu khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có cơng chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Khi chuyển giao quyền yêu cầu cho bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm (người chuyển giao quyền yêu cầu) phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền là bên nhận bảo đảm. Người chuyển
giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
Nếu bên có nghĩa vụ khơng được thơng báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền khơng chứng minh được về tính xác thực của việc chuyển giao quyền u cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền khơng được u cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.