- Phương thức khác do các bên thoả thuận.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG
động cho vay của tổ chức tín dụng
2.1.1. Các quy định cơ bản của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp
Kế thừa những quy định hợp lý của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD, Nghị định số 163/2006/NĐ-
CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm cũng có nhiều quy định mới hướng
đến mục tiêu bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm
khi xử lý tài sản bảo đảm. Các quy định này tập trung vào một số vấn đề lớn liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể là:
Thứ nhất, quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
Có thể nhận thấy Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về
giao dịch bảo đảm đã bao quát hầu hết các trường hợp cần xử lý tài sản bảo đảm, chẳng hạn: Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ khơng
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ; pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để thực hiện nghĩa vụ khác; các trường hợp khác do thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Thứ hai, quy định về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
Nhằm mục tiêu thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của
các bên trong giao dịch bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 về giao dịch bảo đảm quy định việc lựa chọn phương thức xử lý
tài sản bảo đảm như thế nào là hoàn toàn do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Tuy nhiên, để tránh sự lúng túng cho các bên trong quá trình đi đến thỏa thuận chung, pháp luật có những quy định mang tính “gợi ý” cho