Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 39 - 44)

- Phương thức khác do các bên thoả thuận.

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

chức tín dụng ở Việt Nam

Qua khảo sát thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản thế

chấp nói riêng tại một số tổ chức tín dụng, chúng tơi có một số nhận xét, đánh giá sau đây:

Thứ nhất, về các phương thức xử lý tài sản thế chấp đã áp dụng và kết

quả đạt được.

Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ

chức tín dụng là điều khơng tránh khỏi. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì rủi ro trong cho vay lại càng cao. Nhận thức rõ điều này nên vào những năm 90 của thế kỷ 20, việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại phần lớn đều dựa trên tài sản thế chấp, trong đó loại tài sản được thế chấp phổ biến nhất là nhà ở và đất đai. Vì vậy, khi mà khối tài

sản thế chấp lên đến hàng ngàn tỉ đồng thì tất yếu dẫn đến hệ quả làm “đóng băng” nợ quá hạn tại các TCTD. Theo ước tính, có khoảng 80% trong tổng dư nợ quá hạn có tài sản thế chấp mà nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề xử lý các loại tài sản thế chấp đó trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm kiếm giải pháp xử lý hiệu quả khối tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng để giúp tổ chức tín dụng đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.

Trong hành trình tìm kiếm phương cách quản trị rủi ro hiệu quả cho hoạt

động tín dụng, các tổ chức tín dụng đã nỗ lực tìm mọi biện pháp như: tổ chức

tín dụng tự tổ chức bán tài sản, phối hợp với khách hàng hoặc khách hàng tự tìm người bán… Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ tồn đọng này chậm và hiệu

quả chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức phát mãi tài sản thế chấp, tài sản được giao từ các vụ án tiến hành rất chậm, thậm chí dậm chân tại chỗ. Do đó, việc

giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại các TCTD dù hết sức cố gắng vẫn chưa đạt

được mục tiêu đề ra.

Một trong những sáng kiến của các TCTD trong quá trình tìm kiếm phương thức xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả là thành lập các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (công ty QLN & KTTS) trực thuộc tổ chức tín dụng. Thực tiễn cho thấy phương pháp này đã phát huy tác dụng và góp phần cơ cấu lại nợ và cải thiện tình hình tài chính của các TCTD.

Tính đến 31.12.2000, nợ quá hạn của các TCTD trên địa bàn

TP.HCM là 11.606 tỉ đồng, chiếm 22,24% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ quá hạn có tài sản đảm bảo là 8.572 tỉ đồng, chiếm 73,86% tổng

nợ quá hạn. Tài sản đảm bảo của các TCTD chuyển giao qua công ty

QLN & KTTS trực thuộc là 7.831 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 91,36%.

Tính đến cuối năm 2002, các công ty QLN & KTTS trực thuộc

các TCTD trên địa bàn TP.HCM đã tiến hành xử lý các tài sản có giấy tờ hợp lệ trên cơ sở tự bán, khách hàng tìm người bán hoặc phối hợp cùng nhau để bán. Tuy nhiên, số tài sản mà giấy tờ còn hợp lệ cho đến lúc thanh lý chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 7,74% số tài sản đảm bảo, trị giá 606,2 tỉ đồng. Trong đó, Công ty QLN & KTTS của Ngân hàng công thương (NHCT) là hoạt động mạnh nhất, cũng chỉ bán được 13 tài sản trị giá 9,7 tỉ đồng. (Báo Tuổi trẻ tháng 6.1999). Các tài sản đưa vào kinh doanh, khai thác cho thuê để thu hồi nợ cũng chiếm tỉ trọng khơng

đáng kể. Tính đến cuối năm 2002, số tài sản đưa vào khai thác, cho

thuê là 101,5 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 1,3% tổng dư nợ quá hạn chuyển giao sang cơng ty QLN & KTTS. NHCT có số tài sản đảm bảo cao nhất là 375 tài sản với trị giá 2.142,4 tỉ đồng, nhưng cũng chỉ khai thác đưa

vào cho thuê được 121 tài sản, thu hồi được 46,4 tỉ đồng. Các chi nhánh NHNo & PTNT tại TP.HCM có số tài sản đảm bảo là 98 món với trị

giá 80,1 tỉ đồng. Đối với loại tài sản này nguồn thu hồi nợ khơng cao vì thời gian thuê thường từ 5 năm trở lên.

nhất các khoản nợ quá hạn cho TCTD, nhưng các cơng ty QLN & KTTS tính đến cuối năm 2002 cũng chỉ giải quyết được 1/3 số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo. Trong 7.831 tỉ đồng nợ quá hạn có tài sản đảm bảo được chuyển giao chỉ mới giải quyết thu hồi nợ được 2.423,7 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 31%, còn lại 5.407,3 tỉ đồng nợ tồn đọng chưa giải

quyết được (69,05%)18.

Ngoài ra, một phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác được áp dụng khá hiệu quả là việc thỏa thuận với khách hàng bán tài sản thế chấp.

Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy rõ điều này:

Ngày 10/09/2007 Công ty TNHH An An ký HĐTD vay vốn tại NHCTVN Chi nhánh 12 số tiền là 22 tỷ đồng, thời hạn duy trì hạn mức là 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, thời hạn của từng khoản nhận nợ tối đa là 6 tháng, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với

đất tại số 38 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM, giá trị TSTC định

giá là 35 tỷ đồng.

Đến tháng 09/2008 do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh (tồn kho hàng hóa cao, chưa thu hồi được cơng nợ phải thu),

Cơng ty có Đơn đề nghị gia hạn nợ thêm 1 chu kỳ vay (6 tháng) vì chưa thu hồi được công nợ, sau khi xem xét tổ chức tín dụng đã đồng ý. Tuy nhiên sau tháng 03/2009 Cơng ty vẫn khơng có tiền trả lãi, vốn gốc, tồn bộ dư nợ chuyển sang nhóm 4 (nợ xấu), số lãi phát sinh là 2,6 tỷ

đồng, tổng nợ là 24,6 tỷ đồng. Tổ chức tín dụng liên tục xuống cơng ty

nắm tình hình và được biết công nợ của cơng ty khơng cịn khả năng thu hồi, hàng tồn kho khơng cịn, thực tế cơng ty khơng cịn hoạt động,

đang làm thủ tục phá sản. Tổ chức tín dụng và Cơng ty đã thống nhất

phương án cùng tìm khách hàng mua tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ vay trên. Giá rao bán là 25 tỷ đồng, đăng báo 5 kỳ liên tục trên báo Tuổi trẻ, Mua bán.

18 http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/xu-ly-no-qua-han-co-tai-san-dam-bao-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-vie.html dam-bao-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-vie.html

Đến ngày 28/05/2009, đã bán xong tài sản trên với giá 24,8 tỷ, thu

hồi đủ nợ gốc lãi cho Tổ chức tín dụng.

Thứ hai, về số lượng, giá trị tài sản thế chấp đã xử lý để thu hồi nợ tại

một số tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Như đã đề cập ở trên, vấn đề xử lý nợ quá hạn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng hiện nay là khá bức xúc. Nguyên nhân chủ yếu khơng phải vì sự yếu kém của các tổ chức tín dụng trong xử lý tài sản bảo đảm mà vì cịn q nhiều vướng mắc, bất cập trong xử lý tài sản bảo đảm.

Cụ thể là:

- Trong tổng số nợ xấu của các TCTD quốc doanh có đến 60% là nợ không trả được của các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản nợ này đã được

thẩm tra và nếu xác định do nguyên nhân bất khả kháng thì được Nhà nước cho khoanh hoặc xóa nợ. Do chưa có nguồn thu nên dù đã đưa ra khỏi dư nợ tín

dụng, nhưng các TCTD vẫn hạch toán ở khoản nợ phải thu và vẫn là tài sản có của TCTD. Hoặc những khoản nợ quá hạn đã được xét cho tạm khoanh nhưng vẫn cịn hạch tốn ở tài khoản nợ quá hạn và như vậy vẫn còn nằm trong dư nợ tín dụng. Có thể nói rằng đây là số tài sản khơng có thực nhưng TCTD phải

theo dõi, phải hạch toán vào trong bảng cân đối trong suốt mấy năm cho đến khi nào có nguồn xử lý. Cịn đối với số nợ có tài sản bảo đảm, cụ thể là tài sản thế chấp, thì một khối lượng lớn tài sản thế chấp liên quan đến các vụ án vẫn chưa được xử lý, hoặc đã xử lý nhưng tiến trình bàn giao quá chậm nên dẫn đến tình trạng tài sản hư hỏng, xuống cấp. Nếu ngân hàng muốn bán, khai thác

hoặc cho thuê buộc phải sửa chữa, đầu tư thêm. Điều này làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản này chưa

chắc đã thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các tài sản này có khi do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục… nên giá bán thực tế đôi khi thấp hơn dự kiến.

- Giá trị tài sản thế chấp quá lớn cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, vì ít người có khả năng mua được. Hơn nữa, khi bỏ ra một số tiền quá lớn mà mua lại tài sản “vỡ nợ” thì sức ép tâm lý khơng phải dễ dàng vượt qua đối với người mua. Điều này dẫn đến hậu quả khó khăn cho tổ chức

tín dụng khi phát mãi tài sản bảo đảm.

Có thể tham khảo thêm về tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong 3 năm gần đây qua bảng thống kê sau:

a) Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh:

Năm Dư nợ cho vay (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu (tỷ đồng)

2006 229.747 2,21% 5.077 2007 406.353 2% 8.127 2007 406.353 2% 8.127 2008 490.000 2,5% 12.250

* Nguồn : Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động Ngân hàng trên địa bàn

Tp.HCM các năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam- Chi nhánh Tp.HCM

b) Tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Năm

Dư nợ cho vay

(tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu (tỷ đồng) 2006 80.152 2,21% 1.771 2007 102.191 1,02% 1.042 2008 120.752 1,81% 2.186

* Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Công Thương Việt Nam các năm 2006, 2007, 2008 ( Website : www.vietinbank.vn)

Như vậy tình hình nợ xấu tại các TCTD nói chung và NHCTVN nói riêng vẫn được khống chế ở dưới mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng của các TCTD để vừa tăng lợi nhuận (giảm trích lập dự phịng rủi ro) vừa nâng cao chất lượng tín dụng, do đó các TCTD rất chú trọng đến việc xử lý nợ xấu nói chung và xử lý tài sản thế chấp nói

riêng .

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)