Rủi ro tín dụng và biểu hiện của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.8. Rủi ro tín dụng và biểu hiện của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khơng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín

dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do

nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho

Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến

hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Đây là vấn đề lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng

nề nhất. Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80 - 90% tổng thu nhập của mỗi

Ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác. Do vậy rủi ro là một vấn đề cần phải được quan tâm ngay từ khi bắt đầu một công việc.

2.1.8.2. Phân loại nợ

Nợ xấu ngày càng cao đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Theo quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-

NHNN, việc phân loại nợ được xác định như sau:

+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại.

+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 1 SVTH: Ngơ Dương Hồi Thương

- Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

2.1.9. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.9.1. Khái niệm 2.1.9.1. Khái niệm

a) Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của

doanh số cho vay thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân

năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ động vốn.

b) Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tồn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước. Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh

được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả

sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng

luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vay vốn phải được

thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thoả thuận. Như vậy, doanh số

thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác tín dụng trong từng thời kỳ.

c) Dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng

hiện cịn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản Ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ cho vay có thể hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu

hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín

dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân

hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng

d) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng, khơng có ngun nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn chỉ là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn là các

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 1 SVTH: Ngô Dương Hồi Thương

khoản nợ thuộc nhóm 2,3,4,5. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mơ tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

2.1.9.2. Các chỉ tiêu

a) Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100% Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì

càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

b) Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động

Dư nợ

Tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động = x 100%

Vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì khơng hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy

động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân

hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không hiệu quả. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

c) Tổng dư nợ / tổng nguồn vốn

Tổng dư nợ

Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với

tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt mà nó phải tương ứng với tỷ lệ của Ngân hàng. Nếu quá cao, Ngân hàng gặp rủi ro thì ảnh hưởng đến doanh thu, cịn khi q thấp thì Ngân hàng chưa thể hiện tốt vai trị của mình. Ngồi ra chỉ số này còn giúp xác định quy mơ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

d) Vịng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ Vịng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =

2

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thơng qua tính

ln chuyển của nó, đồng vốn được quay vịng càng nhanh thì càng hiệu quả và

đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

e) Nợ quá hạn/ tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Rủi ro tín dụng = * 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Chỉ tiêu này càng cao cho

thấy tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại. Mức giới hạn cho phép của mức độ rủi ro do NHNo & PTNT Việt Nam qui định là 5%.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

– Đề tài được thực hiện theo phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008-2010.

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 2 SVTH: Ngơ Dương Hồi Thương

+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

– Tổng hợp các thơng tin từ sách báo, tạp chí, bản tin nội bộ ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại ngân hàng và những thông tin, số liệu thu thập được từ việc tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với cán bộ tín dụng tại đơn vị nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng.

2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu

- Dùng các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến hoạt động tín dụng - Dùng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để phân tích.

* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số

của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của

các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị

số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1

∆y = * 100% - 100%

yo Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LAI VUNG

3.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HUYỆN LAI VUNG 3.1.1.Vị trí địa lý 3.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Lai Vung thuộc 12 huyện thị của Tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với hệ thống sơng ngịi chằn chịt, nằm ở vị trí rất

thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện. Có hệ thống giao thơng đường bộ lẫn đường thuỷ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của vùng.

- Phía Đơng giáp với Thị Xã Sa Đéc và huyện Châu Thành (Đồng Tháp). - Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vị ( Đồng Tháp).

- Phía Tây giáp với Thành Phố Cần Thơ.

- Phía Nam giáp với huyện Bình Minh (Vĩnh Long).

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân số & diện tích

Huyện thuộc vùng Đồng Bằng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nơng nghiệp, có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nên kinh tế của vùng hầu hết là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Về khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Với hệ thống sơng ngịi dày đặc hàng năm được phù sa bồi đắp làm cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và trồng trọt tươi tốt.

Huyện Lai Vung có diện tích 219,77km2. Đất sản xuất nông nghiệp là

18.180ha với dân số 259.948 người, mật độ dân số trung bình là 726người/ km2 .

3.1.3. Điều kiện kinh tế huyện Lai Vung

Lai Vung là một huyện, chủ yếu là trồng lúa và hoa quả. Với nguồn lao

động dồi dào, cần mẫn chịu khó sản xuất người dân ở đây ln không ngừng tăng

gia sản xuất nâng cao số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Lai Vung là vùng chuyên canh quýt hồng nổi tiếng cả nước. Quýt hồng

được xem là lợi thế kinh tế của huyện Lai Vung bởi 1.000m2 quýt cho lợi nhuận

gấp 10 đến 20 lần so với trồng lúa và là loại trái cây dễ tiêu thụ. Quýt hồng là loại quýt đặc sản ở Lai Vung hiếm địa phương nào ở khu vực đồng bằng sông

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 2 SVTH: Ngơ Dương Hồi Thương

Cửu Long trồng được, bởi nơi đây có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất có

màu mỡ, có nguồn nước ngọt quanh năm do hai con sông Tiền và sông Hậu. Ngồi ra cơng nghiệp là ngành được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Khu công nghiệp sông Hậu và cụm công nghiệp Tân Dương đã vận hành từ năm

2006. định hướng phát triển công nghiệp của huyện giai đoạn 2006 – 2010 và

những năm tiếp theo là khai thác khu công nghiệp sông Hậu, trong đó chú trọng tới những ngành nghề như: Chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, chế

biến thực phẩm (nấm rơm, hoa quả đóng hộp…) phục vụ cho xuất khẩu; Cụm

công nghiệp Tân Dương chú trọng tới sản xuất gạch ngói và gốm sứ xuất khẩu; khu cơng nghiệp Phong Hồ đang lập dự án và kêu gọi đầu tư, sau năm 2010 sẽ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)