KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung (Trang 90 - 93)

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Quá trình tồn cầu hóa, tự do hóa trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống Kinh tế – Xã hội ngày nay. Có thể nói hoạt động của ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Điều

này cho thấy, mỗi rủi ro của hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế chứ khơng chỉ dừng ở phạm vi một ngân hàng. Vì vậy, đứng trước sự

phát triển chung của nền kinh tế thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Để đạt hiệu quả kinh tế cao thì NHNo & PTNT Lai Vung đã

khơng ngừng nổ lực vươn lên tự hồn thiện mình, ln cố gắng khắc phục những khó khăn hiện có để vươn lên phát triển. Tuy nhiên, lợi nhuận của Ngân hàng có phần giảm sút trong ba năm qua là do môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng cộng thêm tình hình khó khăn của nền kinh tế đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp đã phải gặp khơng ít trở ngại như: thời tiết không thuận lợi,

dịch bệnh tràn lan phá hoại mùa màng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên với tinh thần địan kết, quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo quan tâm sát sao của

Ngân hàng tỉnh ủy, Chính quyền, các Ban ngành đồn thể địa phương, NHNo & PTNT huyện Lai Vung đã không ngừng phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, tăng

trưởng dư nợ, và tăng doanh số cho vay đáp ưng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách

kinh tế mới của Nhà nước, của ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Cụ thể, qua 3 năm hoạt động Ngân hàng đạt một số kết quả sau:

Vốn huy động liên tục tăng qua ba năm trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm với tỷ trọng khá lớn trong tổng VHĐ (81% năm 2008, 83,6% năm 2009 và 81% năm 2010). Điều này đã chứng tỏ những chính sách huy động động vốn của

ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt, đồng thời thấy được mức độ tin cậy của người dân vào hệ thống ngân hàng nông nghiệp ngày càng cao. Tuy nhiên, VHĐ vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của người dân. Vì vậy, Ngân hàng vẫn phải thường xuyên sử dụng vốn điều chuyển làm giảm bớt lợi nhuận của

Ngân hàng. Chính vì thế Ngân hàng cần phải có nhiều hơn nữa các chính sách huy động vốn để phục vụ tốt hơn cho người dân góp phần đẩy mạnh phát triển

kinh tế địa phương.

Tuy nợ xấu HSX vẫn còn nhiều nhưng vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát của đơn vị. Chỉ số nợ xấu cho vay HSX trên dư nợ HSX giảm mạnh từ 3,28% năm 2008 chỉ cịn 0,42% năm 2010.

Chỉ số vịng quay vốn tín dụng HSX tăng từ 1,29 vòng/năm ở năm 2008 đạt 2,07 vòng/năm ở năm 2009 và còn 1,76 vòng/năm trong năm 2010. Điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng một cách có hiệu quả, có khả năng sinh lời và khơng rơi vào tình trạng ứ đọng vốn.

Tóm lại tín dụng nơng thơn đang trên đà phát triển, không những về quy mô

mà cả về hiệu quả. Với phương châm “Kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”, và định hướng: “Nơng thơn là thị trường chính, nơng dân là khách hàng, nơng nghiệp là đối tượng đầu tư ” thì chắc chắn trong tương lai NHNo & PTNT Lai Vung sẽ ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình chẳng những đối với người dân địa phương mà cịn tiến xa hơn nữa để góp phần làm cho Huyện ngày càng giàu đẹp và phồn thịnh.

6.2. KIẾN NGHỊ

Trong suốt quá trình hoạt động tại ngân hàng, chính quyền địa phương mà đặc biệt là bộ phận công an, xã đội cần chú trọng nhiều hơn về vấn đề đảm bảo

an ninh trật tự. Vì một khi vấn đề này được đảm bảo thì người đi vay, lẫn người gửi tiền mới yên tâm đến ngân hàng giao dịch.

Chính quyền đại phương nên tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng hộ khi họ vay vốn.

Cần có những biện pháp quản lý nguồn vốn của khách hàng, phối hợp chặt chẽ với cán bơ tín dụng trong khâu thu hồi nợ. Đối với những hộ cố tình kéo dài khơng trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND xã cần có những biện pháp xử

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 7 SVTH: Ngơ Dương Hồi Thương

lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp ngân hàng thu hồi lại nợ.

Phịng nơng nghiệp huyện, xã, cần có những chương trình khuyến nơng hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các buổi tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt. Có như vậy người dân mới học hỏi

được kinh nghiêm sản xuất vận dụng nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thái Văn Đại (2007), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương

mại, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

[2] Trần Ái Kết (2006), Giáo trình Tài chính & Tiền tệ, Tủ sách Đại Học Cần

Thơ.

[3] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2007), Sổ tay tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam.

[4] www.agribank.com.vn [5] www.dongthap.gov.vn

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 8 SVTH: Ngô Dương Hoài Thương

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)