7. Cấu trúc đề tài
2.1.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Bài 7: Ôn tập
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu bài học:
Giúp HS củng cố, ôn tập về các nội dung kiến thức, kĩ năng sau: + Xác định và nêu được vị trí địa lý của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
+ Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
+ Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lý tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Xác định nội dung bài dạy vận dụng phương pháp bản đồ tư duy + Khái quát đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”
Câu 1: Trình bày đặc điểm các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam theo những tiêu chí sau: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm bàn theo yêu cầu đã nêu.
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu trong phiếu học tập.
- Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn nội dung câu hỏi. - Bước 3: Học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phiếu học tập và tự tạo “Bản đồ tư duy” cho riêng nhóm mình.
- Bước 4: Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện “sản phẩm”.
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá
Ví dụ 2:
Bài 17: Châu Á (tiết 1)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh có thể:
+ Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
+ Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á. + Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. + Đọc tên được các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á.
+ Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.
- Xác định nội dung bài dạy vận dụng phương pháp bản đồ tư duy. + Vị trí địa lí và giới hạn.
+ Đặc điểm tự nhiên.
+ Khái quát nội dung bài học.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh làm việc với “bản đồ tư duy” + Đối với nội dung vị trí địa lí và giới hạn:
Phiếu học tập:
Dựa vào lược đồ các châu lục và đại dương, bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, thảo luận trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Chỉ vị trí châu Á trên lược đồ cho biết châu Á gồm những phần nào? Câu 2: Các phía của châu Á tiếp giáp với những châu lục đại dương nào? Câu 3: Châu Á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam, trải từ vùng nào đến
vùng nào trên trái đất.
+ Đối với nội dung đặc điểm tự nhiên:
Phiếu học tập:
Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Á?
Câu 2: Quan sát các hình ảnh trong SGK cho biết các cảnh thiên nhiên đó
được chụp ở những khu vực nào của châu Á?
Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc với “bản đồ tư duy”
- Giới thiệu bài: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước hiện đại cho các châu lục.
Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
Làm việc theo cặp khai thác kiến thức từ lược đồ các châu lục và đại dương, bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”, cách tạo lập chúng.
- Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn, giải thích nội dung phiếu học tập.
- Bước 3: Học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phiếu học tập và tự tạo bản đồ tư duy cho riêng nhóm mình.
- Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo “Bản đồ tư duy” đã sáng tạo.
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn chỉnh phần trình bày cũng như “sản phẩm” của học sinh.
Giáo viên kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu bắc, có ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
Thảo luận nhóm tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Á, đồng thời quan sát hình 2 trong SGK cho biết cảnh quan đó chụp ở những khu vực nào của châu Á.
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK để tìm hiểu về tự nhiên chau Á.
- Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
- Bước 3: Học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi của phiếu học tập. - Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày, “sản phẩm” của học sinh. Giáo viên chốt bằng bản đồ tư duy đã được chỉnh sửa của học sinh: Châu Á có nhiều cảnh quan thiên nhiên, có nhiều dãy núi và đồng bằng.
Củng cố bài học:
Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng kết nội dung bài học bằng phương pháp bản đồ tư duy (làm việc cá nhân).
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá
2.2. Một số phần mềm ứng dụng “Bản đồ tƣ duy” có thể sử dụng vào quá trình dạy học Địa lý ở tiểu học
Bản đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra “Bản đồ tư duy”. Chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm để tạo lập bản đồ tư duy.
2.2.1. Phần mềm Free Mind
FreeMind là một chương trình mã nguồn mở miễn phí được viết và chạy trên nền Java. Chương trình cho phép chúng ta tạo Bản đồ tư duy một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Biểu tượng của chương trình là một chú bướm đang xòe cánh.
Hình: Màn hình khi khởi động chương trình Free Mind - Giao diện làm việc
Giao diện chương trình và nút trung tâm
Free Mind hỗ trợ phương pháp nhận thức và trình bày vấn đề trên một bình diện phẳng dựa vào những mối liên hệ có tính logic giữa các yếu tố cấu
thành. Nhờ đó, giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề trong công việc một cách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp thông thường.
Sử dụng FreeMind, người dùng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.
Một Bản đồ tư duy thiết lập bằng phần mềm FreeMind:
2.2.2. Phần mềm Mindomo
Đây là phần mềm tạo Bản đồ tư duy trực tuyến, không phải cài đặt chương trình trong máy tính.
Nhấn vào nút Basic Account - Free để đăng kí một tài khoản miễn phí. Sau khi kích hoạt tài khoản qua email, có thể đăng nhập vào trang điều khiển. Nhấn Lauch Mindomo để bắt đầu tạo sơ đồ tư duy.
Giao diện của Mindomo rất đơn giản, trực quan. Nhấn vào Topic và Subtopic để chèn vào các nhánh ý tưởng. Ngoài ra, còn có thể thực hiện các tác vụ như chèn siêu liên kết, chèn hình ảnh, định dạng,... giống như soạn thảo văn bản thông thường. Sau khi đã ưng ý với "tác phẩm" của mình, nhấn vào nút hình chữ X trên góc trái, chọn Export (định dạng ảnh, RTF, plain text hoặc PDF) để chia sẻ với bạn bè. Ngoài ra, chúng ta còn có thể lưu vào "kho ý tưởng" của mình trên Mindomo để truy cập bất kì lúc nào.
2.2.3. Phần mềm Buzan's iMindMap V4
Phần mềm Buzan's iMindMap V4 là một phần mềm thương mại. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện.
- Giao diện làm việc
2.2.4. Phần mềm Mindjet Mindmanager
Mindjet Mindmanager Pro là sản phẩm số lấy ý tưởng từ Bản đồ tư duy Mind map nổi tiếng. Luyện tập với chương trình này giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền tin một cách có hiệu quả.
Với giao diện đẹp mắt và bóng bẩy như Office 2007, truy cập nhanh chóng bằng các phím chức năng,
MindManager Pro giúp cho người dùng giải quyết các vấn đề phức tạp và cải thiện hơn năng suất. Dễ dàng sử dụng các mẫu sơ đồ, chế độ xem nhiều sơ đồ, các cảnh báo dự án và công cụ lọc giúp nâng cao các chiến lược, dự án và kế hoặc quản lý tiến trình. Phát triển nhanh dự án và tối đa hóa năng suất công việc,
MindManager maps có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu, trong đó bao gồm các ứng dụng sản xuất và giải pháp kinh doanh như Microsoft Office (Excel, Word, PowerPoint).
- Giao diện làm việc
Tóm lại. Trên đây, chúng tôi đã trình bày các nguyên tắc khi xây dựng quy trình, các nguyên tắc sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy học Địa lí ở tiểu học.Chúng tôi cũng đã cụ thể hóa từng bước lập “Bản đồ tư duy” cho các bài Địa lí lớp 5 và quy trình dạy một bài Địa lí bằng sơ đồ tư duy mà cụ thể là bài “Bài 7: Ôn tập, bài 17: Châu Á (tiết 1)”. Để học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng lí thuyết chúng tôi đã hướng dẫn học sinh làm những bài tập bằng “Bản đồ tư duy”. Đồng thời, chúng tôi cũng đã đưa ra một số phần mền ứng dụng “Bản đồ tư duy” có thể sử dụng vào quá trình dạy học Địa lí ở tiểu học. Để chứng minh tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn của “Bản đồ tư duy” trong dạy học Địa lý chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm.
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
Để kiểm chứng, điều tra tính khả thi của phân môn Địa lí lớp 5 có vận dụng phương pháp bản đồ tư duy như đã đề xuất.
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
- Đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình.
- Đánh giá khả năng nâng cao năng lực tiếp thu, năng lực tư duy của học sinh, giúp các em có thể tiếp tục tự tìm hiểu và vận dụng "Bản đồ tư duy" vào học tập phân môn Địa lí.
- Đảm bảo quá trình thực nghiệm ổn định, có kết quả thực tế khoa học thực sự với khả năng ứng dụng rộng rãi, thuận tiện.
- Chọn bài thực nghiệm, chọn đối tượng thực nghiệm phong phú, giúp cho việc so sánh, đánh giá được rõ ràng, khách quan, thực tế.
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Nhằm thu được kết quả thực nghiệm đáng tin cậy, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 3 đối tượng trường Tiểu học Hải Ninh
- Bài 24: Châu phi Lớp thực nghiệm: 5D - Số lượng 43 HS
Lớp đối chứng: 5A - Số lượng 45 HS
- Bài 26: Châu Mĩ Lớp thực nghiệm: 5E - Số lượng 46 HS
Lớp đối chứng: 5D - Số lượng 43 HS Trình độ ban đầu của 3 lớp nói chung là tương đương nhau.
3.4. Tổ chức thực nghiệm
Tiến hành giảng dạy song song ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo kế hoạch thử nghiệm.
- Lớp thực nghiệm: Giáo viên giảng dạy với giáo án theo phương pháp bản đồ tư duy.
- Lớp đối chứng: Giáo viên dạy theo giáo án sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp... không áp dụng phương pháp bản đồ tư
duy vào các hoạt động chính trong bài.
3.5. Nội dung thực nghiệm
Bài thực nghiệm được chọn ở các bài đã minh họa, bao gồm 2 bài:
Bài 24: Châu Phi Bài 26: Châu Mĩ
Đây là hai bài chúng tôi đã chọn thực nghiệm vì nó trùng với thời gian tôi thực tập tại trường Tiểu học Hải Ninh (từ ngày 10/2 đến ngày 29/03/2012). Hơn nữa những bài này có nội dung, phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ khi học sinh vận dụng phương pháp bản đồ tư duy.
3.6. Kết quả thực nghiệm
Sau khi giảng dạy ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi đã kiểm tra kết quả tại 3 lớp và tiến hành thu bài chấm điểm, lấy kết quả.
- Một vài nhận xét chung về các giờ học thực nghiệm
+ Tại các lớp thực nghiệm sử dụng phương pháp bản đồ tư duy vào giảng dạy được đánh giá như sau: Học sinh được làm quen với cách học mới, nên rất hứng khởi, chăm chú theo dõi bài, chịu khó nghiên cứu sách giáo khoa và phát biểu ý kiến. Đa số các câu trả lời của học sinh đảm bảo được trọng tâm nội dung kiến thức của bài, giờ học sôi nổi, có kết quả và phát huy được tính tích cực của học sinh.
Tuy nhiên, trong giờ học do dạy học theo phương pháp mới nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, nhiều em chưa tự tin khi xác lập hệ thống các kiến thức theo "Bản đồ tư duy", đặc biệt xác định mối quan hệ thông qua "Bản đồ tư duy". Do vậy, người giáo viên khi chuẩn bị giáo án bằng "Bản đồ tư duy" phải lựa chọn phương pháp kết hợp, đặt câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
+ Tại các lớp đối chứng: Đa số học sinh học trầm, ít phát biểu, chỉ một vài em phát biểu ý kiến. Học sinh thụ động ghi chép bài trên bảng, nhớ kiến thức một cách máy móc, thiếu tính lôgic. Học sinh chưa phát huy hết năng lực trong cách học.
- Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
+ Hình thức kiểm tra: Ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên giấy với các câu hỏi hoàn toàn giống nhau để thu kết quả đánh giá. Thời gian cho mỗi bài kiểm tra là 10 phút.
+ Nội dung kiểm tra:
Bài 24: Châu Phi
Câu 1: Em có hiểu biết gì về châu Phi? Câu 2: Trắc nghiệm
Đặc điểm nền kinh tế châu Phi là A. Kinh tế chậm phát triển
B. Kinh tế rất phát triển, đứng thứ nhất thế giới C. Nền kinh tế ổn định
Bài 26: Châu Mĩ
Câu 1: Hoạt động kinh tế châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật? Câu 2: Trắc nghiệm
Vị trí địa lí của châu Mĩ là A. Nằm ở bán cầu bắc
B. Nằm ở bán cầu tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp trung Mĩ nối bắc Mĩ với nam Mĩ.
C. Nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á
+ Sau khi học sinh làm bài kiểm tra, tôi tiến hành chấm điểm lấy kết quả, dùng phương pháp thống kê số học sinh đạt điểm từ 0 - 10.
Kết quả được đánh giá theo mức sau: 0 - 4: Điểm yếu
5 - 6: Điểm trung bình 7 - 8: Điểm khá
9 - 10: Điểm giỏi
Sau đây là bảng thống kê kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối