7. Cấu trúc đề tài
2.1.3. Quy trình sử dụng
Để việc vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí ở tiểu học đạt kết quả cao, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị bài dạy với "Bản đồ tƣ duy"
- Tìm hiểu nội dung bài dạy trong sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo khác... để xác định những nội dung kiến thức cơ bản của bài học và những kĩ năng cần rèn luyện, bổ sung cho học sinh.
- Xác định nội dung bài dạy để sử dụng "Bản đồ tư duy" sao cho hợp lí. - Xem xét, kiểm tra, sử dụng "Bản đồ tư duy" thành thạo để nắm được qui trình, cách thức làm việc.
- Suy nghĩ, dự tính cách thức hướng dẫn học sinh tạo ra bản đồ tư duy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức. (Cần tổ chức cho học sinh tạo lập bản đồ tư duy ở nội dung bài học nào? Cần hướng dẫn học sinh học sinh các bước để sử dụng ra sao? Phải có những câu hỏi, bài tập nào thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng...)
- Xác định thời điểm, thời gian vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí một cách hiệu quả.
Giai đoạn 2: Tổ chức hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ tƣ duy
Để lập được “Bản đồ tư duy” giáo viên cần phải nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn các bài tổ hợp, đơn vị kiến thức có khả năng lập “Bản đồ tư duy”. Với mỗi nội dung kiến thức sẽ tạo lập được một “Bản đồ tư duy” tương ứng. Khi thiết kế giáo viên biết rằng không phải bài học nào cũng có thể lập được “Bản đồ tư duy” nên cần lựa chọn các bài phù hợp để thiết kế.
Bƣớc 1: Giáo viên định hướng cho học sinh biết mình sẽ phải làm việc với
"Bản đồ tư duy" ở những nội dung bài học nào? Nhằm mục đích gì?
Bƣớc 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập. Bƣớc 3: Trên cơ sở hệ thống câu hỏi, bài tập và sự hướng dẫn của giáo
cả lớp. Qua việc thảo luận nhóm các em có thể nắm vững được nội dung cần đạt.
Bƣớc 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc với "Bản đồ
tư duy", thảo luận, trao đổi để đi đến kết quả đúng về kiến thức, kĩ năng, cách làm.
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá
- Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra. Kiểm tra việc nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh, đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện nâng cao chất lượng học tập.
- Xây dựng nội dung kiểm tra: phù hợp với mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Kết hợp đánh giá khả năng tái hiện kiến thức và kĩ năng sáng tạo, tư duy của học sinh.
- Tổ chức kiểm tra: Đề kiểm tra gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. - Đánh giá kiểm tra: Bằng điểm và bằng nhận xét, chú ý đánh giá từng cá nhân. - Người đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá mình.