7. Cấu trúc đề tài
3.6. Kết quả thực nghiệm
Sau khi giảng dạy ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi đã kiểm tra kết quả tại 3 lớp và tiến hành thu bài chấm điểm, lấy kết quả.
- Một vài nhận xét chung về các giờ học thực nghiệm
+ Tại các lớp thực nghiệm sử dụng phương pháp bản đồ tư duy vào giảng dạy được đánh giá như sau: Học sinh được làm quen với cách học mới, nên rất hứng khởi, chăm chú theo dõi bài, chịu khó nghiên cứu sách giáo khoa và phát biểu ý kiến. Đa số các câu trả lời của học sinh đảm bảo được trọng tâm nội dung kiến thức của bài, giờ học sôi nổi, có kết quả và phát huy được tính tích cực của học sinh.
Tuy nhiên, trong giờ học do dạy học theo phương pháp mới nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, nhiều em chưa tự tin khi xác lập hệ thống các kiến thức theo "Bản đồ tư duy", đặc biệt xác định mối quan hệ thông qua "Bản đồ tư duy". Do vậy, người giáo viên khi chuẩn bị giáo án bằng "Bản đồ tư duy" phải lựa chọn phương pháp kết hợp, đặt câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
+ Tại các lớp đối chứng: Đa số học sinh học trầm, ít phát biểu, chỉ một vài em phát biểu ý kiến. Học sinh thụ động ghi chép bài trên bảng, nhớ kiến thức một cách máy móc, thiếu tính lôgic. Học sinh chưa phát huy hết năng lực trong cách học.
- Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
+ Hình thức kiểm tra: Ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên giấy với các câu hỏi hoàn toàn giống nhau để thu kết quả đánh giá. Thời gian cho mỗi bài kiểm tra là 10 phút.
+ Nội dung kiểm tra:
Bài 24: Châu Phi
Câu 1: Em có hiểu biết gì về châu Phi? Câu 2: Trắc nghiệm
Đặc điểm nền kinh tế châu Phi là A. Kinh tế chậm phát triển
B. Kinh tế rất phát triển, đứng thứ nhất thế giới C. Nền kinh tế ổn định
Bài 26: Châu Mĩ
Câu 1: Hoạt động kinh tế châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật? Câu 2: Trắc nghiệm
Vị trí địa lí của châu Mĩ là A. Nằm ở bán cầu bắc
B. Nằm ở bán cầu tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp trung Mĩ nối bắc Mĩ với nam Mĩ.
C. Nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á
+ Sau khi học sinh làm bài kiểm tra, tôi tiến hành chấm điểm lấy kết quả, dùng phương pháp thống kê số học sinh đạt điểm từ 0 - 10.
Kết quả được đánh giá theo mức sau: 0 - 4: Điểm yếu
5 - 6: Điểm trung bình 7 - 8: Điểm khá
9 - 10: Điểm giỏi
Sau đây là bảng thống kê kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Bảng 1: Kết quả thực nghiệm ở 3 lớp 5A, 5D, 5E Bài kiểm tra Lớp số bài Tổng Điểm giỏi (9-10) Điểm khá (7-8) Điểm TB (5-6) Điểm Yếu (0-4) Bài 24 Thực nghiệm 5D 43 8 26 8 1 Bài 24 Đối chứng 5A 45 2 14 25 4 Bài 26 Thực nghiệm 5E 46 9 31 6 0 Bài 26 Đối chứng 5D 43 4 16 21 3 Bảng 2: Tỉ lệ tƣơng ứng (%) Bài kiểm tra Lớp Tổng số bài Điểm giỏi (9-10) Điểm khá (7-8) Điểm TB (5-6) Điểm Yếu (0-4) Bài 24 Thực nghiệm 5D 100 18, 6 60, 5 18, 6 2, 3 Bài 24 Đối chứng 5A 100 4, 4 31, 1 55, 6 8, 9 Bài 26 Thực nghiệm 5E 100 19, 6 67,4 13, 0 0 Bài 26 Đối chứng 5D 100 9, 1 36, 4 47, 7 6, 8
Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá TB Yếu Lớp 5A Lớp 5D Lớp 5E Nhận xét:
Qua bảng tổng kết thực nghiệm và biểu đồ ta thấy kết quả các lớp thực nghiệm cao hơn so với các lớp đối chứng.
Tại lớp thực nghiệm với nội dung bài giảng được vận dụng phương pháp bản đồ tư duy thì tỉ lệ điểm trung bình, điểm yếu giảm hẳn so với lớp đối chứng, điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
VD: Với bài 24 tại lớp thực nghiệm 5D tỉ lệ điểm giỏi chiếm 18,6%, điểm khá chiếm 60, 5% trong tổng số bài. Với bài 26 tại lớp thực nghiệm 5E thì tỉ lệ điểm giỏi đạt 19,6%, điểm khá là 67,4%. Với tỉ lệ như vậy, rõ ràng kết quả tại các lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với các lớp đối chứng cùng bài dạy.
Điều này chứng tỏ, việc giảng dạy và học tập thông qua "Bản đồ tư duy" có tác dụng quan trọng trong việc phát huy tinh thần tích cực học của học sinh. Tại các lớp đối chứng chất lượng kiểm tra không đều nhau, mức độ phân tán điểm còn lớn, có cả điểm yếu, trung bình, khá, giỏi, trong đó điểm trung bình và yếu chiếm tới 50%. Còn ở các lớp thực nghiệm bằng "Bản đồ tư duy" điểm yếu có rất ít hoặc không có, điểm trung bình chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Chất lượng đánh giá ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng được thực hiện ở trường Tiểu học Hải Ninh. Các tiết dạy đều được thầy cô và các bạn góp ý, đánh giá và rút kinh nghiệm. Đa số các ý kiến đều cho rằng việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào trong dạy học phân môn Địa lí mang lại hiệu quả rõ rệt, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Áp dụng phương pháp bản đồ tư duy vào dạy học là một hướng mới, có tác dụng cải tiến phương pháp dạy học cũ, đổi mới cách dạy, nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở trường tiểu học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ