Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5 (Trang 37 - 78)

7. Cấu trúc đề tài

1.5.4. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong

trong dạy học Địa lí ở tiểu học

Từ sự phân tích trên, chúng ta rút ra những nhận xét sau:

Trước tiên về tình trạng dạy học Địa lí hiện nay. Nhìn chung, việc dạy học Địa lí hiện nay còn nhiều mặt tồn tại, phải khắc phục. Song mặt tồn tại quan trọng nhất trong dạy học Địa lí lại chưa được quan tâm đúng mức đó là vấn đề

vận dụng phương pháp bản đồ tư duy cho học sinh. Đây là công cụ cơ bản nhất vừa giúp học sinh học tập bằng con đường tự lĩnh hội tri thức, đồng thời giúp học sinh khai thác nguồn kiến thức quan trọng trong mỗi bài học.

Tuy vậy, phần lớn giáo viên nhận thức đúng và đánh giá cao vai trò của việc sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng hứng thú học tập. Từ đó, hiệu quả dạy học được nâng cao. Mặc dù vậy, phần lớn giáo viên còn lúng túng khi sử dung phương pháp này.

Về vai trò của "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí, đặc biệt là các bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức của một chương. Phần lớn giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của "Bản đồ tư duy" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh ghi nhớ kiến một cách chính xác, đầy đủ, không bỏ sót thông tin. Đặc biệt, có vai trò phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh.

Tóm lại: Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra được lịch sử nghiên cứu của

việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào dạy học, đưa ra được một số khái niệm cơ bản về phương pháp dạy học, về tư duy, về “Bản đồ tư duy” và một số vấn đề về sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí ở lớp 5, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Từ việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và kết quả khảo sát thực trạng cho phép khẳng định sự cần thiết phải sử dụng "Bản đồ tư duy" cho học sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học Địa lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. Để kiểm chứng tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn của Sơ đồ Tư duy trong dạy học Địa lí, chúng tôi sẽ tìm hiểu việc sử dụng Sơ đồ Tư duy trong dạy học các bài Địa lí ở lớp 5.

Chƣơng 2

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƢ DUY VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5

2.1. Qui trình vận dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5

2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình

Khi xây dựng “Bản đồ tư duy” trong dạy học địa lí, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức của bài học để vận dụng “Bản đồ tư duy” cho phù hợp, tránh quá tải về phương tiện trong một giờ học, đồng thời xem xét lúc nào thì nên sử dụng “Bản đồ tư duy” để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Phải có phương pháp dạy học khác kết hợp đồng thời với “Bản đồ tư duy” như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải, phương pháp vấn đáp…

2.1.2. Các nguyên tắc sử dụng

- Phải sử dụng “Bản đồ tư duy” như là nguồn cung cấp kiến thức chứ không chỉ để minh hoạ cho bài giảng. Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh được làm việc với “Bản đồ tư duy” để các em có thể tìm hiểu kiến thức bằng chính hoạt động của mình.

- Trước khi sử dụng cần giải thích cho học sinh hiểu: sử dụng “Bản đồ tư duy” nhằm mục đích gì? Chúng ta cần tạo lập “Bản đồ tư duy” ở những nội dung bài học nào? Cách thức sử dụng chúng ra sao?

- Sử dụng “Bản đồ tư duy” đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

+ Đúng lúc: Đưa vào lúc cần sử dụng nó, không nên quá lạm dụng làm loãng kiến thức bài học.

+ Đúng chỗ: Đảm bảo cho tất cả các học sinh trong lớp đều được quan sát “Bản đồ tư duy” một cách rõ ràng, đầy đủ.

+ Đủ cường độ: Tuỳ từng đối tượng học sinh, thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh.

2.1.3. Quy trình sử dụng

Để việc vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí ở tiểu học đạt kết quả cao, giáo viên cần chú ý những điểm sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị bài dạy với "Bản đồ tƣ duy"

- Tìm hiểu nội dung bài dạy trong sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo khác... để xác định những nội dung kiến thức cơ bản của bài học và những kĩ năng cần rèn luyện, bổ sung cho học sinh.

- Xác định nội dung bài dạy để sử dụng "Bản đồ tư duy" sao cho hợp lí. - Xem xét, kiểm tra, sử dụng "Bản đồ tư duy" thành thạo để nắm được qui trình, cách thức làm việc.

- Suy nghĩ, dự tính cách thức hướng dẫn học sinh tạo ra bản đồ tư duy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức. (Cần tổ chức cho học sinh tạo lập bản đồ tư duy ở nội dung bài học nào? Cần hướng dẫn học sinh học sinh các bước để sử dụng ra sao? Phải có những câu hỏi, bài tập nào thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng...)

- Xác định thời điểm, thời gian vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí một cách hiệu quả.

Giai đoạn 2: Tổ chức hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ tƣ duy

Để lập được “Bản đồ tư duy” giáo viên cần phải nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn các bài tổ hợp, đơn vị kiến thức có khả năng lập “Bản đồ tư duy”. Với mỗi nội dung kiến thức sẽ tạo lập được một “Bản đồ tư duy” tương ứng. Khi thiết kế giáo viên biết rằng không phải bài học nào cũng có thể lập được “Bản đồ tư duy” nên cần lựa chọn các bài phù hợp để thiết kế.

Bƣớc 1: Giáo viên định hướng cho học sinh biết mình sẽ phải làm việc với

"Bản đồ tư duy" ở những nội dung bài học nào? Nhằm mục đích gì?

Bƣớc 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập. Bƣớc 3: Trên cơ sở hệ thống câu hỏi, bài tập và sự hướng dẫn của giáo

cả lớp. Qua việc thảo luận nhóm các em có thể nắm vững được nội dung cần đạt.

Bƣớc 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc với "Bản đồ

tư duy", thảo luận, trao đổi để đi đến kết quả đúng về kiến thức, kĩ năng, cách làm.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá

- Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra. Kiểm tra việc nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh, đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện nâng cao chất lượng học tập.

- Xây dựng nội dung kiểm tra: phù hợp với mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Kết hợp đánh giá khả năng tái hiện kiến thức và kĩ năng sáng tạo, tư duy của học sinh.

- Tổ chức kiểm tra: Đề kiểm tra gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. - Đánh giá kiểm tra: Bằng điểm và bằng nhận xét, chú ý đánh giá từng cá nhân. - Người đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá mình.

2.1.4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Bài 7: Ôn tập

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

- Xác định mục tiêu bài học:

Giúp HS củng cố, ôn tập về các nội dung kiến thức, kĩ năng sau: + Xác định và nêu được vị trí địa lý của nước ta trên bản đồ.

+ Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ (lược đồ).

+ Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ (lược đồ).

+ Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lý tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

- Xác định nội dung bài dạy vận dụng phương pháp bản đồ tư duy + Khái quát đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”

Câu 1: Trình bày đặc điểm các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam theo những tiêu chí sau: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”.

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm bàn theo yêu cầu đã nêu.

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu trong phiếu học tập.

- Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn nội dung câu hỏi. - Bước 3: Học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phiếu học tập và tự tạo “Bản đồ tư duy” cho riêng nhóm mình.

- Bước 4: Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.

Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện “sản phẩm”.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá

Ví dụ 2:

Bài 17: Châu Á (tiết 1)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh có thể:

+ Nêu được tên các châu lục và các đại dương.

+ Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á. + Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. + Đọc tên được các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á.

+ Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.

- Xác định nội dung bài dạy vận dụng phương pháp bản đồ tư duy. + Vị trí địa lí và giới hạn.

+ Đặc điểm tự nhiên.

+ Khái quát nội dung bài học.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh làm việc với “bản đồ tư duy” + Đối với nội dung vị trí địa lí và giới hạn:

Phiếu học tập:

Dựa vào lược đồ các châu lục và đại dương, bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, thảo luận trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Chỉ vị trí châu Á trên lược đồ cho biết châu Á gồm những phần nào? Câu 2: Các phía của châu Á tiếp giáp với những châu lục đại dương nào? Câu 3: Châu Á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam, trải từ vùng nào đến

vùng nào trên trái đất.

+ Đối với nội dung đặc điểm tự nhiên:

Phiếu học tập:

Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Á?

Câu 2: Quan sát các hình ảnh trong SGK cho biết các cảnh thiên nhiên đó

được chụp ở những khu vực nào của châu Á?

Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc với “bản đồ tư duy”

- Giới thiệu bài: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước hiện đại cho các châu lục.

Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn.

Làm việc theo cặp khai thác kiến thức từ lược đồ các châu lục và đại dương, bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục.

- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”, cách tạo lập chúng.

- Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn, giải thích nội dung phiếu học tập.

- Bước 3: Học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phiếu học tập và tự tạo bản đồ tư duy cho riêng nhóm mình.

- Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp.

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo “Bản đồ tư duy” đã sáng tạo.

Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.

Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn chỉnh phần trình bày cũng như “sản phẩm” của học sinh.

Giáo viên kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu bắc, có ba phía giáp biển và đại dương.

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.

Thảo luận nhóm tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Á, đồng thời quan sát hình 2 trong SGK cho biết cảnh quan đó chụp ở những khu vực nào của châu Á.

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK để tìm hiểu về tự nhiên chau Á.

- Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.

- Bước 3: Học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi của phiếu học tập. - Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày, “sản phẩm” của học sinh. Giáo viên chốt bằng bản đồ tư duy đã được chỉnh sửa của học sinh: Châu Á có nhiều cảnh quan thiên nhiên, có nhiều dãy núi và đồng bằng.

Củng cố bài học:

Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng kết nội dung bài học bằng phương pháp bản đồ tư duy (làm việc cá nhân).

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá

2.2. Một số phần mềm ứng dụng “Bản đồ tƣ duy” có thể sử dụng vào quá trình dạy học Địa lý ở tiểu học

Bản đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra “Bản đồ tư duy”. Chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm để tạo lập bản đồ tư duy.

2.2.1. Phần mềm Free Mind

FreeMind là một chương trình mã nguồn mở miễn phí được viết và chạy trên nền Java. Chương trình cho phép chúng ta tạo Bản đồ tư duy một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Biểu tượng của chương trình là một chú bướm đang xòe cánh.

Hình: Màn hình khi khởi động chương trình Free Mind - Giao diện làm việc

Giao diện chương trình và nút trung tâm

Free Mind hỗ trợ phương pháp nhận thức và trình bày vấn đề trên một bình diện phẳng dựa vào những mối liên hệ có tính logic giữa các yếu tố cấu

thành. Nhờ đó, giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề trong công việc một cách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp thông thường.

Sử dụng FreeMind, người dùng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.

Một Bản đồ tư duy thiết lập bằng phần mềm FreeMind:

2.2.2. Phần mềm Mindomo

Đây là phần mềm tạo Bản đồ tư duy trực tuyến, không phải cài đặt chương trình trong máy tính.

Nhấn vào nút Basic Account - Free để đăng kí một tài khoản miễn phí. Sau khi kích hoạt tài khoản qua email, có thể đăng nhập vào trang điều khiển. Nhấn Lauch Mindomo để bắt đầu tạo sơ đồ tư duy.

Giao diện của Mindomo rất đơn giản, trực quan. Nhấn vào Topic và Subtopic để chèn vào các nhánh ý tưởng. Ngoài ra, còn có thể thực hiện các tác

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5 (Trang 37 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)