7. Cấu trúc đề tài
1.5.3. Thực trạng vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong quá trình dạy học
Theo đánh giá của giáo viên tiểu học, 100% ý kiến cho rằng "Bản đồ tư duy" là phương pháp làm sáng tỏ nội dung bài dạy. Giờ học sôi nổi, bài học thêm sinh động chiếm 95%. Kích thích hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cưa học sinh đều chiếm 90%. Và 87,5% ý kiến cho rằng vận dụng phương pháp bản đồ tư duy là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và phát triển tư duy của học sinh.
Qua ý kiến đánh giá của giáo viên tiểu học cho phép khẳng định mức độ cần thiết và vai trò của việc vận dụng "Bản đồ tư duy" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí ở tiểu học.
1.5.3. Thực trạng vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong quá trình dạy học Địa lí dạy học Địa lí
Bảng 2: Mục đích vận dụng "Bản đồ tƣ duy"
TT Mục đích Số phiếu Tỉ lệ(%)
1 Để hình thành kĩ năng thuyết trình cho học sinh 29 60, 0 2 Giúp học sinh tìm kiếm tri thức, tự do sáng tạo 41 90, 0
3 Để thay đổi không khí lớp học 2 5, 0
4 Giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững nội dung bài 32 67,5
5 Để củng cố kiến thức đã học 44 97, 5
6 Để minh họa cho bài giảng 0 0
Từ trên ta thấy, nhìn chung giáo viên nắm được mục đích của việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học Địa lí. 90% ý kiến cho rằng vận dụng "Bản đồ tư duy" với mục đích để giúp học sinh tìm kiếm tri thức, tự do sáng tạo. 97,5% ý kiến "Bản đồ tư duy" được dùng với mục đích củng cố kiến thức đã học. Để thay đổi không khí lớp học chiếm 5%. 60% ý kiến về việc
vận dụng phương pháp bản đồ tư duy với mục đích hình thành kĩ năng thuyết trình cho học sinh giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững nội dung bài học chiếm 67,5%. Và không có ý kiến nào cho việc vận dụng "Bản đồ tư duy" với mục đích minh họa cho bài giảng.
Như vậy, nhận thức về việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy của giáo viên còn chưa đồng đều, chưa nhất quán ý kiến. Đa số giáo viên nhận thức được gần đúng mục đích của việc vận dụng "Bản đồ tư duy". Song điều đáng lưu ý là giáo viên chưa nhận thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phương pháp này trong việc phát triển tư duy, khả năng diễn đạt của học sinh tiểu học. Đây chính là nguyên nhân vì sao giáo viên tiểu học còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào trong dạy học Địa lí làm sao cho có hiệu quả.
- Cách thức sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí.
Hầu hết, giáo viên còn lúng túng, ngại trong việc vận dụng "Bản đồ tư duy" hoặc chưa đưa ra được phương pháp vận dụng. Theo điều tra thu nhận được kết quả như sau:
27%: Giáo viên còn lúng túng khi vận dụng.
73%: Giáo viên không đưa ra được phương pháp dạy học đối với "Bản đồ tư duy".
Từ kết quả trên cho thấy rằng, mặc dù theo nhận định của hầu hết giáo viên, thì đây là phương pháp dạy học phát huy được tối đa năng lực học tập của học sinh, nhưng việc sử dụng chúng thì thật không dễ dàng chút nào. Và nó còn gây ra cho giáo viên những khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy một số giáo viên cũng khai thác bài học theo phương pháp bản đồ tư duy nhưng không hiểu phương pháp đó mà chỉ xem như là một sơ đồ đơn thuần để giáo viên khái quát nội dung bài học, nên sự tập trung chú ý của học sinh chưa cao.
Qua việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế dạy học Địa lí ở trường tiểu học nhận thấy kết quả học tập môn học này của học sinh thể hiện qua những điểm sau:
+ Về kiến thức: Học sinh chiếm lĩnh tri thức từ "Bản đồ tư duy" còn rất ít, mà chủ yếu thông qua lời giảng của giáo viên. Giáo viên giảng, học sinh nghe. Giáo viên ghi bảng, học sinh chép vở. Học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ nguồn kiến thức. Về nhà học thuộc lòng kiến thức ghi trong phần đóng khung nên dẫn đến tình trạng học mà không hiểu.
+ Về mặt kĩ năng: Muốn lĩnh hội được kiến thức mới thì học sinh phải có kĩ năng Địa lí. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy của học sinh tiểu học còn rất yếu, lúng túng, mục tiêu lĩnh hội kiến thức chưa đạt. Khi yêu cầu quan sát, thảo luận nhóm làm việc theo phương pháp bản đồ tư duy thì rất ít học sinh có thể tiến hành. Do đó, các em không biết cách vận dụng như thế nào, lệnh cũng như định hướng câu hỏi chưa rõ ràng, chưa dẫn dắt học sinh tìm kiếm nguồn tri thức. Vì thế, các em nhanh chán, kéo theo không thích học Địa lí và nghĩ đây là môn học khó.
Mặc dù vậy, có một số nhóm học sinh tỏ ra rất hứng thú đối với phương pháp bản đồ tư duy. Vì các em đã được thực hành, làm việc, đọc, hiểu về "Bản đồ tư duy" (lớp 5D). Các em say mê sáng tạo, tự do tạo ra những "sản phẩm" của riêng nhóm mình và đứng lên thuyết trình trước lớp. Hiệu quả giờ học được phản hồi rõ nét.
Nhìn chung, kết quả học tập môn Địa lí ở tiểu học không cao. Kết quả này đòi hỏi sự nỗ lực, tim tòi, đổi mới phương pháp dạy học không ngừng của giáo viên. Đặc biệt là phương pháp bản đồ tư duy.