Đặc điểm của quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5 (Trang 29 - 33)

7. Cấu trúc đề tài

1.4.2. Đặc điểm của quá trình nhận thức

Để tổ chức dạy học địa lí có hiệu quả theo đúng tinh thần dạy học tích cực cần phải xem xét đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh. Trên cơ sở đó, biết được khả năng nhận thức, mức độ tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

- Tri giác: "Đối với học sinh tiểu học, tri giác góp phần quan trọng vào việc thu nhận kiến thức. Tuy nhiên, ở học sinh tiểu học tri giác còn chung chung, mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không chỉ định" [7]. Ở lớp 5 các

em đã biết đi vào bản chất sự vật, biết phân tích và suy luận mỗi khi tri giác. Các em đã nắm được mục đích quan sát, phát hiện được kết quả quan sát một cách gãy gọn, rõ ràng. Sau khi quan sát các chi tiết riêng rẽ, các em đã có năng lực tổng hợp các chi tiết đó. Tri giác của các em rất nhạy cảm và đượm màu sắc cảm xúc. Các em chỉ thích và chú ý quan sát đến những gì rực rỡ, động đậy, đập vào mắt các em và các em thường quên mục đích quan sát.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, khi thiết kế bài dạy địa lí có sử dụng phương pháp bản đồ tư duy cần chú ý làm sao cho học sinh nắm được bản chất cốt lõi của vấn đề, biết tổng hợp các nội dung kiến thức một cách khái quát nhất. Và việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí lớp 5 sẽ phát huy tác dụng nếu giáo viên nắm được đặc điểm tri giác của học sinh một cách tốt nhất.

- Khả năng chú ý: Sự chú ý của học sinh có những đặc điểm sau:

+ "Sức tập trung chú ý phụ thuộc vào khối lượng vật thể được chú ý của học sinh. Cùng một lúc các em chưa chú ý đến nhiều đối tượng" [7]. Do vậy, trong giờ Địa lí có vận dụng phương pháp bản đồ tư duy không nên đưa ra nhiều hoạt động cùng một lúc mà cần cho học sinh tiến hành từng hoạt động, đối tượng riêng rẽ, với từng nhiệm vụ cụ thể.

+ "Sức tập trung và độ bền vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý, mức độ hoạt động với sự vật" [6], cho nên các phương tiện như lược đồ, bảng biểu, tranh ảnh...phải rõ ràng, mức độ không quá phức tạp và trong đó chủ yếu chỉ thể hiện các sự vật hiện tượng địa lí cần thiết nhất của bài học. Giáo viên cũng cần tạo điều kiện tối đa cho các em làm việc với chúng.

+ "Sức tập trung chú ý của các em chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Học sinh lớp 4, 5 khoảng 30-35 phút [7] và: "Sự chú ý của học sinh đối với việc thực hiện những hoạt động bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối với việc thực hiện các hành động trí tuệ" [8]. Từ hai đặc điểm này, chúng ta thấy rằng trong giờ học địa lí giáo viên cần có hình thức và phương pháp dạy học, đồng thời cần tổ chức những bước chuyển tiếp thích hợp giữa hành động bên ngoài và hành động trí tuệ bên trong, nhằm làm cho học sinh không mệt mỏi và gây được hứng thú học tập cho các em. Đồng thời giáo viên cũng biết tạo điều

kiện thích hợp, thời gian hợp lí để học sinh có thể vận dụng bản đồ tư duy vào trong việc học của mình, cần tạo một không gian thoải mái, không gây căng thẳng cho các em để các em tự do sáng tạo dựa trên kiến thức đã có.

- Trí nhớ: "Học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt. Các em có khả năng nhớ được nhiều điều, thâm chí cả những điều các em không hiểu. Học sinh những lớp cuối (lớp 4, 5) vẫn thường có khuynh hướng học thuộc một cách máy móc theo kiểu "học vẹt" [7]. Chính vì thế, các em cảm thấy khó khăn khi phải vận dụng những điều mình nhớ vào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các em nhớ các sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Càng lên lớp trên, trí nhớ có chủ định càng phát triển, năng lực nghi nhớ cũng tăng dần. Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững hơn, hiểu sâu hơn bản chất vấn đề và không bỏ sót bất kì ý tưởng nào thì "Bản đồ tư duy" là phương pháp tối ưu nhất.

- Tư duy: Theo các nhà tâm lí học thì tư duy của trẻ tiểu học chuyển dần từ cụ thể, trực quan sang tính trừu tượng khách quan. Nhà tâm lí học Tpiagie người Thụy Sỹ cho rằng: "Tư duy của trẻ mười tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những

thao tác cụ thể, dựa trên cơ sở có diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan" [5].

Vì vậy, trong các giờ học Địa lí cần tổ chức cho các em tham gia, thực hiện các thao tác: Phân tích, tổng hợp, thuyết trình, diễn giải thông qua "Bản đồ tư duy" để phát triển tư duy cho các em.

Hoạt động phân tích tổng hợp ở lứa tuổi này rất sơ đẳng, đang trong giai đoạn phân tích trực quan - hành động khi tri giác đối tượng. Lên lớp 5 trẻ có thể phân tích đối tượng. Khi phân tích đối tượng đã có thể thoát khỏi những ảnh hưởng chủ quan của những dấu hiệu trực tiếp và hoàn toàn dựa vào những dấu hiệu khái niệm dễ hiểu, các em phân tích trong óc một cách tương đối tốt. Mặc dù vậy, để có thể hiểu hết toàn bộ vấn đề, các dấu hiệu của khái niệm, các kĩ năng địa lí thì vận dụng bản đồ tư duy sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú so với trẻ mầm non, nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày

dạn. Đặc biệt học sinh ở cuối cấp tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

Vì vậy, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến những kiến thức "khô khan" bằng những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện.

Từ những đặc điểm trên ta thấy quá trình dạy học phân môn Địa lí có thể khơi dậy ở trẻ cảm xúc, hứng thú học tập với phương pháp vận dụng bản đồ tư duy để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.5. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp bản đồ tƣ duy trong dạy học Địa lí ở tiểu học

- Để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phân môn Địa lí và việc sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy học phân môn này.

+ Đối tượng khảo sát:

Giáo viên tiểu học: 45 người

Học sinh tiểu học: 130 em của trường Tiểu học Hải Ninh thuộc địa bàn xã Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Định.

+ Nội dung khảo sát:

Tình hình dạy học phân môn Địa lí ở trường tiểu học.

Nhận thức của giáo viên về vai trò "Bản đồ tư duy" trong việc dạy học phân môn Địa lí ở trường tiểu học.

Thực trạng vận dụng phương pháp bản đồ tư duy của giáo viên trong quá trình dạy học địa lí.

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Kết quả khảo sát được chúng tôi phân tích qua các mặt sau đây:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)