NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 38 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM

2.3.1. Nguồn lực tự nhiên

2.3.1.1. Tài nguyên rừng

Diện tích tự nhiên vùng đệm lớn nhưng diện tích của 3 xã vùng đệm ngày càng thu hẹp. Số liệu trên bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ diện tích rừng do ủy ban nhân dân huyện quản lý chỉ chiếm 20,91% trên tổng diện rừng và đất tự nhiên của 3 xã. Diện tích rừng và đất rừng thuộc xã Hồ Sơn có vị trí gần sát với thị trấn huyện Tam Đảo và thường được chuyển đổi mục đích sang đất xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Diện tích rừng theo đơn vị quản lý và theo tính chất sử dụng Đơn vị: %

STT Mục đích sử dụng Theo địa bàn

Đạo Trù Đại Đình Hồ Sơn Tổng

1 2

Diện tích đất lâm nghiệp Diện tích đất nông nghiệp

81,82 5,26 69,80 13,66 60,33 15,82 73,59 9,73 Đơn vị quản lý 1 2 3

Doanh nghiệp nhà nước Các đơn vị khác quản lý UBND huyện quản lý

76,13 1,89 3,80 68,77 20,68 9,04 - - 60,33 52,04 4,58 20,91

Nguồn: Ban Quản lý VQG Tam Đảo năm 2010

Diện tích đất nông nghiệp cũng chỉ chiếm 9,73% trên tổng diện tích. Dân số tăng nhanh, quỹ đất ngày càng thu hẹp, cộng đồng lại rất cần mở rộng đất canh tác bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, đây cũng là xu hướng đem tới rủi ro cho sinh kế cộng đồng dân cư vùng đệm. Tài nguyên rừng thuộc về vườn quốc gia, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, chỉ có một số hộ ở xã Hồ Sơn và Đại Đình được nhân khoán quản lý bảo vệ rừng từ năm 1999.

2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất của cộng đồng vùng đệm

Diện tích do 3 xã vùng đệm quản lý là 4.294,2 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp (2.706,7 ha), đất ở 787,9 ha và đất khác 799,6 ha. Các năm trước đây các xã vùng đệm mới chỉ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng theo kế hoạch hàng năm. Diện tích đất sản xuất đất trồng trọt không nhiều nhất là đối với xã Đạo Trù, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đây là những yếu tố góp phần làm cho thu nhập từ trồng trọt thường thấp. Hiện nay toàn bộ đất sản xuất và đất ở của cộng đồng đã được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ưu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Quy mô đất sản xuất bình quân hộ được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Quy mô đất sản xuất nông nghiệp của cộng đồng vùng đệm, từ năm 2005- 2010

Loại đất Theo địa bàn( ha/ hộ)

Hồ Sơn Đại Đình Đạo Trù

Đất ruộng trồng lúa Đất trồng hoa màu Đất đồi TDTBQ/hộ 2005 0,56 0,30 1,20 1,61 2010 0,56 0,30 1,20 1,61 2005 0,70 0,18 1,27 1,52 2010 0,70 0,18 1,34 1,49 2005 0,55 0,30 1,73 1,49 2010 0,55 0,30 1,89 2,46

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tam Đảo

Năm 2005 Chính phủ ra các quyết định 134, 135 giải quyết đất ở và đất sản xuất cho cộng đồng dân tộc tại chỗ, đến năm 2010 chương trình này được triển khai tại các xã vùng đệm. Tuy nhiên, sau khi nhận đất cộng đồng không phát huy được hiệu quả của đất được giao hoặc bỏ hoang do những nguyên nhân khác nhau. Diện tích đất được giao chủ yếu là đất xấu, người dân thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật canh tác, cải tạo đất và không có định hướng được sản xuất là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nêu trên.

2.3.1.3. Cảnh quan thiên nhiên của vùng đệm

Vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển thành khu nghỉ mát lý tưởng ở khu vực phía Bắc, hiện đang phát triển chưa xứng với vị trí và tiềm năng vốn có của mình. Từ lâu, thị trấn Tam Đảo đã nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp, tiêu biểu là Thác Bạc, Cổng Trời, Bãi Đá, Am Gió Thang Mây... Cùng với những cánh rừng bạt ngàn ẩn hiện trong mây, Tam Đảo có thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái với gần 1000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đăc hữu và quý hiếm như Hoàng thảo Tam Đảo, Hoa tiên; hơn 300 loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động vật, trong đó có 11 loài đặc hữu và nhiều loài quý như gà tiền, gà lôi trắng, sóc bay... Đây là những tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị đặc biệt, có khả năng khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Trên đường đi du khách được ngắm nhiều kiểu rừng , thác và sông, suối, cũng có thể bắt gặp các loại thú như: công, mang lớn, lợn rừng, khỉ… Du khách có thể tới giữa phân khu phục hồi sinh thái bằng đường mòn. Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu về đời sống của đồng bào địa phương như: thăm làng dệt thổ cẩm, nghỉ lại nhà dân tộc địa phương, thưởng thức ẩm thực cơm lam, gà nướng.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và phồn thịnh của xã hội, du lịch trở thành một trong những nhu cầu cần thiết trong đời sống của mỗi con người. Một trong những loại hình du lịch gắn liền với đặc thù của các khu bảo tồn thiên nhiên là du lịch sinh thái trên cơ sở phát huy sự tham gia của người dân, những người có hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, có những nét văn hóa độc đáo, phản ánh mối quan hệ của con người với thiên nhiên trong khu vực, đây còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, là dịp để giới thiệu và phát triển văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

Như vậy, du lịch sinh thái là một trong những giải pháp gián tiếp bảo vệ tài nguyên và một điều quan trọng hơn nữa đó chính là tạo ra một sinh kế bền vững với mục tiêu, nâng cao và ổn định thu nhập cho cộng đồng,các vấn đề xã hội tốt, ý thức tôn trọng và bảo vệ rừng của cộng đồng được nâng cao. Tuy nhiên cho đến nay, việc khai thác và phát huy hết những tiềm năng của cộng đồng trong phát triển bền vững loại hình du lịch này ở vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo vẫn còn có những vấn đề bất cập.

Tóm lại: Vốn tự nhiên của cộng đồng dân tộc ít người vùng đệm VQG Tam Đảo có một lợi thế vô cùng quý giá. Các cảnh quan thiên nhiên kết hợp với vốn văn hóa độc đáo của các dân tộc tại đây là những cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch văn hóa - sinh thái phát triển kết hợp với bảo tồn. Bên cạnh những lợi thế trên, vùng đệm cũng có bất lợi của vốn tự nhiên như độ phì của đất đai thấp, khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Nguồn lực con ngƣời

Nguồn lực con người bao gồm sự hiểu biết, các kỹ năng, khả năng lao động và sức khoẻ tốt để con người có thể theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của họ.

Ở cấp cộng đồng, vốn con người bao gồm các yếu tố như dân số, thành phần dân tộc, cấu trúc tuổi, nhân khẩu, số lượng lao động, chất lượng lao động hiện có, kinh nghiệm và kiến thức, tình trạng sức khoẻ… Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Sức khỏe là nguồn lao động là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng. Hay nói một cách khác là kết quả và hành vi sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kĩ năng, kiến thức, nhu cầu và mục đích của từng cá nhân….

2.3.2.1. Dân số và dân tộc

Dân số và cơ cấu dân số của mẫu điều tra 90 hộ tại 3 xã Đạo Trù, Đại Đình, Hồ Sơn được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Dân cư và lao động cộng đồng vùng đệm, năm 2010

Tiêu chí Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)

1. Tổng dân số Người 571 100

Dân số trong độ tuổi lao động Người 298 52,19

* Tổng số lao động nam Người 151 50,67

* Tổng số lao động nữ Người 147 49,33 2. Tổng số hộ Hộ 120 100 2.1 Số hộ giàu Hộ 2 1,67 2.2 Số hộ khá Hộ 9 7,50 2.3 Số hộ trung bình Hộ 66 55 2.4 Số hộ nghèo Hộ 43 35,83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với lực lượng lao động trong độ tuổi rất đông đảo, là một nguồn lực quan trọng để thực hiện các quá trình của sản xuất kinh doanh, lượng lượng lao động trong độ tuổi này sẽ làm thay đổi toàn cục về kinh tế của huyện trong thời gian tới. Có đến 55,00% số hộ dân trong vùng đệm ở mức sống trung bình. Cả huyện có 35,83% số hộ nghèo. Số hộ giàu chiếm tỷ lệ thấp 7,50%. Thực trạng này cần được nhìn nhận và có biện pháp cải thiện đó là phấn đấu giảm tối đa số hộ nghèo, tăng số hộ có mức sống khá, giàu.

Tốc độ tăng dân số nhanh tạo nên nguồn lực lao động dồi dào trong vùng nhưng cũng kéo theo sự tăng nhanh nhu cầu về tài nguyên đất cũng như tài nguyên rừng, đây cũng là một áp lực đối với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tam Đảo. Trong vùng đệm có nhiều dân tộc khác nhau, cộng đồng dân tộc ít người tại chỗ chủ yếu là dân tộc Sán Chí, Dao... Cơ cấu dân tộc thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Cơ cấu dân tộc tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, năm 2010 (đơn vị %)

Dân tộc Cộng đồng theo địa bàn

Đạo Trù Đại Đình Hồ Sơn

Sán Chí 51,52 29,91 13.33

Dao 36,46 1,80 12,41

Kinh 8,34 65,78 59,28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hồ Sơn 13.33 12.41 59.28 14.98 Sán Chí Dao Kinh Khác

Biểu 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc tại vùng đệm Vƣờn quốc gia Tam Đảo, năm 2010

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo, năm 2010

Cộng đồng đa dân tộc tạo nên một môi trường đa văn hóa độc đáo, tộc người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đây đến tộc người Sán Chí, người Dao và các tộc người khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy vậy ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Kinh đối với các cộng đồng anh em như ngôn ngữ, sắc phục là một điều đáng lưu tâm, đó chính là việc nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn. Phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số đã phần nào cố hữu ăn sâu qua nhiều đời, đây là một trong những khó khăn lớn đối với việc tuyên truyền

Đại Đình 29.91 1.8 65.78 2.51 Sán Chí Dao Kinh Khác Đạo Trù 51.52 36.46 8.34 3.68 Sán Chí Dao Kinh Khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về các vấn đề xã hội và hướng dẫn cách thức sản xuất một cách hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới môi trường, tới công tác giữ rừng.

2.3.2.2. Trình độ học vấn và ngôn ngữ

Từ năm 2000 trở về đây chính quyền các cấp tại vùng dệm VQG Tam Đảo đã tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng trường học, xóa lớp học ca ba tại các xã. Xã nào cũng có các trường tiểu học và trung học cơ sở. Cả huyện có hai trường trung học phổ thông đóng ở thị trấn cách nhà từ 3-10km. Từ năm 2010 có xe buýt đi lại thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi có nhiều trẻ em được đến trường.

Học sinh thường đầu năm đến trường rất đông, giữa học kỳ bỏ dần, mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ như cấp không sách vở, miễn giảm học phí và xây dựng trường. Trình độ học vấn thấp bởi: (i) ý thức về tầm quan trọng của việc hoc tập chưa cao, (ii) phong trào khuyến học chưa đến với cộng đồng dân tộc ít người, (iii) rào cản ngôn ngữ.

3. 1 33 .3 49 .4 30 .6 10 .1 3. 9 0 16 .3 15 .8 0 0 25 .8 13 .3 13 .3 0 29 .6 38 .3 47 .6 0 10 20 30 40 50 60 Mù chữ Tiểu học THCS THPT TH nghề CĐ - ĐH Tỷ lệ % Đạo Trù Hồ Sơn Đại Đình

Biểu 2.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn theo địa bàn của cộng đồng dân cƣ vùng đệm VQG Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả đánh giá trình độ học vấn của cộng đồng bằng số năm đi học cao nhất của các thành viên trong độ tuổi đi học trở lên của các hộ được phỏng vấn thể hiện ở biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn theo dân tộc 0 9. 7 47 .8 23 .8 15 .6 3. 1 0 48 .8 12 .2 0 4. 3 39 .9 44 .3 0 0 18 .6 20 .4 11 .5 0 10 20 30 40 50 60 Mù chữ Tiểu học THCS THPT TH nghề CĐ - ĐH Tỷ lệ % Kinh Dao Sán Chí

Biểu 2.4. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn theo dân tộc của cộng đồng dân cƣ vùng đệm VQG Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc, năm 2010

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2010

Trình độ học vấn ở người Dao rất đặc biệt, tỷ lệ học sinh THCS cao hơn so với các dân tộc khác. Người Kinh lại có tỷ lệ người có số năm đi học cao hơn các cộng đồng khác rất nhiều. Người Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá trình độ học vấn của cộng đồng dân cư vùng đệm.

Sự phân bố đan xen và giao thoa về văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau trong một thời gian dài đã làm cho cộng đồng vùng đệm có khả năng hòa nhập tương đối tốt, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của khu vực. Hơn nữa quan hệ hôn nhân giữa các dòng họ và dân tộc khác nhau rất phổ biến, vì thế người dân hầu như nói được rất nhiều thứ tiếng: Sán Chí, Dao, đặc biệt là tiếng Kinh. Số liệu thống kê về khả năng nói được nhiều thứ tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân tộc khác nhau thể hiện ở bảng 2.10 cho thấy xã Đạo Trù là xã có tỷ lệ nói được nhiều thứ tiếng nhất chiếm 29.63% số người phỏng vấn.

Bảng 2.10: Tỷ lệ chủ hộ sử dụng được các ngôn ngữ khác nhau của cộng đồng dân cư vùng đệm, năm 2010

Đơn vị (%)

Số loại ngôn ngữ nói thành thạo Theo địa bàn

Hồ Sơn Đại Đình Đạo Trù

Ba thứ tiếng(Sán Chí, Dao, Kinh) - - 29,63

Hai thứ tiếng(Sán Chí, Kinh) 43,38 23,04 39,63

Hai thứ tiếng(Dao, Kinh) 44,27 56,96 35,28

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2010

Kết quả bảng 2.10 cho thấy không phải cộng đồng không có khả năng tiếp thu nên chẳng cần xem xét lại phương pháp giáo giục và truyền đạt thông tin thích hợp giúp cộng đồng nâng cao trình độ học vấn, tăng khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện sinh kế.

2.3.2.3. Tiếp cận thông tin của cộng đồng

Truyền thông là một trong những biện pháp hữu hiệu nâng cao nhận thức cộng đồng. Cộng đồng có cơ hội tiếp cận thông tin qua các kênh khác nhau: phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền và các tổ chức xã hội chính thống, mạng lưới tổ chức xã hội không chính thống như họ hàng, hàng xóm, bạn bè người kinh doanh, và các nguồn khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 38 - 107)