ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 85 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG

3.1.1. Cơ sở của việc định hƣớng

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

Do sức ép sinh sống của người dân nghèo xung quanh hay trong khu vực vườn quốc gia Tam Đảo ngày càng mạnh mà công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết các mâu thuẫn nói trên, cần phải xây dựng và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo cần tìm ra phương thức tuyền truyền hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức môi trường, cải thiện cuộc sống cho người dân, nhất là những người nghèo sống xung quanh các khu bảo tồn. Người dân nghèo ở khu vực vùng đệm khai thác gỗ, lấy củi, săn bắt động vật, thu lượm các lâm sản ngoài gỗ như: Cây luồng, cây tre, cây mai, măng, nấm... và do đó ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn. Nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên rừng là đói nghèo và dân số tăng nhanh. Rừng và tài nguyên rừng là nguồn kiếm sống tất yếu của người nghèo ở khu vực vùng đệm nếu chúng ta không giúp họ tìm được những hoạt động tạo ra thu nhập khác. Cấm người nghèo không được khai thác tài nguyên rừng trong khi không tìm cho họ cách thức kiếm sống, chắc là điều phi thực tế, và thậm chí còn là biện pháp không thể chấp nhận được nếu xét theo khía cạnh nhân đạo. Cách thức phù hợp nhất cho công tác bảo tồn vườn quốc gia Tam Đảo là tìm cách thay thế phương thức kiếm sống phụ thuộc vào rừng bằng cách thức tạo ra thu nhập khác cho những người nghèo sống ở khu vực vùng đệm. Do đó, các hoạt động mong muốn tạo dựng sinh kế bền vững nhằm giúp người dân vùng đệm dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Phát triển các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi để cải thiện cuộc sống. Nâng cao nhận thức của người dân nhằm mục tiêu bảo vệ rừng.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, công tác bảo vệ tài nguyên rừng của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn và sự phản kháng quyết liệt từ phía người dân nghèo. Đường ranh giới có biển báo, cán bộ kiểm lâm tuần tra canh gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục cũng không thể ngăn cấm người dân nghèo địa phương xâm phạm vườn quốc gia một cách triệt để và nếu không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời tình trạng trên thì chẳng bao lâu vườn quốc gia Tam Đảo sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của dự án các cơ quan chức năng của huyện Tam Đảo đã thay đổi hệ thống tổ chức và cách giải quyết vấn đề, nhằm thỏa mãn được nhu cầu trước mắt của nhân dân mà không gây nguy hại đến mục tiêu lâu dài của khu vườn quốc gia nên đã hạn chế được sự suy thoái của vườn quốc gia Tam Đảo. Các cơ quan chức năng bảo vệ rừng từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ đã nhận thấy: Hợp tác với nhân dân địa phương và lắng nghe, chấp nhận những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra canh gác, thu giữ và xử phạt. Tuy nhiên, Ban quản lý vườn quốc gia Tam Đảo vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để lôi kéo người dân vùng đệm tham gia công tác bảo vệ rừng nên vẫn còn một số trường các hộ dân ở vùng đệm là nơi chứa chấp bọn phá rừng, là tụ điểm thu gom gỗ, động vật hoang dã trái phép. Vì vậy, để có thể bảo vệ bền vững VQG Tam Đảo, Ban quan lý vườn quốc gia Tam Đảo cần tăng cường hơn nữa các giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại vùng đệm vườn quốc gia. Ban quản lý dự án phải hướng người dân đến việc sử dụng bền vững, hiệu quả các nguồn lực tại vùng đệm. Ban quản lý phải phối hợp chặn chẽ với các cấp chính quyền trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển khai, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền giáo dục cũng như xử lý những người dân xâm phạm trái phép các nguồn tài nguyên của vườn quốc gia, các nhà khoa học và đặc biệt có sự tham gia của người dân địa phương.

3.1.1.2. Thực tế tại khu vực vùng đệm

Ban quản lý VQG Tam Đảo gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ VQG vì không đủ cán bộ, đa số cán bộ chưa được đào tạo, luật pháp cũng không rõ ràng, không có hướng dẫn cụ thể về quản lý vùng đệm, thiếu kinh nghiệm, thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kém...

Việc ngăn chặn xâm phạm tài nguyên thiên nhiên thuộc khu bảo tồn từ người dân vùng đệm và cả dân ngoài vùng đệm không có cơ quan chỉ đạo thống nhất. Tại một địa phương có thể có nhiều cơ quan cùng làm việc đó, như kiểm lâm, nhân viên bảo vệ của khu bảo tồn, công an, chính quyền địa phương, thủy sản, thuỷ lợi... Các cơ quan này mạnh ai nấy làm, nhiều khi tạo nên mâu thuẫn, khó giải quyết.

Chính quyền tỉnh, trung ương và các bộ ngành có liên quan chưa có quan niệm đúng mức về vùng đệm của các khu bảo tồn, chưa chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương cách quản lý vùng đệm.

Các chương trình nhà nước như chương trình 327, 556, 661, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tín dụng và nhiều chương trình của các tổ chức ngoài chính phủ (NGO) thực hiện ở các xã thuộc vùng đệm cũng chưa chú ý nhiều đến vai trò của vùng đệm đối với khu bảo tồn và mục tiêu bảo tồn.

Khắc phục những hạn chế, thiếu xót trên chính là định hướng của đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu để phát triển, quản lý vùng đệm một cách bền vững.

3.1.2. Định hƣớng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều kiện sống của các hộ gia đình khu vực vùng đệm thông qua việc tìm kiếm những sinh kế mới, lên kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của hộ nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập cho hộ. Thông qua phân tích đánh giá, tác giả đưa ra một số mục tiêu để phát triển bền vững vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

+ Tập chung nguồn lực để phát triển cây lúa nước: Cây lúa có tỷ trọng % đóng góp ngày càng lớn trong tổng thu nhập hàng năm của các hộ gian đình. Các cấp cần chú trọng tạo điều kiện cho các dự án giúp các hộ về nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư mua giống lúa mới, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm kênh mương dẫn nước từ suối vào các khu ruộng, tập huấn kỹ thuật khuyến nông... Tư đó giúp các hộ có thể tự cung tự cấp được lương thực cho hộ, một phần dư thừa để bán lấy tiền tái đầu tư cho vụ sau và trang trải các chi phí sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của hộ, đầu tư cho con cái đi học...

+ Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để thuận lợi cho việc đi lại và giao thương buôn bán.

+ Đầu tư xây nhà văn hoá cho các thôn để nâng cao đời sống văn hóa, kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các hộ thông qua các hoạt động huấn luyện do cán bộ khuyến nông cơ sở thực hiện.

+ Tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ rừng tự nhiên cho người dân vùng đệm, giúp người dân nhận biết được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của chính họ và các thế hệ con cháu mai sau.

+ Trợ giúp cây giống: Cây keo, cây gỗ lim...và chi phí, huấn luyện kỹ thuật cơ bản cho các hộ tham gia dự án trồng rừng để tái bao phủ các diện tích đất trống, đồi trọc trên toàn bộ khu vực vùng đệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU3.2.1. Giải pháp về chính sách 3.2.1. Giải pháp về chính sách

- Nhà nước cần có chính sách phát triển vùng đệm rõ ràng. Việc đầu tiên cần làm là phải cắm mốc phân biệt vùng đệm và vùng lõi, khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt để mọi người dân đều biết, thuận tiện cho công tác quản lý và bảo vệ.

- Phát triển cơ sở hạng tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân khu vực vùng đệm phát triển kinh tế hàng hoá, nâng cao thu nhập. Đó là hệ thống đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc. - Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài, có các chương trình xúc tiến hợp tác với viện nghiên cứu rừng thế giới để khảo sát, duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm.

- Có thêm biên chế để tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ kiểm lâm có năng lực làm việc tại khu vực vùng đệm, luôn luôn bám sát dân, bám sát rừng.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, mở rộng quy mô nhà trẻ, nhóm trẻ khối trường mầm non, trường bán công đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như xây dựng trường cao tầng, nhà điều hành, nhà đa năng, nhà ở cho giáo viên theo cơ chế tỉnh qui định, tăng cường đầu tư trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của học sinh.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách và người nghèo, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng không để dịch bệnh phát sinh trên địa bàn, khi có dịch phải bằng mọi biện pháp dập dịch ngay.

- Đẩy mạnh công tác hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phấn đấu hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn dưới 23% vào cuối năm 2011.

3.2.2. Công tác quy hoạch đất đai

- Đối với đất dành cho hoạt động nông nghiệp: Cần có được quy hoạch theo hướng áp dụng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu qua sử dụng đất, gắn với cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đối với đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại quy hoạch và giải quyết nhanh chóng kịp thời các vấn đề vướng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp. Các tổ chức kinh tế, hộ cá thể đầu tư sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: chế biến lâm sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng...

- Xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua các xã vùng đệm như: Đường Hợp Châu - Tây Thiên, đường Hợp Châu - Minh Quang, đường Hồ Sơn - Lõng Sâu.

+ Tiếp tục việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa một số chợ đang bị xuống cấp như: Chợ Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan nhằm phát triển hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân trong và ngoài vùng đệm.

- Phát triển du lịch sinh thái:

+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tạo bước phát triển mạnh ngành du lịch - dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt chú trọng thực hiện đề án phát triển về du lịch, dịch vụ nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí, khu du lịch... và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch - dịch vụ. Đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khu nghỉ mát Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên. Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư vào khu du lịch và thực hiện cơ chế chính sách thông thoáng nhất của tỉnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

3.2.3. Các giải pháp về nhân khẩu học

Chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm làm giảm quy mô của các hộ gia đình. Từ kết quả phân tích cho thấy khi quy mô hộ gia đình giảm xuống sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập cho các thành viên trong hộ gia đình.

Hiện nay trong khu vực vùng đệm vẫn còn có những tập tục, tư duy lạc hậu như sinh nhiều, sinh con trai… dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn diễn ra. Trong điều kiện đất chật, người đông cùng với đó là thiếu các công việc phi nông nghiệp trên địa bàn, dẫn đến đông con nhưng ít lao động và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng VQG đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của hộ gia đình.

Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng tới từng hộ gia đình. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các xã vùng đệm. Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình với vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn được những lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận động thì khi đó cuộc vận động mới thành công.

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia dình vùng đệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân vùng đệm nhằm thực hiện trước một bước công tác phòng chống khai thác trái phép rừng tự nhiên. Đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm và chủ yếu diễn ra ở những vùng có điều kiện tương đối thuận lợi. Từ kết quả nghiên cứu đưa đến một số giải pháp:

- Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa và đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phương thức thâm canh: Chăn nuôi trâu bò là một hoạt động có xu hương phát triển tốt, tạo nguồn thu nhập cao cho cộng đồng người dân vùng đệm.

- Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò như hiện này, các hộ dân thuộc vùng đệm nên chú trọng phát triển chăn nuôi dê trong thời gian tới. Bởi vì, đây là khu vực có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất đồi núi, đất trồng rừng còn nhiều là điều kiện thuận lợi để chăn thả gia súc. Với yêu cầu đầu tư và nhu cầu thị trường hiện nay thì phát triển chăn nuôi dê là một hướng đi quan trọng góp phần tạo việc, làm nâng cao thu nhập của người dân vùng đệm ngay tại quê hương của mình.

- Cộng đồng người dân vùng đệm cần thảo luận đi đến quy định số lượng đàn gia súc tối đa được nuôi của mỗi hộ, xây dựng và thực hiện quy

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 85 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)