CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 89 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.2.1. Giải pháp về chính sách

- Nhà nước cần có chính sách phát triển vùng đệm rõ ràng. Việc đầu tiên cần làm là phải cắm mốc phân biệt vùng đệm và vùng lõi, khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt để mọi người dân đều biết, thuận tiện cho công tác quản lý và bảo vệ.

- Phát triển cơ sở hạng tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân khu vực vùng đệm phát triển kinh tế hàng hoá, nâng cao thu nhập. Đó là hệ thống đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc. - Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài, có các chương trình xúc tiến hợp tác với viện nghiên cứu rừng thế giới để khảo sát, duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm.

- Có thêm biên chế để tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ kiểm lâm có năng lực làm việc tại khu vực vùng đệm, luôn luôn bám sát dân, bám sát rừng.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, mở rộng quy mô nhà trẻ, nhóm trẻ khối trường mầm non, trường bán công đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như xây dựng trường cao tầng, nhà điều hành, nhà đa năng, nhà ở cho giáo viên theo cơ chế tỉnh qui định, tăng cường đầu tư trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của học sinh.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách và người nghèo, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng không để dịch bệnh phát sinh trên địa bàn, khi có dịch phải bằng mọi biện pháp dập dịch ngay.

- Đẩy mạnh công tác hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phấn đấu hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn dưới 23% vào cuối năm 2011.

3.2.2. Công tác quy hoạch đất đai

- Đối với đất dành cho hoạt động nông nghiệp: Cần có được quy hoạch theo hướng áp dụng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu qua sử dụng đất, gắn với cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đối với đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại quy hoạch và giải quyết nhanh chóng kịp thời các vấn đề vướng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp. Các tổ chức kinh tế, hộ cá thể đầu tư sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: chế biến lâm sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng...

- Xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua các xã vùng đệm như: Đường Hợp Châu - Tây Thiên, đường Hợp Châu - Minh Quang, đường Hồ Sơn - Lõng Sâu.

+ Tiếp tục việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa một số chợ đang bị xuống cấp như: Chợ Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan nhằm phát triển hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân trong và ngoài vùng đệm.

- Phát triển du lịch sinh thái:

+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tạo bước phát triển mạnh ngành du lịch - dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt chú trọng thực hiện đề án phát triển về du lịch, dịch vụ nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí, khu du lịch... và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch - dịch vụ. Đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khu nghỉ mát Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên. Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư vào khu du lịch và thực hiện cơ chế chính sách thông thoáng nhất của tỉnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

3.2.3. Các giải pháp về nhân khẩu học

Chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm làm giảm quy mô của các hộ gia đình. Từ kết quả phân tích cho thấy khi quy mô hộ gia đình giảm xuống sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập cho các thành viên trong hộ gia đình.

Hiện nay trong khu vực vùng đệm vẫn còn có những tập tục, tư duy lạc hậu như sinh nhiều, sinh con trai… dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn diễn ra. Trong điều kiện đất chật, người đông cùng với đó là thiếu các công việc phi nông nghiệp trên địa bàn, dẫn đến đông con nhưng ít lao động và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng VQG đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của hộ gia đình.

Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng tới từng hộ gia đình. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các xã vùng đệm. Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình với vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn được những lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận động thì khi đó cuộc vận động mới thành công.

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia dình vùng đệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân vùng đệm nhằm thực hiện trước một bước công tác phòng chống khai thác trái phép rừng tự nhiên. Đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm và chủ yếu diễn ra ở những vùng có điều kiện tương đối thuận lợi. Từ kết quả nghiên cứu đưa đến một số giải pháp:

- Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa và đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phương thức thâm canh: Chăn nuôi trâu bò là một hoạt động có xu hương phát triển tốt, tạo nguồn thu nhập cao cho cộng đồng người dân vùng đệm.

- Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò như hiện này, các hộ dân thuộc vùng đệm nên chú trọng phát triển chăn nuôi dê trong thời gian tới. Bởi vì, đây là khu vực có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất đồi núi, đất trồng rừng còn nhiều là điều kiện thuận lợi để chăn thả gia súc. Với yêu cầu đầu tư và nhu cầu thị trường hiện nay thì phát triển chăn nuôi dê là một hướng đi quan trọng góp phần tạo việc, làm nâng cao thu nhập của người dân vùng đệm ngay tại quê hương của mình.

- Cộng đồng người dân vùng đệm cần thảo luận đi đến quy định số lượng đàn gia súc tối đa được nuôi của mỗi hộ, xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng về vùng chăn thả, các hộ gia đình cần quan tâm hơn đến việc chăn dắt đàn trâu, bò, dê… hạn chế sự phá hoại của gia súc đối với rừng.

- Các hộ dân vùng đệm nên đầu tư phát triển chăn nuôi các loài bán hoang dã để khai thác các điều kiện chăn nuôi đặc thù của riêng vùng đệm, tạo ra những những nông sản mà thị trường có nhu cầu lớn và có giá trị kinh tế rất cao.

3.2.5. Phát triển các ngành nghề phụ

Các hộ gia đình thuộc vùng đệm có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hạn, nhưng lại không có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, khu vực này lại có những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề như: tre, lứa, lá, khai thác đá, đất sét… Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho người dân vùng đệm. Các ngành nghề phụ có thể mở rộng như: Ngành nghề làm mành, làm cót, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng,…

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ về vốn

Vốn là một vấn đề quan trọng đối với các hộ gia đình thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo. Do đó,nhà nước cần tập trung hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo hướng phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng tăng số lượng và nâng cao chất lượng

Khi cho vay vốn, các tổ chức tín dụng cần chú ý cho vay để mua sắm trang thiết bị, may móc phục vụ cho sản xuất, nhất là với các hộ dân tộc thiểu số. Thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ không nhiều. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ gia đình thuộc vùng đệm như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng bán chính thống. Tuy nhiên, các hoạt động tín dụng vẫn còn một số bất cập như:

- Mức vốn vay bình quân cho hộ nghèo không cao đã hạn chế khả năng đầu tư phát triển sản xuất của hộ.

- Một số địa phương không làm tốt công tác thẩm định mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến vốn sử dụng sai mục đích, không tạo ra lợi nhuận. Ví dụ, vay vốn ngân hàng để đóng góp xây dựng nhà văn hoá…

- Các tổ chức tín dụng chưa làm tốt công tác hướng dẫn người dân sử dụng vốn hiệu quả và giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ dân vùng đệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vay trong thời gian 3 năm. Nhưng thực tế 3 năm không phải là khoảng thời gian có thể đủ để hoàn vốn và có tích luỹ trong nhiều hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Muốn phát triển kinh tế đòi hỏi hộ phải có đầu tư chiến lược, đầu tư cho các hoạt động mang tính dài hạn… đòi hỏi thời gian vay vốn phải phù hợp.

3.2.7. Các giải pháp nâng cao kỹ năng sản xuất cho hộ gia đình

- Cần tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cho các hộ nông dân thuộc vùng đệm, đặc biệt với hộ dân tộc thiểu số.

- Các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất cần có sự hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức được chuyển giao vào thực tế, không nên chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kỹ thuật.

- Nên hình thành các tổ nhóm tương trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả.

3.2.8. Giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa VQG và cộng đồng

Hoạt động Hoạt động cụ thể Kết quả mong đợi

Quy hoạch các phần khu của vườn quốc gia có sự tham gia của cộng đồng

- Xây dựng bản đồ ranh giới các phân khu cùng với cộng đồng. - Quy hoạch có sự tham gia các khu vực phát triển măng tre, gỗ cùi, thu lượng chai cục và khu vực chăn thả.

- Cộng đồng nằm được rõ ràng cụ thể các ranh giới phân khu trong vườn quốc gia

- Các vùng bị tác động thành bãi chăn thả có quy hoạch Hỗ trợ cộng đồng trong vịêc phát triển nguồn thu nhập

- Nghiên cứu xác định các loại cây trồng vật nuôi thích hợp với phát triển và bảo tồn.

- Xây dựng các mô hình canh tác nông thôn kết hợp bền vững ngay trong khu dịch vụ hành

- Các hình thái quảnlý bảo vệ rừng theo cộng đồng hoặc theo hộ được phát huy tốt.

- Cộng đồng được giới thiệu các mô hình sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính và phân khu phục hồi sinh thái cùng với cộng đồng . - TỔ chức giới thiệu cho cộng đồng tham quan học tập các mô hình hiệu quả.

- Giao khoán quản lý bảo vệ rừng lâu dài ở phân khu phục hồi sinh thái cho cộng đồng. - Tập huấn cho cộng đồng kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp. - Hướng dẫn xây dựng vườn ươm

- Hướng dẫn cộng đồng xây dựng bãi chăn thả và trồng cỏ cho gia súc.

- Hỗ trợ cộng đồng trong việc xúc tiến thị trường cho hoạt động du lịch cộng đồng

nông lâm kết hợp, chăn nuôi dưới tán rừng để lựa chọn.

- Rừng trong khu vực phân khu phục hồi sinh thái phát triển tốt.

- Cộng đồng có thêm nhiều nguồn thu nhập thay thế.

Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học

- Cùng với sự tham của cộng đồng xây dựng bộ sưu tập về các loài động, thực vật rừng của vườn quốc gia.

- Tổ chức thi tìm hiểu về VQG cho mọi đối tượng trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau (Đố, vẽ tranh, kể cả các sự tích về cảnh quan…)

- Giáo dục bảo tồn có sự tham gia nhằm xác định lại các thái đội hành vy với bảo vệ môi trường để thay đổi nhận thức

- Cộng đồng nâng cao nhận thức và hiểu biết về vườn quốc gia, về sự đa dạng sinh học.

- CỘng đồng thay đổi thái độ ứng xử và hành vy trong việc khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng hiểu biết và ý thức tự hào về vườn quốc gia Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng và hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên với sự tham gia cảu các bên liên quan

- Xây dựng cơ chế hoạt động du lịch và phân chia hưởng lợi giữa VQG cộng đồng và các công ty kinh doanh du lịch. - Xây dựng cơ chế hưởng lợi từ khai thác tài nguyên trong phân khu phục hồi sinh thái linh hoạt hơn.

- Thiết lập được cơ chế phối hợp cho hoạt động du lịch của tất cả các bên liên quan trong vùng đệm.

- Công bằng trong hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên.

- Cộng đồng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của VQG.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

3.2.9. Giải pháp xây dựng chiến lƣợc sinh kế bền vững.

Chiến lược sinh kế bền vững đối với vùng đệm vườn quốc gia phải đảm bảo các yếu tố cải thiện sinh kế, phát triển thị trường và bảo tồn. Hiện nay sinh kế của cộng đồng đang ảnh hưởng đến bảo tồn gồm các hoạt động sau: Thứ nhất chăn thả gia súc, canh tác bên trong khu bảo vệ; thứ hai khai thác lâm sản ngoài gỗ như kiếm củi, thu hái lâm sản, đánh cá; Khai thác gỗ và săn bắn trong vườn quốc gia. Chiến lược sinh kế được định hướng theo thâm canh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 89 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)