Khai thác và sử dụng lâm sản rừng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Khai thác và sử dụng lâm sản rừng

2.4.2.1. Mục đích khai thác

Một trong những hoạt động tạo thu nhập quan trọng cho cộng đồng là khai thác lâm sản rừng. Lâm sản ngoài gỗ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc ít người tại chỗ, từ xa xưa họ đã khai thác các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống như: Làm thực phẩm, làm nguyên vật liệu, làm nhà hay các dụng cụ gia đình, làm thuốc... Ngày nay, do nhu cầu của thị trường đối với lâm sản ngày càng tăng và có giá trị kinh tế cao, lâm sản được khai thác không chỉ để sử dụng mà còn để bán. Kết quả thảo luận với cộng đồng bằng phương pháp cho điểm xếp hạng ưu tiên các mục đích sử dụng khác nhau được thể hiện trong bảng 2.25.

Bảng 2.25: Mục đích sử dụng sản phẩm rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Sản phẩm Mục đích sử dụng Thường dùng Dễ khai thác Cho điểm, xếp hạng ưu tiên Măng Thực phẩm 8 9 17 2 Nấm Làm thuốc 7 8 15 4 Rau rừng Thực phẩm 5 4 9 7 Tre Vật dụng 4 6 10 6 Củi Chất đốt 10 10 20 1 Mật ong Thuốc 3 3 6 8 Cá Thực phẩm 6 5 11 5 Dúi Thực phẩm 2 2 4 9

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2010 (Xếp hạng 1-10) không quan trọng - rất quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Củi và măng rừng là hai loại sản phẩm được xếp hạng ưu tiên hàng đầu, củi được khai thức để sử dụng trong gia đình. Tập quán sử dụng cây thông để đun của cộng đồng dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm, (loại cây thuộc gỗ nhóm III, gỗ chắc, cháy rất đượm và than hồng lâu) là yếu tố tác động đến bảo vệ tài nguyên rừng. Rau rừng làm thực phẩm và lá thuốc chữa bệnh các loại cũng là một trong những lâm sản ngoài gỗ quan trọng đối với cộng đồng.

2.4.2.2.Tình hình khai thác các sản phẩm rừng

Nhìn chung mức độ khai thác các sản phẩm rừng ngày càng giảm. Số liệu điều tra thể hiện trên bảng 2.26 cho thấy hiện nay trong ba xã chỉ còn xã Đạo Trù có tỷ lệ số hộ tham gia khai thác các sản phẩm rừng còn tương đối cao, còn hai xã còn lại chỉ còn lấy củi về sử dụng.

Bảng 2.26: Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng

Sản phẩm rừng

Theo địa hình (%)

Đạo Trù Đại Đình Hồ Sơn

2001 2005 2001 2005 2001 2005 Măng 72,16 63,47 57,00 45,00 12,40 - Nấm, khác 53,98 33,33 12,00 - - - Mật ong 15,20 7,20 5,40 - - - Củi 100 100 100 100 100 96,60 Song mây 8,80 6,11 11,20 - - - Cá 11,50 8,93 3,20 23,00 18,00 7,20 Rùa 11,50 8,93 3,20 - - - Rắn 6,11 5,33 3,70 2,10 1,23 - Trăn 10,65 8,40 2,10 1,30 - - Dúi 5,39 4,80 1,20 - - - Heo rừng 9,80 7,07 3,40 2,10 - -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mật ong rừng là sản phẩm được ưu chuộng và bán được giá, tuy nhiên sản phẩm lượng ít và khó khai thác. Một trong những sản phẩm rừng được chú trọng ở VQG Tam Đảo là lá thuốc và các loại phong lan khác nhau. Cộng đồng cũng khai thác rất nhiều loại thuốc khau nhau (lá, cành, quả, củ) phơi khô để bán. Qua thảo luận nhóm cộng đồng cho thấy động vật rừng rất dễ bán và có giá trị kinh tế cao. Sức hút thị trường và mưu sinh làm cho cộng đồng có khả năng săn bắt thú rừng. Thời vụ khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ nhóm thực vật tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Nhóm động vật thì khai thác rải rác trong năm, tập trung nhiều vào mùa sinh sản.

Từ kết quả trên cho thấy sản phẩm rừng dù có mang lại thu nhập ít hay nhiều cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng. Áp lực mưu sinh và tập quán người dân vẫn khai thức sản phẩm rừng, nếu không có các giải pháp thích hợp thì mối đe dọa đối với bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)