6. Kết cấu của luận văn
2.4.5. Đánh giá chung về các hoạt động sinh kế của cộng đồng
2.4.5.1. Các nguồn thu nhập của cộng đồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo
Thu nhập của cộng đồng dân tộc ít người vùng đệm từ các nguồn như sau: Trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm rừng và các nguồn thu nhập khác như đi làm thuê theo mùa vụ, hợp đồng nhận khoán và bảo vệ rừng, tiền lương đối với các hộ gia đình làm cán bộ xã hay giáo viên, công chức, tỷ lệ các nguồn thu rất khác nhau theo từng xã và từng nhóm hộ.
Bảng 2.28: Cơ cấu thu nhập từ các nguồn của hộ/năm tại vùng đệm từ 2005- 2010
Khoản thu Hồ Sơn Đại Đình Đạo Trù Chung
2005 2010 2005 2010 2005 2010 2005 2010
Thu từ trồng trọt 85.43 82,12 66,92 92,90 50,16 72,99 62,84 80,46 Thu từ chăn nuôi 13.39 12,80 16,41 1,64 20,32 4,12 17,73 5,83 Thu từ QLBVR 1.18 1,06 7,33 3,61 4,96 7,73 4,31 4,90
Thu khác - 5,15 - 0,22 10,43 3,83 5,76 3,27
Thu từ lâm sản rừng - - 9,34 1,98 15,34 11,79 10,04 6,34
Tổng thu 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo
Cơ cấu thu nhập của cộng đồng giai đoạn 2005-2010 thể hiện bảng 2.28 cho thấy dù mức thu nhập không tăng nhiều nhưng đã có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập đối với các cộng đồng vùng đệm. Tỷ lệ thu nhập từ các sản phẩm rừng đã giảm xuống ở xã Đạo Trù từ 15,34% xuống 11,79%, Đại Đình từ 9,34% xuống còn 1,98%. Thu nhập từ rừng bây giờ chỉ còn chủ yếu từ măng rừng và hoa phong lan.
Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt ngày càng tăng cao chiếm tỷ lệ hơn 80% ở tất cả các cộng đồng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thu nhập hàng năm từ chăn nuôi vẫn chưa được cộng đồng quan tâm, nêu cơ cấu thu nhập ở đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rất mất cân đối, quá phụ thuộc vào trồng trọt, dễ bị tác động khi gặp thời tiết bất thường hay biến động mùa vụ của giá cả nông sản.
Xã Hồ Sơn và xã Đại Đình còn có nguồn thu từ dịch vụ du lịch sinh thái như bán các sản phẩm phục vụ du khách, các hoạt động văn hóa lễ hội phục vụ du khách. Đây là nguồn thu nhập tiềm năng chưa được khai thác cần phải được nghiên cứu có giải pháp thúc đẩy các hoạt động này mạnh hơn nữa.
2.4.5.2. Hiệu quả sản xuất của cộng đồng giai đoạn 2005-2010
Sản xuất của cộng đồng dân cư vùng điệm VQG Tam Đảo chưa đạt được hiệu quả cao, việc đầu tư thâm canh mới tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi vẫn còn mang tính quảng canh. Kết quả phân tích được thể hiệu ở bảng 2.29.
Bảng 2.29: Hiệu quả sản xuất trồng trọt bình quân trên hộ theo địa bàn
Năm Chỉ tiêu Hồ Sơn Đại
Đình Đạo Trù Chung
2005* Tổng thu trên 1 đồng vốn (đ) 6,18 4,77 5,77 5,37 Thu nhập trên 1 đồng vốn (đ) 5,18 3,77 4,77 4,37 Thu nhập trên 1 công lao
động gia đình (đ)
25.356 12.567 15.980 17.968
2010 Tổng thu trên 1 đồng vốn (đ) 5,02 5,36 4,8 4,86 Thu nhập trên 1 đồng vốn (đ) 4,02 4,36 3,8 3,86 Thu nhập trên 1 công lao
động gia đình (đ)
42.045 25.687 27.650 31.794
So sánh 2010-2005
Chênh lệch tổng thu trên 1 đồng vốn (CL) lần
0,81 1,12 0,83 0,91
CL thu nhập trên 1 đồng vốn 0,78 1,16 0,80 0,88 CL thu nhập trên 1 công lao
động gia đình 1,66 2,04 1,73 1,77
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2010 (*) số liệu từ dự án GTZ năm 2005
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu bảng 2.29 so sánh năm 2010 với 2005 cho thấy tổng thu và thu nhập trên một số đồng vốn bỏ ra có phần giảm sút ít, tuy nhiên thu nhập trên một ngày có công lao động tăng thêm, ở Đại Đình tăng thêm gấp 2 lần. Thu nhập trên một công lao động của gia đình giai đoạn 2005-2010 của xã Hồ Sơn đều cao hơn gần gấp 2 lần hơn so với Đại Đình và cao hơn nhiều so với xã Đạo Trù. So sánh chênh lệch giữa 2005 và 2010 cả ba cộng đồng đều tăng lên từ trên 1,5 đến 2 lần. Giá trị ngày công lao động tăng lên, nhu cầu công lao động giảm xuống, cần phải có biện pháp để giải quyết lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm.
Các hoạt động sinh tế tạo thu nhập của cộng đồng từ khi thành lập VQG đã có nhiều thay đổi. Sản xuất trồng trọt đang chiếm ưu thế, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Vùng đệm có nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi nhưng vẫn mang tính chất quảng canh, chăn thả tự do ngoài rừng nhất là cộng đồng Đạo Trù, điều này đã làm ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Nhận thức về vai trò của tài nguyên rừng, đất và nước đã thay đổi từng bước.
Sản xuất lâm nghiệp chỉ là nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, nghề rừng chưa phát triển.
Hoạt động dịch vụ du lịch có nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Khuyến nông giai đoạn 2005-2010 đã có nhiều hoạt động đa dạng nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc tại xã Đạo Trù. Tuy nhiên tại cộng đồng xã Hồ Sơn, đặc biệt là xã Đại Đình hoạt động khuyến nông còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù vậy không phủ nhận vai trò của hoạt động khuyến nông lâm đối với sự thay đổi nhận thức của cộng đồng về sản xuất thâm canh.
2.4.5.3. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phương thức kiếm sống truyền thống của dân cư vùng đệm sống gần rừng tự nhiên nói chung và vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng chủ yếu là khai thác các sản phẩm rừng, sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng. Sau khi vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập, VQG đã hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng nhằm tăng thu nhập, giảm áp lực khai thác các sản phẩm rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. Ma trận xếp hạng các vấn đề sinh kế thể hiện ở bảng 2.30
Bảng 2.30: Ma trận xếp hạng các vấn đề trong sinh kế của cộng đồng
Các vấn đề khó khăn đối với sinh kế năm 2005
Các vấn đề khó khăn đối với sinh kế năm 2010
Các yếu tố bên trong cộng đồng
Xếp hạng
Các yếu tố bên trong cộng đồng
Xếp hạng Thiếu kỹ thuật canh tác mới 1 Không bán được nông sản giá cao 1 Thiếu vốn mua phân bón 2 Không giỏi quản lý chi tiêu 2 Thiếu giống tốt (lúa, đậu,
ngô)
3 Không vốn nuôi trâu bò và phân bón
3
Thiếu ruộng canh tác 4 Khó khăn khi quyết định sản xuất 4 5 Thiếu nước sạch và nước sản xuất 5 Các yếu tố bên ngoài Xếp
hạng
Các yếu tố bên ngoài Xếp hạng
Hạn hán kéo dài 1 Vật nuôi bị dịch bệnh 1
Lũ lụt thường xuyên 2 Sâu hại lúa rất nhiều 2
3 Thời tiết thay đổi bất thường 3 4 Khó đánh giá bắt cá và thu hái lâm
sản
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả thảo luận cho thấy cộng đồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về các vấn đề khó khăn của sinh kế. Năm 2005 các yếu tố như vốn và kỹ thuật được đặt lên hàng đầu các khó khăn thì năm 2010 tác động của giá cả thị trường đã làm cho nông dân hiểu rằng nếu không bán được nông sản giá cao thì thu nhập vẫn rất thấp.
Vấn đề khó khăn thứ hai đối với cộng đồng là thiếu kinh nghiệm trong việc hạch toán chi tiêu trong gia đình. Trước đây lúa được dự trữ quanh năm, sản xuất mang nặng tự cung tự cấp, hiện nay sản xuất lương thực độc canh chuyển sang trồng trọt chăn nuôi để bán ra thị trường cộng đồng chưa quen với việc quản lý khoản tiền mặt lớn. Những khoản tiền mặt lớn thu được khi bán nông sản, hay tiền vay đã được sử dụng chưa hợp lý, dẫn đến thiếu hụt nợ nần. Các yếu tố bên ngoài tác động lớn nhất được cộng đồng đánh giá là rủi ro của bệnh dịch và sâu hại mùa màng, thiên tai đã xếp hạng xuống sau.
Ma trận xếp hạng vai trò của các nguồn kinh tế ở bảng 2.31 của cộng đồng cũng thể hiện sự thay đổi về nhận thức, mười năm qua người dân đã chuyển hướng sinh kế sang sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.31: Ma trận xếp hạng vai trò các nguồn kinh tế của cộng đồng theo địa bàn2000 – 2010
Nguồn Hồ Sơn Đại Đình Đạo Trù
2000 2005 2010 2000 2005 2010 2000 2005 2010 Săn bắn 1 2 3 1 2 4 1 3 4 Hái lượm 1 2 2 2 2 3 1 3 4 đánh bắt cá 1 1 2 3 3 3 4 4 4 Trồng trọt 3 3 1 4 1 1 3 1 1 Chăn nuôi 2 2 2 2 3 2 2 2 2 Dịch vụ, ngành nghề 4 4 3 4 4 3 4 4 4
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tam Đảo
Rất quan trọng: 1 Quan trọng: 2 Bình thường: 3 KhôngQT:4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2000 trở về trước nguồn kinh tế chủ yếu và các sản phẩm rừng và đánh bắt thì nay trồng trọt đã được cộng đồng xác định là nguồn sinh kế quan trọng nhất. Chăn nuôi là nguồn sinh kế quan trọng thứ hai của cả ba cộng đồng. Nguồn sinh kế từ dịch vụ, ngành nghề được xếp hạng không quan trọng trong thời kỳ trước năm 2000, đến nay 2010 cộng đồng đã thay đổi nhận định này nhất là ở Hồ Sơn và Đại Đình nơi có điều kiện phát triển du lịch.
Khả năng quản lý kinh tế của những hộ có thu nhập thấp còn hạn chế. Nguồn thu nhập của cộng đồng chỉ tập trung chủ yếu vào cây lúa và những cây trồng có kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất và hiệu quả không cao. Ngành chăn nuôi ở đây rất kém phát triển, vật nuôi chủ yếu chỉ là gà, lợn được chăn thả bán tự nhiên nên năng suất rất thấp và chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình, sản phẩm hàng hoá hầu như rất ít. Chính trình độ quản lý kinh tế yếu kém đã khiến thu nhập của những hộ nghèo rất thấp. Nên họ có xu hướng khai thác và tổ chức hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên sẵn có từ rừng.
Diện tích đất canh tác ít: Hiện tại diện trong đó phần lớn diện tích được các hộ sử dụng để canh tác lúa nước một vụ với năng suất thấp. Bởi đồng bào các dân tộc như: Sán Chí, Sán Dìu, Dao… thì canh tác lúa nước không phải là phương pháp canh tác truyền thống của họ. Phương pháp canh tác này được những người dân tộc thiểu số học từ người kinh. Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất của người dân còn ít. Hơn nữa trình độ văn hoá và nhận thức của đa phân trong số họ vẫn còn hạn chế nên việc thâm canh ít hiệu quả, năng suất thấp. Mà nông nghiệp lại là nguồn thu chủ yếu của người dân tại khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo. Thu nhập thấp trong khi nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng nâng cao đã khiến cho sinh kế của người dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng.
Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của cộng đồng đặc biệt là nhóm hộ nghèo rất hạn chế. Có thể do họ ở xa trung tâm, thiếu phương tiện, hạn chế về trình độ học vấn… nên hầu hết giá cả các loại nông sản của cộng đồng bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ra thấp do bị tiểu thương ép giá. Điều này kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng góp phần gây nên tình trạng phụ thuộc vào rừng trong sinh kế của người dân vùng đệm.
Hoạt động khai thác trái phép rừng không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng mà nó còn đem lại hiệu ứng tiêu cực đối với những hộ dân nghèo nhưng chấp hành tốt các quy định về bảo về rừng. Việc quy hoạch đất nông nghiệp không hợp lý sẽ gây lên lãng phí và hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Từ đó người dân sẽ tìm đến tài nguyên rừng như nguồn thu nhập bổ sung cho những khoản thu được ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề gia tăng dân số, nhu cầu về đất canh tác, nhận thức bảo tồn và sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng, tập quán sử dụng tài nguyên rừng, lâm sản ngoài gỗ, khả năng tiếp cận thông tin, chính sách, việc quản lý mua bán, tiêu thụ các lâm sản ngoài gỗ ở quy mô lớn cũng là những nguyên nhân khiến người dân có thể sẽ quay trở lại với các sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng.
Việc triển khai nhiều chính sách chưa làm cho người dân có thể hiểu và thực thi đúng, thiếu các chính sách trợ giúp cộng đồng thay đổi sinh kế theo hướng bền vững.
Thiên tai, bệnh dịch, thiếu đất canh tác cây lâu năm và địa hình dốc… dẫn đến thu nhập của một bộ phận người dân thuộc vùng đệm thấp và đời sống bấp bênh. Trong khi họ đang sống ở vùng đệm VQG Tam Đảo có hệ động thức vật phong phú, phạm vi phân bổ lâm sản ngoài gỗ rộng, dễ khai thác là những điều kiện hấp dẫn người dân sử dụng những sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng.
Từ việc chỉ ra các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng tự nhiên trong sinh kế của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo đa nêu trên. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp tổng hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, tạo việc làm, tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thu nhập, ổn định đời sống người dân. Từ đó, sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ rừng và môi trường sống của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Tam Đảo.
Tóm lại: Các nguồn lực để xây dựng và phát triển sinh kế bền vững tương đối thuận lợi, đã tạo cho cộng đồng một nguồn thu nhập tương đối khá trong năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó các nguồn lực đó cũng không ít những khó khăn như: phương thức kiếm sống của cộng đồng còn lạc hậu, trình độ quản lý kinh tế còn kém…Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả sản xuất của cộng đồng chưa cao, cộng đồng nơi đây chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp còn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ít ỏi, chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch. Từ đó, dẫn đến việc cộng đồng vẫn phải phụ thuộc vào tài nguyên rừng để tạo thêm thu nhập.
Măt khác, tình hình phối hợp giữa phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng với việc phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng chưa thật sự song song với nhau, khi cộng đồng muốn tăng thêm thu nhập thì lại mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đốt nương, cộng đồng chưa thật sự biết đầu tư để tăng năng suất cây trồng bằng cách thâm canh.
Trong cộng đồng chưa có nhiều ngành nghề phụ làm khi nông nhàn, hoạt động du lịch chỉ tạo thu nhập cho một vài hộ nằm gần khu thăm quan, nghỉ dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG III
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO