Sản xuất nông nghiệp tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 64 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Sản xuất nông nghiệp tại vùng đệm VQG Tam Đảo

2.4.1.1. Điều kiện sản xuất nông nghiệp tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Điều kiện tự nhiên của vùng đệm VQG Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất sản xuất có tầng canh tác mỏng, nhưng có thảm thực vật khá dày, khả năng thấm vừa giữ nước khá tốt, về mùa khô bị chai rắn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

Điều kiện kinh tế - xã hội, chủ chương của Đảng và Nhà nước ta là luôn quan tâm và có chính sách đầu tư phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư các vùng đệm VQG. Để đạt được mục tiêu tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm giảm áp lực đến việc khai thác lâm sản, tác động đến tính đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo, người dân vùng đệm đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các chương trình, dự án phát triển. Ban quản lý dự án VQG Tam đảo và vùng đệm cùng với các chuyên gia thuộc tổ chức hợp tác GTZ Đức đã nghiên cứu và cùng với chính quyền các xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo và người dân tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ như bảng 2.21 dưới đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.21: Các hoạt động hỗ trợ từ dự án GTZ 3 xã nghiên cứu

Xã được triển

khai Bắt đầu thực hiện Năm 2007- 2010

Tên hoạt động Số hộ

Hồ Sơn 2004

Trồng chè cành giống mới 30 Bếp sao chè cải tiến 10 CLB phụ nữ chăn nuôi 350

Trồng trám trắng 50

Khôi phục nương chè già 10 Xây dựng vườn ươm chè 1 Xây dựng vườn ươm cây LN 7

Đại Đình 2004

Trồng chè cành giống mới 40 Bếp sao chè cải tiến 8 CLB phụ nữ chăn nuôi 130 Nuôi thỏ 20 Nuôi ong 20 Nấm rơm 15 Đạo Trù 2005 Trồng chè cành giống mới 25 Bếp sao chè cải tiến 10 CLB phụ nữ chăn nuôi 150

Trồng trám trắng 60

Trồng măng tre bát độ 40 Cải tạo vườn chè già cỗi 5

Nuôi thỏ 20

Nuôi ong 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân tích SWOT cùng với sự tham gia của cộng đồng đã cho thấy những điểm thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Giao thông nông thôn được nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại.

- Có phương tiện giao thông công cộng thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.

- Có điều kiện để phát triển chăn nuôi và trồng trồng rừng.

- Nhận thức kém là yếu tố cản trở rất lớn đối với quá trình tiếp nhận thông tin, kỹ thuật sản xuất mới.

- Các hoạt động khuyến nông còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. - Sức ỳ trong nông hộ lớn, tâm lý sợ rủi ro, chưa mạnh dạn áp dụng cái mới để thay đổi.

Cơ hội Thách thức

- Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển đối với các vùng sâu vùng xa. - Các dự án phát triển nông thôn đang được triển khai có hiệu quả, tạo cơ hội cho người dân nâng cao hiểu biết. - Vùng đệm đang được sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức trong và ngoài nước...

- Dịch bệnh trong chăn nuôi dẫn đến rủi ro rất lớn.

- Độ phì của đất sản xuất thấp, đòi hỏi đầu tư để thâm canh.

- Giá cả nông sản lên xuống thất thường. - Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng. - Lợi nhuận từ các sản phẩm rừng là áp lực lớn đối với bảo tồn tài nguyên.

Nguồn: Kết quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA), năm 2010

Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên chưa chú trọng đến nhu cầu thị trường và khai thác được lợi thế của vùng gần rừng để đưa ra các mô hình sản xuất cây trồng vật nuôi có tính đặc sản, đem lại nguồn thu cho người dân và giảm áp lực tác động vào rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây trồng của cộng đồng chia làm hai loại, cây hàng năm và cây lâu năm cây hàng năm là cây lương thực như lúa nước, hoa màu và chè. Từ xa xưa đến đầu thập kỷ 90 người dân vùng đệm chủ yếu canh tác chủ yếu là lúa nước, sắn, ngô địa phương và dưa, cà, ớt,... phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình.

2.4.1.2. Lịch mùa vụ

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và địa hình núi cao mùa chia làm bốn mùa nhưng mùa hè tương đối mát mẻ có ảnh hưởng tới lịch mùa vụ của cộng đồng trình bày trên sơ đồ 2.5.

Qua lịch mùa vụ cho thấy nếu tập trung tất cả các hoạt động của gia đình vào sản xuất trồng trọt thì người dân cũng bận việc quanh năm. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất không cao, thời gian nhàn rỗi nhiều, dẫn đến thu nhập thấp.

Hoạt động Các tháng trong năm dƣơng lịch

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lúa nước T Th T Th Ngô T Th T Th Sắn T Th Su su T Th Đậu các loại T Th T Rau màu Th T Th T T T Th Th T Th Chè Th T h Th Th Th Th Th Th Th Th

Ghi chú: T: Trồng, Th: Thu hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.1.3. Sản xuất trồng trọt

Qua số liệu bảng 2.22 cho thấy diện tích lúa 2 vụ tăng đều qua các năm từ 95 ha (2005) lên 131 ha (2010). Trước năm 1995 hầu như không trồng cây công nghiệp lâu năm, diện tích các loại cây màu như các loại đậu đỗ, ngô khoai... tăng rất nhanh 2005 so với năm 2000 tăng 163,2% năm 2010 so với năm 2005 tăng 18,3% điều này cũng dễ dàng lý giải vì cây màu là loại cây canh tác trên đất khô phục thuộc vào nước trời thích hợp với tập quán canh tác của người dân.

Cây công nghiệp lâu năm như chè, mía đã được đưa vào hệ thống cây trồng của nông dân. Những năm trước đây khi cây thanh hao hoa vàng giá cao, người dân nơi đây cũng theo phong trào trồng loại cây này. Từ năm 2005 diện tích chè tăng lên vì : (i) chè tươi lên giá, (ii) điều kiện tự nhiên vùng đệm rất thích hợp với cây chè. Tuy nhiên năng suất điều còn thấp, thu nhập chưa cao như mong muốn: vì chất lượng giống chưa tốt, nông dân thiếu kỹ thật thâm canh và chăm sóc cây chè...

Bảng 2.22: Cơ cấu cây trồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo 2000-2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 DT (ha) cấu % DT (ha) Cơ cấu % DT (ha) Cơ cấu % Lúa 1 vụ 223 42,56 299 29,23 230 19,83 Lúa 2 vụ 95 18,13 114 11,17 131 11,30 Cây hàng năm 206 18,13 336 32,87 616,0 53,14

Cây lâu năm - - 273 26,73 182 15,74

Tổng DT canh tác 524 100,0 1.022 100,0 1,159 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42.65 29.23 19.92 18.13 11.17 11.3 21.09 32.87 53.14 18.13 26.73 15.74 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2010

Cây lâu năm Cây hàng năm Lúa 2 vụ Lúa 1 vụ

Biểu 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu cây trồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc năm 2000 -2010

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập của tác giả

Biểu đồ 2.6 cho thấy rõ hơn về sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng trong cộng đồng. Nếu trước đây năm 2000 trong cơ cấu cây trồng của cộng đồng cây lúa chiếm tới 42,65% đến năm 2005 là 29,23% và đến năm 2010 chỉ còn là 19,92%. Cùng với việc giảm diện tích trồng lúa một vụ thì diện tích trồng cây hoa màu tăng lên nhanh chóng từ 21,09% năm 2000 lên đến 53,14% năm 2010,đó là do vùng đệm đã có nhiều loại cây trồng mới được đưa vào canh tác như ngô lai, đậu, cải bắp giống mới...cho năng suất cao, thị trường tốt, điều này thể hiện thay đổi nhận thức của nông dân trong quyết định sản xuất, kèm theo đó là nhu cầu tăng hệ số sử dụng đất và tăng hiệu quả sử dụng đất cũng tăng lên. Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn lại phát sinh: Tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động tạo thu nhập thay thế như sản xuất nông nghiệp để giảm săn bắn hái lượm bảo vệ đa dạng sinh học thì lại làm giảm độ che phủ rừng.

Cơ cấu cây trồng thay đổi theo chiều hướng đa dạng và sản xuất hàng hóa, tuy nhiên năng suất cây trồng của nông hộ vùng đệm đặc biệt là cộng đồng dân tộc ít người so với năng suất bình quân chung toàn vùng đệm còn rất thấp thể hiện qua số liệu ở bảng 2.23. Năng suất thấp bởi lý do sau (i) chưa đầu tư thâm canh, (ii) chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc (iii) thiếu điều kiện để đầu tư (iv) các yếu tố khách quan như độ phì của đất và thời tiết khắc nghiệt.

Bảng 2.23: Năng suất cây trồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo

TT Cây trồng NSBQ huyện (tấn/ha) Đạo Trù tấn/ha Đại Đình tấn/ha Hồ Sơn tấn/ha 2005 2010 2005 2010 2005 2010 2005 2010 1 Chè 7,2 12,9 3,2 6,9 3,2 6,7 2,1 7,3 3 Lúa nước 4,49 4,65 3,86 3,56 2,56 3,21 3,96 4,21 5 Susu 13,5 15,3 12,5 16,8 10,0 12,4 14,7 15,6 6 Ngô lai 4,92 5,31 2,31 3,95 2,21 3,28 4,50 4,24 7 Đậu xanh 0,94 0,87 0,56 0,82 0,12 0,34 0,20 0,82 9 Sắn 7,80 10,45 6,85 5,46 5,34 4,89 6,70 12,80

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2010

Xã Đạo Trù là xã có nhiều chương trình hỗ trợ khuyến nông lâm nên kỹ thuật canh tác của người dân có phần nào tiến bộ hơn, xã Hồ Sơn (gần thị trấn huyện) ảnh hưởng rất lớn từ kỹ thuật canh tác của cộng đồng người kinh nên năng suất cây trồng xấp xỉ năng suất bình quân toàn vùng đệm. Riêng xã Đại Đình có năng suất cây trồng thấp nhất bởi (i) đây là xã ít được hỗ trợ của nhà nước, (ii) dân trí thấp, (iii) thiếu đầu tư, thiếu cơ hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2.4. Hoạt động chăn nuôi tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Bảng 2.24: Hoạt động chăn nuôi tại vùng đệm VQG Tam Đảo (Đơn vị: con) Vật nuôi 2000 2005 2010 Chênh lệch (+,-) 2000/2005 2005/2010 Trâu, bò 1.690 2.268 2.917 578 649 Lợn 2.500 1.531 2.267 (-969) 736 Gia cầm 11.500 14.396 4.550 2.896 (-9.846)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo

Theo tập quán mục đích chăn nuôi của đồng bào không phải là bán để lấy tiền hằng năm, trâu bò được nuôi dưỡng như là vật để dành, chỉ bán đi khi thật cần thiết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chăn nuôi vẫn mang tính quản canh thả rông trong rừng. Công tác phòng trừ dịch bệnh chưa được xem trọng nêu trâu bò và gia cầm đều hay bị bệnh dịch làm giảm tốc độ phát triển đàn. Trâu là vật nuôi rất được ưu thích, vì trâu có khả năng đi kiếm ăn xa hơn bò khi được thả rông trong rừng, ngoài ra trâu bò có thể dùng được vào việc kéo cày. Trâu chăn thả trong rừng cũng là một yếu tố tác động tiêu cực đến bảo tồn vì dễ lây bệnh cho động vật rừng.

Ngoài đại gia súc, nông hộ vùng đệm còn nuôi gia súc và gia cầm, lợn chủ yếu vẫn thả rông, tốc độ tăng đàn tăng, giảm thất thường. Từ năm 2000 chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, chủ yếu là giống gia cầm địa phương; tăng trọng chậm nhưng có sức đề kháng với dịch bệnh tốt nên vẫn được người dân ưa chuộng.

Cơ cấu vật nuôi vẫn là những con vật truyền thống, các chương trình khuyến nông có đưa vào một số mô hình chăn nuôi mới như ngan lai Pháp, cá nước ngọt, đặc biệt là cá hồi, nhưng những hoạt động này chỉ tồn tại trong thời gian xây dựng mô hình, chưa có khả năng nhân rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, sản xuất chăn nuôi ở vùng đệm chưa được chú trọng tốc độ phát triển chưa xứng với tiềm năng sẵn có như nguồn thức ăn là các đồng cỏ dưới tán rừng. Các loại vật nuôi chưa đa dạng, chưa phát huy được ưu thế là vùng gần rừng để phát triển chăn nuôi bán hoang dã.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)