6. Kết cấu của luận văn
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VQG Tam Đảo
Tam Đảo là dẫy núi lớn, rộng từ khoảng 10-15 km, dài 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Tam Đảo một khu nghỉ mát với nhiều kiểu biệt thự kiểu Châu Âu để nghỉ ngơi vào mùa hè tránh cái nóng oi bức của khí hậu nhiệt đới.
Rừng tự nhiên của Tam Đảo có giá trị lớn về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bảo vệ nguồn nước cho các vùng xung quanh, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Vì vậy ngày 24/1/1976 thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định số 41/TTG công nhận Tam Đảo là Khu rừng cấm với diện tích là 19.000ha.
Ngày 6/3/1976 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 136/TTG phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Tam Đảo” trên cơ sở nâng cấp và mở rộng.
Ngày 15/5/1996 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã ra quyết định 601/NN- TCCB về việc thành lập Vườn Quốc Gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.1.2. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 210
21‟-210 42‟ Vĩ độ Bắc 1050 23‟-1050 44‟ Kinh độ Đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 2 đến thị xã Vĩnh Yên rẽ phải vào quốc lộ 2B đi tiếp khoảng 13 km đến trụ sở VQG thuộc xã Hồ Sơn - Huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh phúc, Vườn Quốc Gia Tam Đảo thuộc địa phận 23 xã, 5 huyện và một thị trấn: Tam Đảo, Lập Thạch, Bình xuyên (Vĩnh Phúc), Sơn Dương (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên) với diên tích: 36.883 ha trong đó phận khu bảo vệ nghiêm ngặt 17.295 ha có độ cao từ 400 m trở lên, phân khu phục hồi sinh thái 17.268 ha, phân khu nghỉ mát và du lịch 2.303 ha và vùng đệm 15.515 ha. Khu hành chính tại km 13 đường lên khu nghỉ mát Tam Đảo.
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng a. Địa hình
Tam Đảo là phần cuối của dãy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy. Đặc điểm địa hình Tam Đảo gồm các đỉnh núi nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu và dài. Các suối ở sườn Đông Bắc đều đổ vào sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Bên sườn Tây Nam các lưu vực suối đổ vào sông Phó đáy.
Tam Đảo dựng như bức tường thành chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng, cao nhất là đỉnh Tam Đảo bắc (1592m), ở vùng trung tâm có 3 đỉnh: Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m) và Phù Nghĩa (1300M) nổi giữa biển mây trên tán rừng tự nhiên rộng lớn nên gọi là Tam Đảo, độ dốc bình quân là 260- 350.
* Địa hình Tam Đảo được chia thành 4 dạng chính:
- Thung lũng và đồng bằng ven suối, có độ cao tuyệt đối < 100m, độ cao tương đối trên 10m, độ dốc < 70
. Đây là vùng dốc tụ chân núi và phù sa ven sông suối.
- Đồi cao trung bình, có độ cao tuyệt đối 100- 400m, độ cao tương đối trên 25m, độ dốc từ cấp II trở lên phân bố trung quanh núi tiếp giáp với đồng bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Núi thấp, có độ cao tuyệt đối 400-700m độ dốc trên cấp III phân bố ở giữa địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình, có độ cao tuyệt đối trên 700m, phân bố ở phần phía trên của khối núi, các đỉnh dông đều sắc nhọn và hiểm trở.
VQG Tam Đảo có địa hình khá đa dạng với đầy đủ các dạng khác nhau từ núi cao cho đến các thung lũng nằm xen kẽ tạo nên một bức tường khổng lồ che chở cho một miền đồng bằng rộng lớn dưới chân núi.
Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển một sinh kế bền vững với đặc trưng một số ngành như trồng rừng, phát triển du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, địa hình nơi đây cũng tạo ra những khó khăn nhất định đối với việc canh tác lúa nước và hoa màu. Đất dốc, chất lượng đất kém, năng suất cây trồng không cao, tính bền vững về lương thực cho cộng đồng chưa cao.
b. Thổ nhưỡng
Tam Đảo có 4 loại đất chính:
- Đất feralit mùn màu vàng nhạt, phân bố trên các núi có độ cao > 700m. - Đất feralit mùn màu vàng đỏ, phân bố trên các núi có độ cao 400- 700m. - Đất feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nằm ở độ cao từ độ cao từ 100- 400m.
- Đất phù sa và đất tụ phân bố ven chân núi trong các thung lũng hẹp và các sông suối lớn, nhân dân khai phá trồng lúa và hoa màu.
Địa hình VQG Tam Đảo đã ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng và chất lượng các loại đất. Nơi đây chủ yếu là đất feralit, đất này rất thích hợp với việc phát triển ngành lâm nghiệp - một thế mạnh của cộng đồng nơi đây
Tuy nhiên, diện tích đất phù sa còn ít, chủ yếu tập trung tại các thung lũng hẹp khó canh tác và thường bị ảnh hưởng của sâu bọ phá hại, năng suất không cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.3.2. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vùng núi cao, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng sâu sắc của độ cao địa hình, các chỉ số khí hậu của Tam Đảo ở các địa điểm khác nhau rất khác nhau nên phải thu thập từ 4 trạm:
- 2 trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây. - Trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đông.
- Trạm Tam Đảo ở độ cao 900m đặc trưng cho khí hậu vùng núi cao và khu nghỉ mát.
Bảng 2.1: Các chỉ số khí hậu VQG Tam Đảo
Các yếu tố khí hậu Trạm Tuyên Quang Trạm Vĩnh Yên Trạm Đại Từ Trạm Tam Đảo Nhiệt độ bình quân (0 C) 22,9 23,7 22,9 18,0
Nhiệt độ tối cao tương đối (0
C) 41,4 41,5 41,3 33,1
Nhiệt độ thấp tươvang ng đối (0C)
4,0 3,2 3,0 -0,2
Lượng mưa bình quân năm (mm) 1641,4 1603,5 1906,2 2630,3
Số ngày mưa/năm 143,5 142,5 193,4 193,7
Lượng mưa cực đại trong ngày 150,0 284,0 352,9 299,5
Độ ẩm trung bình (%) 84 81 82 87
Độ ẩm cực tiểu 15,0 14,0 16,0 6,0
Lượng bốc hơi (mm) 760,3 1040,1 985,5 561,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khí hậu của vườn tương đối ôn hoà và mát mẻ, từ kết quả thu được tại 4 trạm khác nhau, ta có thể thấy nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 220C, lượng mưa bình quân năm khoảng 2000 mm, độ ẩm trung bình cao khoảng 82%. Do đó, Tam Đảo là một địa điểm lý tưởng để khách du lịch và nghỉ dưỡng, đặc biệt là vào những tháng mùa hè. Do có tính đặc trưng về khí hậu, nơi đây còn là vùng trồng rau su su quanh năm, đã mang lại một nguồn thu nhập lớn cho cộng đồng. Đây là một trong những thế mạnh quan trọng đối với ngành nông nghiệp để tập trung đầu tư nhằm phát triển một sinh kế bền vững.
b. Thuỷ văn
Vườn Quốc Gia Tam Đảo có hệ thống sông chính là Đông Tam Đảo chạy từ đèo Khế - Sơn Dương – Tuyên Quang đến Mỹ Khê - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Hệ thống sông suối bắt nguồn từ độ cao 1000m có dạng chân rết khá dày đặc (có độ dài trên 2 km/km2) dốc hẹp và đổ dồn vào 2 hệ thống sông trên.
Chế độ thuỷ văn chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xẩy ra vào tháng 8, nước lên nhanh và rút cũng rất nhanh.
Mạng lưới thuỷ văn khá đặc trưng, do chảy trên địa hình tương đối dốc do vậy nơi đây đã hình thành nên rất nhiều các suối đổ từ trên núi cao xuống, tạo nên những thác nước vô cùng kỳ vĩ róc rách suốt ngày đêm giữa bạt ngàn rừng núi, tạo nên một sức hấp dẫn lớn khách tham quan, chiêm ngưỡng. Mặt khác, các sông suối nơi đây còn tạo điều kiện cho hoạt động tưới tiêu, nuôi các loại thuỷ sản trong nông nghiệp.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, hệ thống thuỷ văn nơi đây cũng làm cho địa hình bị chia cắt nhiều hơn, lũ lụt và sạt lở đất vào mùa mưa, gây nên nhiều khó khăn đối với việc canh tác sản xuất của cộng đồng.
2.1.3.3. Thực vật, động vật
a. Thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 700m. Do ảnh hưởng của độ dốc nên kiểu rừng này còn thấy trên độ cao 900- 1000m. Trong loại rừng này có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế: Chò chỉ, Giổi, Re và Trường mật.
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới trên núi thấp, phân bố từ độ cao 700m trở lên. Thực vật bao gồm các loại thuộc họ Re, Rẻ, Chè, Mộc Lan và Sau sau. Độ ẩm không khí ở đây luôn luôn cao nên rất thuận lợi cho rêu và địa y phát triển, ở độ cao trên 1000m thường gặp các loài thuộc ngành hạt trần: Thông nàng, Thông tre, Pơmu, Sam bông.
- Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm, á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên đỉnh dông dốc hay đỉnh núi cao đất xương xẩu nắng gió, có mây mù thường xuyên bao phủ, ở kiểu phụ này cây gỗ thường thấp, có đường kính nhỏ với thân xoắn vặn. Đất dưới tán rừng mỏng nhưng có tầng thảm mục dày, có khi tới 1m như ở đỉnh Rùng Rình. Thực vật gồm: Giổi nhung, Hồi núi, Vối thuốc và những cây thuộc họ Đỗ quyên.
- Rừng tre nứa là loại rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác, tre nứa mọc xen vào rừng cây gỗ đã bị chặt phá, nhiều nơi có tre nứa mọc át các loài cây gỗ nhỏ trở nên rừng thuần loài tre nứa ở độ cao dưới 500m thường là nứa, 500 - 800m là giang và trên 800 chủ yếu là vầu,sặt gai.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy thường gồm các loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh: Ba bét, Ba soi, Thẩu tấu, Dền, Dung…….
Đã xác định được ở VQG Tam Đảo có 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao trong đó nghành thông đất 2 loài, 1 chi, 1họ. Nghành Tháp bút có 1 loài, 1 chi, 1 họ ; Ngành Dương xỉ 57 loài, 27 chi, 22 họ ; Ngành Hạt trần 12 loài, 7 chi, 7 họ và ngành Hạt kín 832 loài, 442 chi, 182 họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo sách đỏ VN (phần thực vật) VQG Tam Đảo có 64 loài có tên trong doanh sách các loài thực vật quý hiếm. Trong đó gồm 7 loài ở mức đang nguy cấp, 9 loài ở mức sẽ nguy cấp, 23 loài cấp hiếm,11 loài ở mức đe doạ, 14 loài chưa biết rõ mức độ nguy cấp. Có 42 loài thực vật được coi là đặc hữu của VQG Tam Đảo.
b. Động vật
Khu hệ động vật hoang dã VQG Tam Đảo gồm 307 loài trong đó có 64 loài thú, 239 loài chim, 76 loài bò sát và 28 loài lưỡng cư của 246 giống (trong đó thú 48 loài, giống chim có 140 giống, bò sát 46 giống và 11 giống lưỡng cư) trong 96 họ (trong đó thú 25 họ, chim 50 họ, bò sát có 14 họ và 7 họ lưỡng cư)
Khu hệ côn trùng gồm 437 loài 271 giống và 46 họ thuộc 7 bộ.
Những loài động vật đặc hữu hẹp của VQG Tam Đảo gồm 11 loài trong đó 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 8 loài côn trùng.
Những loài có tên trong danh sách động vật rừng cấm săn bắn (theo NĐ 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của chủ tịch HĐBT, gặp ở VQG Tam Đảo gồm 20 loài, trong đó có 10 loài thuộc phụ lục IB (8 loài thú,1 loài bò sát,1 loài lưỡng cư).
Những loài động vật quý hiếm có tên trong danh sách đỏ VN 1992 gặp ỏ VQG Tam Đảo gồm 56 loài (22 loài thú, 9 loài chim,17 loài bò sát, 7 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng, trong đó gồm mức đang nguy cấp (E) có 5 loài thú, 4 loài bò sát và một loài lưỡng cư, mức hiếm (R) 4 loài thú, 2 loài chim, 5 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư, mức bị đe doạ (T) có một loài thú, 7 loài chim, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư).
Những loài động vật quý hiếm có tên trong các phụ lục CITES gặp VQG Tam Đảo có 8 loài gồm 4 loài thú (3 loài ở phụ lục I, 1 loài ở phụ lục II) 4 loài bò sát ( 1 loài ở phụ lục 1, 3 loài ở phụ lục II). Những loài động vật quý hiếm có tên trong Redlist của IUCN gặp trong VQG Tam Đảo có 18 loài gồm: 14 loài thú, 3 loài bò sát và 1 loài lưỡng cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung, hệ động thực vật của vườn khá đa dạng với đầy đủ các kiểu rừng và các loài động vật, tất cả đã làm cho VQG Tam Đảo có được sự đang dạng sinh học cao. Tuy nhiên, do áp lực sinh kế nên người dân cũng đã tác động nhiều đến việc bảo vệ sự đan dạng sinh học của vườn.
2.1.4. Giới thiệu vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo
Vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo nằm trên địa bàn của 27 xã và thị trấn thuộc 6 huyện và 3 tỉnh, cụ thể là:
- Tỉnh Vĩnh Phúc: Bao gồm các xã Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan và thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo; xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên; và xã Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh nay thuộc Hà Nội.
- Tỉnh Thái Nguyên: Bao gồm các xã Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Văn Yên, Hoàng Nông, Phú Xuyên, La Bằng, Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Yên Lãng và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Thuận và Thành Công thuộc huyện Phổ Yên.
- Tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Hợp Hoà, Kháng Nhật, và Hợp Thành thuộc huyện Sơn Dương.
Tóm lại, những đặc điểm về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của vườn quốc gia nói chung và của khu vực tác giả tiến hành nghiên cứu nói riêng tương đối thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển một sinh kế bền vững, tạo điều kiện cho công tác gìn giữ và bảo tồn vườn quốc gia.
VQG Tam Đảo nằm không xa thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ tới nơi, đặc điểm tự nhiên rất khác biệt những khu vực khác, khí hậu khá ôn hòa, địa hình đa dạng các độ cao, sông ngòi ngắn và khá dốc. Trong vườn có đủ các loại đất từ feralit núi cao đến đất phù sa bồi tụ ở các thung lũng ven sông suối, sự đa dạng sinh học cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bên cạnh những thuận lợi đó, các đặc điểm tự nhiên cũng ít nhiều tạo ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển một sinh kế bền vững cho cộng đồng nơi đây. Những khó khăn đó là đất canh tác nơi đây ít chủ yếu là đất đã có rừng, chất lượng đất không cao, diện tích đất phù sa dưới chân núi ít; địa hình khá dốc làm cho việc canh tác khó khăn, chủ yếu cộng đồng vẫn canh tác theo kiểu nương rẫy, năng suất thấp, tính bấp bênh cao.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐỆM 2.2.1 Tình hình dân cƣ và lao động 2.2.1 Tình hình dân cƣ và lao động
Bảng 2.2: Dân cư và lao động của vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo năm 2010