Khái quát hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại TP.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thực tiễn áp dụng tài tòa án TP hoà chí minh (Trang 32)

trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh.

Chức năng bảo đảm thực thi các quyền sở hữu trí tuệ (cụ thể là việc bảo đảm các điều kiện pháp lý để chủ thể các quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các quyền của mình, khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm giải quyết theo trình tự với các biện pháp chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự một cách phù hợp) được giao cho các cơ quan sau đây:

- Tịa án nhân dân cĩ chức năng tiến hành các trình tự dân sự và hình sự. - Các Ủy ban nhân dân các cấp, các Cơ quan Quản lý thị trường (Bộ

Thương mại), Thanh tra khoa học – cơng nghệ, Thanh tra văn hĩa – thơng tin, Cảnh sát Kinh tế cĩ chức năng áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý các vi phạm, xâm phạm về sở hữu trí tuệ ở thị trường nội địa;

- Các Cơ quan Hải quan cĩ chức năng áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý các vi phạm, xâm phạm về sở hữu trí tuệ ở biên giới và trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đã quy định những phương thức khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể. Tùy tính chất, mức độ xâm phạm và mục đích áp dụng, các phương thức được các chủ thể quyền và cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền chọn lựa nhằm bảo vệ hiệu quả nhất quyền năng của chủ thể. Ngồi biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo những quy định của pháp luật hình sự, thì luật pháp Việt Nam cịn quy định các biện pháp xử lý khác, đĩ là biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý dân sự.

Biện pháp hành chính thường được thực hiện thơng qua hoạt động của các cơ quan như Thanh tra Khoa học Cơng nghệ, Thanh tra Văn hĩa Thơng tin,

Quản lý thị trường, Hải quan, Cơng an Kinh tế hoặc Uûy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao hoặc khi cĩ yêu cầu, thơng tin từ chủ thể, người dân.

Biện pháp hành chính được các chủ sở hữu quyền lựa chọn sử dụng nhiều do chúng thường được áp dụng nhanh chĩng, tiện lợi và ít gây tốn kém cho chủ sở hữu. Biện pháp hành chính được sử dụng nhiều, thơng dụng như một thĩi quen từ trước đến nay. Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng biện pháp hành chính chỉ cĩ thể áp dụng ở một mức độ hạn chế, với những xâm phạm rõ ràng, cụ thể. Bởi lẽ, với những chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được xác lập một cách tự nhiên khơng thơng qua đăng ký gần như khơng thể áp dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn vì rất khĩ chứng minh quyền sở hữu của mình trước cơng an, quản lý thị trường. Mặt khác, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo các thủ tục như sau: tạm giữ hàng hĩa, tang vật, phương tiện vi phạm, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hĩa, tang vật vi phạm sở hữu trí tuệ thường khơng triệt để, khơng ngăn chặn được tận gốc hành vi xâm phạm. Bởi vì các cơ quan thực thi phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thực thi sai. Vì vậy vấn đề này đã làm cho các cơ quan thực thi e ngại trong việc ra quyết định xử phạt. Để hạn chế phần nào trách nhiệm của mình, các cơ quan thực thi thường hỏi ý kiến Cục sở hữu trí tuệ hoặc Cục bản quyền tác giả xem hành vi mình sắp áp dụng biện pháp xử phạt cĩ phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay khơng. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá này khơng cĩ giá trị bắt buộc thi hành, vì vậy nếu thực thi sai các cơ quan cho ý kiến cũng vẫn khơng phải chịu trách nhiệm.

Để giải quyết mối quan ngại trên, các nước trên thế giới thường áp dụng hai biện pháp sau đây: Thứ nhất, quy định rõ là cơ quan thực thi khơng phải chịu trách nhiệm về hậu quả thực thi. Thứ hai, người yêu cầu thực thi phải nộp khoản tiền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình nếu việc thực thi khơng xác đáng, gây thiệt hại cho người bị thực thi.

Cịn đối với biện pháp dân sự thì được thực hiện thơng qua hoạt động tố tụng tại Tịa án. Tịa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật dân sự trên cở sở yêu cầu khởi kiện ra tịa của chủ thể quyền khi quyền sở hữu trí tuệ của họ bị xâm phạm.

Cả hai biện pháp dân sự và hành chính đều đạt tới mục đích là chấm dứt hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, chỉ cĩ biện pháp xử lý dân sự thì người cĩ hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự, xin lỗi cải chính cơng khai, chủ sở hữu quyền sẽ được hưởng các lợi ích từ những biện pháp dân sự này nhằm bù đắp cho những tổn thất mà họ phải gánh chịu do hành vi xâm phạm gây ra.

Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính nhanh gọn hơn, mặc dù chủ sở hữu khơng được bồi thường thiệt hại nhưng mục đích chấm dứt hành vi vi phạm sẽ được thực hiện kịp thời hơn so với giải quyết bằng biện pháp dân sự. Điều đĩ được chứng minh qua thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh được giải quyết bằng biện pháp hành chính cụ thể Chi cục quản lý thị trường đã xử lý vào năm 2002: 118 vụ, 2003: 85 vụ, 2004: 101 vụ, 2005: 147 vụ.11

Lực lượng cảnh sát kinh tế từ năm 2000 đến 2004 xử lý được 369 vụ hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Thanh tra Khoa học Cơng nghệ từ năm 2000 đến 2004 xử lý được 41 vụ việc12.

Trong khi đĩ tại Tịa án TP. Hồ Chí Minh theo số liệu thống kê từ ngày 19/01/2001 đến 29/03/2006 Tịa án chỉ giải quyết 21 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn giải quyết các vụ án thường kéo dài thời gian hơn sơ với luật định là 6 tháng, ví dụ: Vụ của nhãn hiệu thuốc Postinor và Posinight thụ lý

11 Chi cục quản lý thị trường báo cáo tổng kết năm 2002, 2003, 2004, 2005.

12 Báo cáo đánh giá tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại TP. HCM – Sở Khoa học Cơng nghệ

từ tháng 11/2004 đến tháng 03/2006 mới xét xử; vụ xâm phạm quyền tác giả giữa Ơng Trầm Khoan Dũng với Ơng Nguyễn Ngọc Tuấn thụ lý từ tháng 12/2003 đến tháng 04/2005 mới xét xử; hoặc vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hĩa Ánh Hồng, Ánh Hằng thụ lý từ tháng 06/2003 đến tháng 04/2004 mới xét xử.

Qua hệ thống các cơ quan thực thi như trên cho thấy việc bố trí quá nhiều cơ quan hành chính trong hệ thống các cơ quan bảo đảm thực thi về sở hữu trí tuệ như trên khiến vai trị của các quy định về các biện pháp chế tài dân sự của cơ quan xét xử bị lu mờ. Đồng thời, do quá nhiều cơ quan cùng làm một chức năng nhưng lại thiếu sự phối hợp chặt chẽ khiến cho hiệu lực bảo đảm thực thi bị suy giảm, tạo ra tình trạng trơng chờ, ỷ lại hoặc giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan nĩi trên.

Khiếm khuyết quan trọng nhất của hệ thống bảo đảm thực thi sở hữu trí tuệ là sự bất cập về năng lực của các cơ quan này. Số vụ việc xâm phạm, vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý cịn rất nhỏ so với các vụ việc đã xảy ra. Đặc biệt số vụ án về sở hữu trí tuệ được tiến hành trước Tịa án lại càng ít ỏi. Tất cả các cơ quan cĩ chức năng bảo đảm thực thi đều cịn lúng túng trong việc thực hiện các chức năng của mình. Tình trạng thiếu cán bộ, cán bộ thiếu kiến thức về sở hữu trí tuệ là tình trạng phổ biến ở tất cả các cơ quan nĩi trên.

Trình độ dân trí về sở hữu trí tuệ thấp, kể cả đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng làm cho hiệu quả của cơng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thấp, trong nhiều trường hợp người tiêu dùng cịn vơ tình tiếp tay cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do đĩ để hoạt động thực thi cĩ kết quả ngày càng cao và đạt được tiêu chí ”hiệu quả” theo chuẩn mực quốc tế, các khiếm khuyết nêu trên phải sớm được khắc phục13.

Chương 2

Tình hình giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tịa án TP. Hồ Chí Minh.

2.1 Kết quả giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Theo số liệu thống kê tại Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh từ ngày 19–01–2001 cho đến ngày 29–03–2006 thì Tịa án đã giải quyết được 21 vụ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đĩ cĩ 11 vụ án là vi phạm quyền tác giả, 7 vụ án vi phạm về nhãn hiệu hàng hĩa, 2 vụ án vi phạm về kiểu dáng cơng nghiệp và 1 vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh14. Trong đĩ cĩ 4 vụ án đình chỉ, 2 tạm đình chỉ và 2 cơng nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự, số vụ án cịn lại được đưa ra xét xử. Cĩ những vụ đã bị kháng cáo, cấp Phúc thẩm đã cĩ phán quyết đối với việc kháng cáo. Cĩ thể đưa ra hai vụ điển hình sau đây để thể hiện đường lối xét xử của cấp Sơ thẩm và Phúc thẩm cĩ những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá vụ án và hai vụ xét xử của cấp Sơ thẩm trong quan điểm về giải quyết bồi thường thiệt hại.

Vụ án thứ nhất : Tranh chấp quyền tác giả giữa

 Nguyên đơn: Ơng Lê Văn Hùng (Trần Quốc Dũng)

 Bị đơn: Bến Thành Audio Video

Ngun đơn ơng Lê Văn Hùng trình bày:

Ơng là tác giả của ca khúc “Về lại sài Gịn giữa mùa hoa phượng” được ơng sáng tác năm 1995 dựa theo ý thơ của ơng Đỗ Hữu Tài – là người quen

biết với ơng. Sau đĩ ơng Đỗ Hữu Tài đã đưa ca khúc này cho Bến Thành Audio Video làm băng cassette với tựa là “Tình xưa sao quên”. Nhưng Bến Thành Audio Video lại cho in là: Về lại sài Gịn, Thơ: Trần Quốc Dũng, nhạc Nguyễn Hữu Tài. Việc này đã ảnh hưởng đến quyền tác giả của ơng, vì nếu ơng làm thơ thì chỉ lấy bút danh là Hoa Cúc vàng hoặc lấy tên thật là Lê Văn Hùng, chứ khơng lấy bút danh Trần Quốc Dũng. Ơng yêu cầu Bến Thành Audio Video đính chính, nội dung xác định ca khúc “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng” nhạc: Trần Quốc Dũng, ý thơ: Đỗ Hữu Tài, đăng đính chính một ngày trên các báo: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đồng Nai, Lao động – Đồng Nai – Giáo dục và đào tạo Đồng Nai và trên các đài truyền hình: Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, bồi thường danh dự 10.000.000 đồng, thu hồi băng (nếu cĩ).

Đối với ca khúc “Dịng thời gian” do ơng Tài sáng tác, chưa hồn chỉnh (mới hồn thành 2/3 bài), ơng cĩ “gia cơng thêm” để hồn chỉnh ca khúc “Dịng thời gian”.

Năm 1997 Bến Thành Audio Video sử dụng ca khúc “Dịng thời gian” trong băng nhạc cĩ tựa đề “Những hồi niệm đẹp”, và cho phát hành nhưng lại khơng ghi tên ơng là đồng tác tác giả phần lời và khơng trả nhuận bút cho ơng, do vậy, ơng yêu cầu xác định ơng là đồng tác giả phần lời cùng với ơng Đồ Hữu Tài đối với ca khúc “Dịng thời gian”; Bến Thành Audio Video phải đăng cải chính, bổ sung tên ơng vào phần đồng tác giả phần lời ca khúc “Dịng thời gian” đăng trên các báo, đài truyền hình như đối với tác phẩm “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng”, bồi thường danh dự 1.000.000đ, trả tiền nhuận bút theo quy định hoặc tùy theo Bến Thành Audio Video.

Ca khúc “Chân dung hạ” do ơng sáng tác đã cơng bố. Năm 1997 Bến Thành Audio Video đã sử dụng ca khúc này trong băng cassette cĩ tựa “Những hồi niệm đẹp”, khi sử dụng khơng xin phép, khơng trả tiền nhuận bút, ơng

yêu cầu Bến Thành Audio Video phải trả tiền nhuận bút là 200.000đ. Bị đơn Bến Thành Audio Video trình bày:

Sự lẫn lộn giữa tên tác giả phần nhạc thành phần thơ, và tác giả thơ thành thành tác giả phần nhạc trong ca khúc “Về lại Sài Gịn”, lỗi trước hết thuộc về ơng Tài và ơng Hùng, vì chính các ơng này đã đưa các bài nhạc cho Bến Thành Audio Video, trong đĩ ghi tên tác giả phần lời và nhạc, phía Bến Thành Audio Video là khơng kiểm tra cĩ lỗi phát hiện được ai là tác giả phần lời, ai là tác giả phần nhạc. Do vậy, Bến Thành Audio Video khơng thể chấp nhận một yêu cầu nào của ơng Hùng.

Việc ơng Hùng cho rằng mình là đồng tác giả phần lời đối với ca khúc “Dịng thời gian” cùng với ơng Tài là việc nội bộ của hai ơng Tài và ơng Hùng, vì đưa các ca khúc cho người biên tập là do ơng Tài và ơng Hùng đưa, trong đĩ cĩ ghi tên tác giả, ghi sao thì in đủ như vậy, khơng cĩ sửa. Do vậy, Bến Thành Audio Video khơng thể chấp nhận một yêu cầu nào của ơng Hùng.

Đối với tác phẩm “Chân dung hạ” trong chương trình “Những hồi niệm đẹp”: Chương trình do ơng Tài đưa ca khúc, do vậy ơng Tài phải xin phép các tác giả, về phía Bến Thành Audio Video cũng cĩ một phần trách nhiệm. Bến Thành Audio Video đồng ý trả tiền nhuận bút cho ơng Hùng số tiền là 200.000đ.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1293/DSST ngày 7/8/2002 của Tịa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Chấp nhận 1 phần yêu cầu của ơng Lê Văn Hùng:

Bến Thành Audio Video cĩ trách nhiệm thực hiện việc cải chính và xin lỗi ơng Hùng, do cĩ sự lẫn lộn tác giả đối với ca khúc “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng” khi thực hiện và phát hành băng cassette cĩ tựa “Tình xưa sao

quên” vào năm 1995. Việc cải chính được đăng trên các báo Thanh Niên và Đồng Nai, đăng một kỳ, sau khi án cĩ hiệu lực. Nội dung cải chính: Vào năm 1995 khi Bến Thành Audio Video thực hiện và phát hành băng cassette cĩ tựa “Tìønh xưa sao qn”cĩ sử dụng ca khúc “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng” đã in sai tên tác giả trên bìa trong chương trình là thơ: Trần Quốc Dũng “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng”, nhạc Nguyễn Hữu Tài, nay xin được cải chính lại cho đúng là: “Về lại Sài Gịn giữa mùa hoa phượng” nhạc Trần Quốc Dũng, ý thơ Đỗ Hữu Tài.

Bến Thành Audio Video cĩ trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín và tinh thần cho ơng Hùng, do việc tác giả lẫn lộn tên tác giả nêu trên, số tiền là 5.000.000đ

Bác yêu cầu của ơng Hùng địi xác định ơng là đồng tác giả phần lời ca khúc “Dịng thời gian”, với ơng Đỗ Hữu Tài.

Xác định ơng Đỗ Hữu Tài là tác giả ca khúc “Dịng thời gian”.

Bác u cầu của ơng Hùng địi Bến Thành Audio Video trả tiền nhuận bút, cải chính và bồi thường thiệt hại đối với việc sử dụng ca khúc “Dịng thời gian” trong các chương trình “Thương nhớ những ngày xanh” và “Những hồi niệm đẹp”.

Bến Thành Audio Video cĩ trách nhiệm trả tiền nhuận bút cho ơng Lê Văn Hùng, số tiền là 200.000đ, do cĩ sử dụng tác phẩm “Chân dung hạ” trong chương trình Album Đỗ Hữu Tài “Những hồi niệm đẹp”.

Chấp nhận yêu cầu của Bến Thành Audio Video địi Sở giáo dục và đào

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thực tiễn áp dụng tài tòa án TP hoà chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)