CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1.7 Đảm bảo tín dụng
a. Khái niệm về đảm bảo tín dụng
Là việc Ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho vay.
b. Vai trị của đảm bảo tín dụng
- Đảm bảo tín dụng sẽ tạo động lực cho người vay trả nợ cho Ngân hàng. Vì Ngân hàng chỉ cho vay số tiền nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.
- Đảm bảo tín dụng làm nản lịng người đi vay có ý định giật nợ.
- Đảm bảo tín dụng là tuyến phịng thủ của ngân hàng: Là cơ sở pháp lý cho ngân hàng khi khách hàng không trả nợ.
c. Phân loại đảm bảo tín dụng: Có hai loại đảm bảo tín dụng: Cho vay có
đảm bảo bằng tài sản và cho vay không đảm bảo bằng tài sản.
- Điều kiện đối với tài sản đảm bảo: Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo
lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NHNo phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của
khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau đây:
1.1 Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách
hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2 Đối với tài sản của Doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản mà Nhà
nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
1.3 Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay,
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH SVTH: CAO THỊ CẨM DÂN 11 hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
2. Tài sản được phép giao dịch.
3. Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khơng có tranh chấp. 4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay
phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được
dùng để thế chấp.
NHNo kiểm tra điều kiện của tài sản đảm bảo tiền vay. Khách hàng, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đảm bảo tiền vay.
- Các hình thức đảm bảo:
+ Cầm cố tài sản: Cầm cố là việc người vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho ngân hàng quản lý để có nguồn thu nợ thứ hai. Tài sản cầm cố bao gồm: Cầm cố hàng hóa, cầm cố chứng khoán,…
+ Thế chấp tài sản: Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn trả nợ thứ nhất của người đi vay bị mất đi. Như: Thế chấp quyền đòi nợ, thế chấp bằng nhà ở,…
+ Ký quỹ: Tài sản ký quỹ được gửi vào tài sản phong tỏa tại ngân hàng để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bên ký quỹ có quyền u cầu NHNo nơi nhận
ký quỹ hồn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường
thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ. Mức tiền ký quỹ sẽ được Giám đốc NHNo căn cứ vào kết quả phân loại xếp hạn khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ.
+ Bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba - người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng người thực hiện nghĩa vụ trả nợ
thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay khơng có khả năng trả nợ
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH SVTH: CAO THỊ CẨM DÂN 12 + Cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản: Đây là những đối tượng khách
hàng có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thương trường hay đối với ngân hàng. Ngân hàng cho khách hàng vay không cần tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên sự tín nhiệm.
+ Tín chấp: Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình đảm bảo cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền theo lãi suất thương mại tại NHNo để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Những tổ chức
như là: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,…