Ấn định thuế, chế tài đối với hành vi vi phạm quy định

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN

2.1.4. Ấn định thuế, chế tài đối với hành vi vi phạm quy định

khẩu và giải quyết khiếu nại

2.1.4.1. Ấn định thuế

- Đối với hàng hóa được xác định thuộc đối tượng miễn thuế theo hồ sơ miễn thuế của người khai hải quan, nếu được phép thay đổi mục đích sử dụng sẽ bị ấn định thuế theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Đối với hàng hóa được xác định thuộc đối tượng miễn thuế theo hồ sơ miễn thuế của người khai hải quan: nếu thay đổi mục đích sử dụng nhưng khơng có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan hoặc kê khai quá thời hạn quy định hoặc không tự giác kê khai với cơ quan Hải quan, bị cơ quan Hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì bị ấn định số tiền thuế, tiền phạt phải nộp và tùy theo hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

- Căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng46.

2.1.4.2. Chế tài đối với hành vi vi phạm

Tùy theo tính chất, mức độ hành vi phạm pháp luật về miễn thuế nhập khẩu có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau: xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

a) Xử phạt vi phạm hành chính

Hình thức này được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu được quy định tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong

46

lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, cụ thể là các Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007.

b) Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hình thức này được áp dụng đối với các cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu bị xem là tội “ trốn thuế ” được quy định tại điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999.

2.1.4.3. Giải quyết khiếu nại liên quan miễn thuế nhập khẩu

Truớc khi ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau: “Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thu thuế, thì vẫn phải chấp hành biện pháp xử phạt đó, đồng thời có quyền khiếu nại lên cơ quan thu thuế trung ương; nếu vẫn khơng đồng ý thì khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng”47. Nội dung này chưa phù hợp với Luật Khiếu nại, tố cáo48; chưa phù hợp với quy định của WTO.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã khắc phục được khiếm khuyết đó. Để bảo đảm tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán gia nhập WTO, đảm bảo quyền của đối tượng nộp thuế được lựa chọn quyền khiếu nại với cơ quan Hải quan hoặc Tịa Hành chính, hiện nay việc giải quyết khiếu nại liên quan đến miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Qua nghiên cứu nội dung pháp luật về miễn thuế nhập khẩu như trên, ta có thể rút ra kết luận như sau:

Nhìn chung, pháp luật về miễn thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành thực sự thể hiện một số điểm tiến bộ vượt bậc so với trước đó, cụ thể là:

Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu hiện

nay đã được xây dựng đầy đủ hơn, minh bạch hơn. Điều này thể hiện ở việc các trường hợp miễn thuế nhập khẩu được quy định thống nhất chỉ tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

47

Điều 21 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đuợc Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991 (nội dung Điều này không được sửa đổi tại các Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu vào năm 1993 và 1998).

48

Luật Khiếu nại, tố cáo số 51/2001/HQ10 ngày 25/12/2001, đã được sửa đổi bổ sung tại Luật khiếu nại tố cáo số 26/2004/QH11 ngày 15/06/2004 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, pháp luật hiện hành về miễn thuế nhập khẩu đảm bảo sự công bằng

và minh bạch về chính sách, khơng phân biệt đối xử theo đúng quy định của WTO. Điều này đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, thể hiện ở nội dung sau đây:

- Không phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như nhau.

- Đối tượng nộp thuế được quyền lựa chọn phương thức khiếu nại đến cơ quan Hải quan hoặc khởi kiện tại Tịa Hành chính.

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 đã loại bỏ những trường hợp miễn thuế nhập khẩu trước đây quy định vi phạm các điều khoản của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp của WTO. Cụ thể, những quy định miễn thuế nhập khẩu căn cứ vào thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu bằng yêu cầu thực hiện tỷ lệ nội địa hóa đã bị loại bỏ.

Thứ ba, nội dung của pháp luật miễn thuế nhập khẩu đã có những tiến bộ rõ

rệt. Điều này thể hiện bằng việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu: đối tượng nộp thuế tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan kiểm tra theo trình tự thủ tục và phải tuân thủ quy định về thời hạn xử lý hồ sơ. Nội dung này có vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp, minh bạch hóa vai trị quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan trong việc giải quyết miễn thuế nhập khẩu, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Cuối cùng là, nội dung của pháp luật miễn thuế nhập khẩu hiện nay đã theo

hướng cải cách thủ tục hành chính: chuyển thẩm quyền cấp giấy phép hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp từ các cơ quan được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) ủy quyền sang cơ quan Hải quan theo cơ chế tự kê khai đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp. Điều này thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc chủ động lựa chọn phương án sản xuất và vị trí đầu tư; giảm được thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tại cơ quan cấp phép được Bộ Thương mại (nay là Bộ Cơng thương) ủy quyền. Về góc độ quản lý nhà nước, điểm tiến bộ này giúp đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về hải quan, giúp giải quyết miễn thuế nhập khẩu theo quy trình thủ tục chặt chẽ: từ khâu tiếp nhận danh mục đăng ký hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đến q trình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, theo dõi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế đồng thời tiến hành thu thuế nhập khẩu và xử lý vi phạm khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm.

Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện hoạt động miễn thuế nhập khẩu liên quan

đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế tự kê khai đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế của doanh nghiệp tại cơ quan Hải quan. Do đó, vẫn cịn những khiếm khuyết, tồn tại cần tiếp tục khắc phục. Cần xem xét thực tiễn thực hiện pháp luật miễn thuế mới thấy được những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành. Đây cũng chính là vấn đề được trình bày tại nội dung tiếp theo của luận văn.

2.2. Các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu tại tỉnh đồng Nai từ 2006 đến 2008

2.2.1. Đặc điểm lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tỉnh Đồng Nai với diện tích gần 5.900 km2 nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển nhiều khu, cụm cơng nghiệp tập trung và cơng trình xây dựng49. Bên cạnh đó, Đồng Nai là tỉnh có nguồn lao động trẻ dồi dào, giá nhân công rẻ. Đây là các yếu tố thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp.

Do có nhiều thuận lợi để phát triển cơng nghiệp, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, Đồng Nai sẽ quy hoạch và phát triển hơn 11.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó tính đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 26 khu cơng nghiệp với diện tích 7.982 ha. Đồng Nai trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng phát triển khu công nghiệp. Các khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí trên 60% diện tích đất của tỉnh và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước50.

Hiện nay, Đồng Nai đã cấp hơn 884 giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài cho cho các doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với vốn đăng ký trên 11,5 tỷ USD. Xu hướng đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai tập trung vào các ngành cơng nghiệp có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao như: điện, điện tử, cơ khí, dệt, giày da, may mặc… (chiếm 93% số dự án và 97% giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài)51.

49

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có thể sử dụng hệ thống dịch vụ và các cơng trình kỹ thuật hạ tầng hiện có của thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế lớn nhất phía Nam để khai thác đường hàng khơng và hàng hải quốc tế phục vụ nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư.

50

Nguồn: Số liệu thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đến cuối năm 2007. 51

Đồng Nai hiện là một trong những tỉnh đứng đầu trong việc thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với định hướng của tỉnh tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính một cách tồn diện và khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế so sánh vốn có, tương lai các nhà đầu tư sẽ quan tâm đầu tư vào Đồng Nai nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)