CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN
3.2. Các mục tiêu hoàn thiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu
Việc hoàn thiện quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, phát huy vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế: bảo hộ sản xuất trong
nước có chọn lọc, có thời hạn trong thời gian chưa thực hiện cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế và khu vực. Song song đó, Việt Nam cần đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế khi thực hiện cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA và WTO theo lộ trình cam kết. Từ đó có định hướng xây dựng pháp luật miễn thuế nhập khẩu cho phù hợp, chỉ duy trì những trường hợp thực sự phát huy vai trò cho sự phát triển kinh tế, giải quyết chính sách xã hội để giảm chi phí phát sinh trong quản lý.
Hai là, đảm bảo quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu theo Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Bên cạnh đó, đối với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia tiếp tục nội luật hóa để đảm bảo thực hiện triệt để cam kết quốc tế.
84
Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010.
85
Tổng cục Hải quan (2007), Hải quan Việt Nam trước thềm gia nhập WTO (tài liệu không phát hành, website nội bộ Cục Hải quan Đồng Nai).
Ba là, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và ổn định. Hiện nay một số quy
định của pháp luật về miễn thuế còn chưa rõ ràng để đảm bảo chúng được hiểu và thực hiện thống nhất trong việc xác định đối tượng miễn thuế, cá biệt có trường hợp hướng dẫn của Thông tư trái quy định của Luật và Nghị định. Do vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất, minh bạch, đảm bảo tính thứ bậc, ngơn ngữ pháp lý dễ hiểu, dễ thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/06/2008 (Điều 3 và Điều 5).
Bốn là, cơ chế quản lý hàng miễn thuế mới với phương pháp hiện đại có ứng
dụng cơng nghệ thông tin rộng rãi; thủ tục hành chính thực hiện miễn thuế nhập khẩu phải đơn giản để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại; trách nhiệm các bên phải được xác định rõ ràng đúng theo định hướng chung của chương trình cải cách hệ thống thuế.
Năm là, đề cao vai trò quản lý của Nhà nước trong chống gian lận thương
mại, chống thất thu thuế nhập khẩu. Cơ quan Hải quan sẽ điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng kết hợp hài hòa chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan nói chung và việc thực hiện pháp luật miễn thuế nhập khẩu nói riêng. Mục đích là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dựa trên phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ nhờ áp dụng một cách hiệu quả những yêu cầu của kiểm tra sau thông quan.
Đặc biệt, khi là thành viên của WTO, theo lộ trình cam kết, Việt Nam thực hiện một số cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, tạo điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Liên quan đến việc quản lý hàng miễn thuế nhập khẩu, thách thức mới đặt ra là xu hướng lợi dụng quy định về gia cơng xuất khẩu để trốn thuế sẽ khó phát hiện ở khâu tiêu thụ nguyên liệu tại Việt Nam. Chính vì vậy, cơ quan Hải quan cần có chiến lược xây dựng các biện pháp hữu hiệu chống thất thu thuế trong tình hình mới.
Dựa trên các vấn đề lý luận, thực trạng và các mục tiêu đề ra, phần tiếp theo của luận văn sẽ nghiên cứu một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu của nước ta.