Rà soát quy định pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 66 - 74)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN

3.3. Các giải pháp cụ thể

3.3.1. Rà soát quy định pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu

thực hiện cam kết với WTO theo lộ trình

Thực ra WTO khơng có quy định nào điều chỉnh trực tiếp việc miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng có định nghĩa trợ cấp được xem là các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua

hay khơng thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế) và nghiêm cấm áp dụng các trợ cấp dựa trên tỉ lệ xuất khẩu 86.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhìn chung quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu của ta về cơ bản đã phù hợp với quy định của WTO. Cụ thể: Việt Nam đã xác nhận rằng việc miễn thuế nhập khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 tháng 6/2005 không dựa trên thành tích xuất khẩu, về tỷ lệ xuất khẩu hay yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa87. Ngay khi gia nhập WTO, khi áp dụng miễn thuế nhập khẩu, Việt Nam sẽ đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) đối với hàng nhập khẩu, việc miễn thuế nhập khẩu không ảnh hưởng đến cam kết của Việt Nam tại phần trợ cấp88.

Nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn còn trường hợp được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi dựa trên tỉ lệ xuất khẩu. Đó là các trường hợp máy móc thiết bị nhập khẩu thuộc dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư trước thời điểm Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành89. Tuy nhiên, những trường hợp này được xem là không vi phạm quy định cấm của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng, bởi vì Việt Nam được WTO ghi nhận cam kết Việt Nam sẽ xóa bỏ dần trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (01/01/2007)90.

Như vậy, để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu, trước tiên ta cần phải rà soát nội dung cam kết quốc tế mà Nhà nước phải thực hiện để đảm bảo tuân thủ triệt để. Theo phân tích trên thì trong lĩnh vực miễn thuế nhập

86

Điều 3 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng. 87

Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), đoạn 175. 88

Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), đoạn 177. 89

Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị … để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I và phụ lục II (trong đó mục I.1 phụ lục I quy định: việc sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (quy định này vi phạm trợ cấp cấm áp dụng theo Hiệp định về

Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng).

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP (đã bãi bỏ phụ lục 1 của Nghị định 149/2005/NĐ-CP, khơng cịn quy định việc xuất khẩu trên 80% sản phẩm trở lên thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư): quy định pháp luật phù hợp quy định của WTO.

- Tuy nhiên, khoản 1 Điều 29 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định “bảo lưu” ưu đãi đầu tư như sau: “Nhà đầu tư đang được hưởng các ưu đãi đầu tư quy định tại ...các Luật thuế được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đã được cấp”.

90

Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), đoạn 287 - 288.

khẩu, Việt Nam phải xóa bỏ chương trình trợ cấp dựa trên thành tích xuất khẩu trong vịng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (01/01/2007)91.

Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Nội luật hóa kịp thời cam kết trong khn khổ WTO về việc xóa bỏ chương trình trợ cấp dựa trên thành tích xuất khẩu trong vịng 5 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể là, kịp thời bãi bỏ quy định pháp luật cho phép ưu đãi đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 108/2006/NĐ-CP92 trước ngày 01/01/2012.

- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và cấp lại giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Cơ quan này phải xác định ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp cam kết với WTO cho cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu.

- Cơ quan Hải quan thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành, phù hợp cam kết với WTO. Tuyệt đối không căn cứ giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy phép đầu tư cũ (trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện đăng ký lại) không đúng quy định WTO cũng như quy định pháp luật Việt Nam để xét miễn thuế.

3.3.2. Rà soát, loại bỏ quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Theo quy định, một trong những nguyên tắc của xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật93. Theo đó, các văn bản cấp dưới hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên phải phù hợp về nội dung với văn bản cấp trên.

Do vậy, cần sửa đổi quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 45 Thông tư 79/2009/TT-BTC theo hướng không yêu cầu doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục xuất trình hồ sơ chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế và thực hiện thủ tục đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Thông tư 79/2009/TT- BTC.

91

Chương trình trợ cấp đó là: việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của

doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) dựa trên tỉ lệ xuất khẩu mà Việt Nam cho phép tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

92

Khoản 1 Điều 29 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định. “Nhà đầu tư đang được hưởng các ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã và các luật thuế được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đã được cấp”.

93

Bởi vì: Các quy định trên của Thơng tư 79/2009/TT-BTC xem hàng hóa nhập

khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu, hướng dẫn này trái với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa khơng thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu94.

3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp miễn thuế nhập khẩu a) Xác định số lượng lao động

Thứ nhất, bổ sung cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan kiểm tra xác định dự án

có thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hay không nhằm thực hiện miễn thuế đối với bán thành phẩm nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được95 đúng quy định.

Điểm e.7.3 khoản 1 Điều 11 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 hiện nay chỉ mới hướng dẫn hồ sơ mà đối tượng nộp thuế phải nộp để chứng minh dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyên 500 đến 5.000 lao động. Trong khi đó, đối với dự án sử dụng thường xuyên trên 5.000 lao động thì chưa có hướng dẫn về hồ sơ phải nộp để thực hiện miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm đối với bán thành phẩm nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được.

Do vậy, cần bổ sung quy định yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp hồ sơ để chứng minh dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyên trên 5.000 lao động (ví dụ: gồm Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thường xuyên trên 5.000 lao động của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán năm có thể hiện thanh tốn tiền lương cho số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng).

Thứ hai, bổ sung quy định kiểm tra số lượng lao động thực tế.

Theo quy định, số lượng lao động được sử dụng của dự án là một trong những cơ sở pháp lý để xác định đối tượng miễn thuế.

Trong thực tế, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm tạo tài sản cố định, cơ quan Hải quan giải quyết miễn thuế nhập khẩu sau khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đúng với khai hải quan và danh mục đăng ký96. Đối với những lô hàng nhập khẩu để đầu tư xây dựng mới thì vào thời điểm này nhà máy chưa được xây dựng và dự án cũng chưa sử dụng được

94

Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và Điều 2 Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 đã quy định rõ: Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu: ... Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan

(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định: khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất ...).

95

Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 16 Nghị định 149/205/NĐ-CP, khoản 2 điều 88 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, điểm d khoản 16 Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC.

96

Danh mục đăng ký hàng nhập khẩu thuộc dự án ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu (Mẫu thuộc Thông tư 79/2009/TT-BTC).

lao động. Do vậy, pháp luật quy định căn cứ vào cam kết việc sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khi đi vào hoạt động sử dụng là phù hợp.

Do chỉ là nghiên cứu khả thi nên khi dự án thực hiện trên thực tế có thể sử dụng đúng số lượng dự kiến hoặc thấp hơn. Tương tự như việc “sử dụng đúng mục đích hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định” và “dự án đầu tư thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư” thì việc “sử dụng số lượng lao động trên 500 đến 5.000 lao động hoặc trên 5.000 lao động” cũng là một trong những điều kiện để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về miễn thuế nhập khẩu chỉ quy định “kiểm tra sau thơng quan việc sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế”97 là một nội dung thuộc quy trình thủ tục thực hiện miễn thuế nhập khẩu. Cịn vấn đề sử dụng lao động thì chưa quy định chặt chẽ để đảm bảo kiểm tra tính xác thực của cam kết của doanh nghiệp trong hồ sơ miễn thuế nhập khẩu. Do vậy, pháp luật cần quy định bổ sung thêm “kiểm tra sau thông quan việc sử dụng lao động của dự án ưu đãi đầu tư được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu”.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện kiểm tra được việc sử dụng lao động thực tế của dự án thì pháp luật cần phải quy định rõ ràng thế nào là “sử dụng thường xuyên” theo các cách sau đây:

- Tính số lượng lao động thực tế được sử dụng theo bình quân tháng của năm căn cứ hồ sơ sổ sách quyết toán năm (bảng lương theo danh sách lao động, tiền lương quyết toán). Số lượng này phải bằng hoặc nhiều hơn 500 lao động đối với dự án ưu đãi đầu tư; nhiều hơn 5.000 lao động đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư.

- Số lượng lao động bao gồm cả lao động hợp đồng, lao động thử việc và lao động thời vụ.

-Thời điểm kiểm tra chỉ sau khi dự án đi vào hoạt động từ một năm trở lên.

b) Xác định “sử dụng đồng bộ của máy móc thiết bị nhập khẩu”

Pháp luật hiện hành quy định: hàng hóa là chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để “lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ” với thiết bị, máy móc thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7, điểm c khoản 9 và điểm a khoản 12 Điều 100 Thông tư “chỉ được miễn thuế đối với số lượng đủ để lắp đặt, kết nối, sử dụng cho hệ thống máy móc, thiết bị vận hành bình

97

Điều 102 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/9/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

thường”. Đối với số lượng nhập khẩu dư thừa phải nộp đủ thuế nhập khẩu theo quy định98:

Hiện nay, do chưa có quy định rõ ràng nên khó thống nhất để hiểu và thực hiện trên thực tiễn. Ví dụ:

- Trường hợp linh kiện chi tiết, phụ tùng nhập khẩu cùng với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư: căn cứ theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất từ nước ngồi; sơ đồ lắp đặt có thể hiện đầy đủ cách lắp đặt các linh kiện chi tiết, phụ tùng trong hệ thống máy móc thiết bị; hoặc căn cứ chứng thư giám định tính đồng bộ của cơ quan giám định chuyên ngành thì cơ quan Hải quan xác định là đồng bộ và giải quyết miễn thuế theo quy định.

Tuy nhiên, đối với trường hợp một hệ thống máy móc, thiết bị có số lượng lớn, doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều đợt với thời gian kéo dài vài tháng hoặc có khi đến hai năm thì việc xác định tính đồng bộ để xác định đối tượng miễn thuế nhập khẩu hết sức khó khăn.

- Trường hợp linh kiện chi tiết, phụ tùng không nhập khẩu cùng với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư: khơng có cơ sở xác định chúng đồng bộ thì cơ quan Hải quan thu thuế nhập khẩu99.

- Đối với trường hợp linh kiện chi tiết, phụ tùng không được thể hiện trên tài liệu kỹ thuật và sơ đồ lắp đặt, pháp luật đã hướng dẫn sử dụng đồng bộ là được sử dụng với số lượng là đủ cho hệ thống vận hành100, nhưng thực tế để xác định bao nhiêu là đủ thì khơng dễ dàng tìm đủ cơ sở pháp lý để giải thích.

Nhìn chung, các nội dung hướng dẫn về việc xác định tính đồng bộ chưa rõ ràng bởi pháp luật khơng thể dự liệu tồn bộ các trường hợp một cách cụ thể và chi tiết. Để tránh những khiếu nại, tranh chấp nên có quy định rõ hơn cho cơ chế thực hiện, theo hướng sau:

- Giao cơ quan Hải quan xác định đúng theo quy định về quy tắc xác định hàng hóa nhập khẩu101; hoặc

98

Điểm c khoản 21 Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC. 99

Trường hợp này thực hiện theo Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu.

100

Điểm c khoản 21 Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC. 101

Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)