Nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết của pháp luật về

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN

2.3. Nội dung các khiếm khuyết của pháp luật về miễn thuế nhập khẩu

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết của pháp luật về

Những khiếm khuyết của pháp luật về miễn thuế nhập khẩu phát sinh qua thực tiễn thực hiện như trình bày ở phần trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thực tiễn hoạt động nhập khẩu hàng hóa miễn thuế rất đa dạng, liên

quan đến nhiều lĩnh vực mà pháp luật thường khó dự liệu được hết các trường hợp thực tiễn phát sinh hoặc sẽ phát sinh để điều chỉnh. Do vậy trong một thời điểm nhất định thì quy định pháp luật sẽ dễ phát sinh một số khiếm khuyết nhất định.

Thứ hai, pháp luật về miễn thuế nhập khẩu rất phức tạp bởi muốn đạt được

nhiều mục tiêu cả về thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội (giải quyết việc làm cho người lao động, đa dạng hóa thành phần lao động). Đây cũng chính là hai lĩnh vực thường xuyên thay đổi trong thực tiễn, buộc pháp luật phải ln hồn thiện để điều chỉnh hiệu quả.

Thứ ba, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và Nghị định

149/2005/NĐ-CP quy định các trường hợp miễn thuế rất chung có mặt thuận lợi là đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các quy định chung chung sẽ khó hiểu và khó đảm bảo thực hiện thống nhất nên phải ban hành Thông tư hướng dẫn nhưng có trường hợp hướng dẫn trái với quy định của Nghị định.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu cịn có nhiều vướng mắc phát sinh. Một số quy định pháp luật còn chưa chặt chẽ tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng để gian lận trốn thuế trong đó có nguyên nhân trong một thời gian dài (từ 01/01/2006 đến 04/06/2009)82 pháp luật chưa quy định quy trình thủ tục chặt chẽ cho việc thực hiện miễn thuế hàng nhập khẩu; thực tiễn thực hiện chủ yếu theo các quyết định của Tổng cục Hải quan, các công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ của cán bộ hải quan cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được

yêu cầu của công tác giải quyết thủ tục miễn thuế nhập khẩu. Bởi để thực hiện pháp luật miễn thuế nhập khẩu địi hỏi khơng chỉ nắm chắc quy định pháp luật về thuế nhập khẩu mà còn phải am hiểu về máy móc thiết bị, kỹ thuật xác định định mức nguyên liệu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu, về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan để có thể vận dụng vào việc kiểm tra, xác định đúng đối tượng được miễn thuế, đối tượng không được miễn thuế cho chính xác.

82

01/01/2006 là ngày có hiệu lực thi hành của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005. Ngày 04/06/2006 là ngày có hiệu lực thi hành của Thơng tư 79/2009/TT-BTC.

Thứ hai, việc phân công cán bộ làm công tác miễn thuế chưa hợp lý. Mơ hình

tổ chức cán bộ làm cơng tác miễn thuế chưa rõ ràng, cụ thể, thiếu thống nhất giữa các Chi cục cùng một Cục Hải quan và giữa các Cục Hải quan, chưa bố trí cán bộ làm công tác chuyên sâu về nghiệp vụ. Điều này đã hạn chế hiệu quả của công tác miễn thuế hàng hóa nhập khẩu.

Thứ ba, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về miễn thuế hàng hóa

nhập khẩu được quan tâm nhưng chưa liên tục, đồng thời ý thức tự giác chấp hành của doanh nghiệp chưa cao.

Đối tượng được miễn thuế nhập khẩu ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên việc tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp chưa được cơ quan Hải quan thực hiện thường xun. Do đó, cịn trường hợp doanh nghiệp chưa nắm bắt hết các vấn đề liên quan dẫn đến thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc miễn thuế hàng hóa nhập khẩu.

Ngồi ra, ý thức tn thủ pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao, một số doanh nghiệp cố ý lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận thuế.

Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung pháp luật về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu

và thực tiễn thực hiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu tại Đồng Nai từ 2005 đến 2008, tác giả rút ra một số kết luận chung sau:

Nhìn chung, pháp luật về miễn thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành thực sự thể hiện một số điểm tiến bộ vượt bật trên các phương diện so với trước đó. Điểm tiến bộ đáng ghi nhận nhất là quy định pháp luật miễn thuế nhập khẩu của Việt Nam đảm bảo sự công bằng và minh bạch về chính sách, khơng phân biệt đối xử theo đúng quy định của WTO, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Bên cạnh đó, quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu còn tồn tại một số khiếm khuyết. Điều này thể hiện rõ nhất ở một số quy định chưa rõ ràng cụ thể để đảm bảo xác định đúng đối tượng miễn thuế nhập khẩu, quy định pháp luật còn kẽ hở khiến đối tượng nộp thuế cố ý lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận thuế, thiếu quy định đảm bảo cơ chế thực hiện pháp luật miễn thuế nhập khẩu đạt hiệu quả cao.

Các tồn tại, khiếm khuyết trong pháp luật miễn thuế nhập khẩu hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện để đề ra giải pháp hoàn thiện phù hợp, hiệu quả.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU

Một số bất cập, hạn chế của pháp luật về miễn thuế nhập khẩu bộc lộ qua thực tiễn, như đã trình bày ở chương 2. Vấn đề tiếp theo đặt ra là cần khắc phục những bất cập, hạn chế để đảm bảo quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu thực sự đi đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã hoạch định, phát huy vai trò điều tiết nền kinh tế, phát triển đất nước. Do vậy, cần có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về miễn thuế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu

Hiện nay, pháp luật Việt Nam về miễn thuế nhập khẩu đã hoàn thiện về cơ bản, phù hợp so với quy định của WTO, tương thích với các văn bản pháp luật có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quy định pháp luật chưa dự trù cơ chế thực thi hiệu quả, phần nào cịn thiếu tính minh bạch hoặc thủ tục còn rườm rà nên làm ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả quản lý của Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoàn thiện pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng, cơ chế chính sách pháp luật minh bạch và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay83.

Trong lĩnh vực thuế, Nhà nước ta cũng đã định hướng hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong hệ thống thuế quốc gia đến năm 2010 theo hướng: thực hiện các cam kết quốc tế đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có thời hạn trong thời gian chưa phải cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế; … Hướng đổi mới công tác quản lý thuế là hiện đại hóa tồn diện công tác quản lý thuế, chuyển đổi hẳn sang một cơ chế quản lý thuế mới, phương pháp quản lý thuế phải đồng bộ, đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại; thủ tục hành chính thuế phải đơn giản, trách nhiệm được xác định rõ ràng. Cơ quan thuế sẽ thực hiện chức năng chính đó là hỗ trợ và cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra việc

83

Cụ thể như sau:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã định hướng Nhà nước tập trung làm tốt chức năng “Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cơng khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương”.

thực hiện nghĩa vụ thuế; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý84.

Tháng 01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong số những nhiệm vụ mà Hải quan Việt Nam sẽ phải thực hiện khi Việt Nam gia nhập WTO, có những nội dung sau:

- Đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại; - Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại;

- Nâng cao năng lực cán bộ, trình độ quản lý; - Hiện đại hóa quản lý hải quan;85

Một mặt, Đảng và Nhà nước đặt ra những nhiệm vụ như trên. Mặt khác, bên cạnh nhiều ưu điểm thì pháp luật về miễn thuế nhập khẩu hiện nay vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết (như đã phân tích tại chương 2 luận văn) làm ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức; và trong một số trường hợp làm thất thu thuế của Nhà nước. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về miễn thuế nhập khẩu là một yêu cầu cần thiết.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật việt nam về miễn thuế nhập khẩu (2) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)