Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)

4.1 Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Trà Ôn là một Ngân hàng kinh doanh đa sản phẩm, trong đó chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho việc Phát Triển Nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua, hoạt động của Ngân hàng đã tác động tích cực đến việc phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn ngày một cao hơn cho quá trình phát triển thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng là yếu tố quan trọng. Lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vốn của địa bàn địi hỏi phải có một số tiền lớn. Điều đó phụ thuộc vào vốn huy động của Ngân Hàng thông qua hai kênh chủ yếu: vốn huy động tại chỗ, vốn điều chuyển từ cấp trên nếu vốn tự huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Ngân hàng ln chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thơng thống các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự nhanh nhẹn nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn, và gây được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền.

Song song với việc huy động vốn trong dân cư, Ngân hàng đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp, thơng qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ khơng ngừng hồn thiện nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn.

Nhìn chung vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua các năm, tình hình huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng:

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Lam SVTH: Trần Thị Kiều Diểm Trang 31

Bảng 2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối A.Vốn tự huy động 354.088 90,48 412.995 92,32 502.278 93,90 58.907 16,64 89.283 21,62

Tiền gởi không kỳ hạn 14.580 3,73 20.750 4,64 33.447 6,25 6.170 42,32 12.697 61,19 Tiền gởi có kỳ hạn 339.508 86,75 392.245 87,68 468.831 87,71 52.737 13,20 76.586 19,53 - Tiền gởi < 12 tháng 322.708 82,25 368.931 82,47 455.982 85,24 46.223 14,32 87.051 23,60 - Tiền gởi ≥ 12 tháng 16.800 4,29 23.314 5,21 12.849 2,40 6.514 38,77 (10.465) (44,89)

B. Vốn điều chuyển 37.267 9,52 34,375 7,68 32,653 6,10 (2.892) (7,76) (1.722) (5,01) C. Tổng 391.355 100,00 447.370 100,00 534,931 100,00 56.015 14,31 87.561 19,57

Hình 4. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm 2009 – 2011 4.1.1.1 Vốn tự huy động

Qua bảng số liệu ta thấy vốn tự huy động của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm cả về số lượng lẫn tỉ trọng. Cụ thể: năm 2009 đạt 354.088 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 90,48%. Sang năm 2010 tăng lên 412.995 triệu đồng, tăng 58.907 triệu đồng, tương đương 16,64% so với 2009 và chiếm tỉ trọng là 92,32%. Đến năm 2011 tiếp tục tăng lên đến 502.278 triệu đồng, tăng 89.283 triệu đồng với tốc độ tăng là 21,62% so với năm 2010 và chiếm tỉ trọng tới 93,90% tổng vốn huy động phục vụ cho hoạt động cho vay nông hộ. Sự tăng trưởng của vốn tự huy động là do Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tốt trong nhận thức và tổ chức thực hiện ở từng chi nhánh, cố gắng trong việc tiếp cận và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đồn thể, ban ngành trong công tác huy động vốn để huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động tại chỗ. Nếu nguồn vốn trên khơng đáp ứng đủ nhu cầu thì Ngân hàng có một cách giải quyết là xin điều chuyển vốn từ cấp trên. Việc dùng nguồn vốn này không mất nhiều thời gian huy động nhưng phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động

391,355 447,370 534,931 354,088 412,995 502,278 37,267 34,375 32,653 2009 2010 2011 Năm

Tổng nguồn vốn Vốn tự huy động Vốn điều chuyển

vốn điều chuyển của Ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, trong khi vốn tự huy động ngày một tăng đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu tăng tín dụng của thị trường. Cụ thể: năm 2009 là 37.267 triệu đồng. Năm 2010 giảm còn 34.375 triệu đồng. Sang năm 2011 tiếp tục giảm cịn 32.653 triệu đồng. Khơng những thế, tỉ trọng tham gia trong tổng vốn huy động rất thấp và không ngưng giảm từ 9,52% xuống 6,10% trong ba năm 2009 – 1011.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)