4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Qua phân tích trên cho thấy, nguồn vốn huy động chiếm vị trí quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng vì vốn huy động càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng.
Công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt trong ba năm qua. Cụ thể, tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn đều tăng trưởng tốt. Đặc biệt là tăng trưởng của kỳ hạn dưới 12 tháng rất tốt, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động (trên 82%).
Hình 5. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng qua ba năm
Tiền gửi không kỳ hạn
Như chúng ta đã biết, việc tích lũy tiền bằng cách gửi tiền vào tài khoản để thanh toán qua Ngân hàng của người dân chưa cao. Bởi họ xem tiền mặt là công
ĐVT:Triệu đồng 14,580 354,088 322,708 16,800 20,750 412,995 368,931 23,314 33,447 502,278 455,982 12,849 2009 2010 2011
Tiền gửi không kỳ hạn Tổng vốn huy động Tiền gửi < 12 tháng Tiền gửi > 12 tháng
Năm
cụ thanh tốn chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Năm 2009, khoản tiền này Ngân hàng chỉ huy động được 14.580 triệu đồng, nhưng đến năm 2010 khoản tiền này đạt 20.750 triệu đồng tăng 6.170 triệu đồng, với tốc độ tăng là 42,32% so với năm 2009. Đến năm 2011, tăng 61,19% tương đương với 12.697 triệu đồng so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực thu hút người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Thực tế người dân muốn giữ tiền mặt để chi tiêu, ngồi ra cịn vì lợi nhuận, họ chuyển sang gởi tiền vào tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng để hưởng lãi suất cao hơn dẫn đến loại tiền gửi này thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Loại hình tiền gửi này có sự tăng trưởng tốt qua ba năm, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể: năm 2010 đạt 368.931 triệu đồng, tăng 14,32%, tương đương với 46.223 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng 23,60% tương đương 87.051 triệu đồng so với năm 2010. Đây là năm có tốc độ tăng cao nhất. Nguyên nhân là do lãi suất huy động ngắn hạn tăng cao làm cho khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang. Tuy nhiên, đây cũng là kết quả đáng khích lệ, mặc dù lãi suất của Ngân hàng không hấp dẫn hơn các Ngân hàng cổ phần khác nhưng do là Ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn nên rất có uy tín với khách hàng, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng. Ngoài ra, trong ba năm qua, Ngân hàng đã phát động nhiều chương trình tiết kiệm xổ số trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng…mang thương hiệu riêng của NHNo & PTNT Việt Nam làm cho loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: là loại tiền gửi mà Ngân hàng
ln chú trọng đến việc mở rộng vì nó khá ổn định, có thể dùng để đầu tư lâu dài được. Nhưng nhìn chung nó vẫn cịn thấp so với tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng và loại tiền gửi này lại tăng trưởng không đều qua các năm. Năm 2010 tăng 38,77% tương đương 6.514 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, loại tiền gửi này giảm 44,89%, tương đương 10.465 triệu đồng so với năm 2010. Do Ngân
hướng gửi tiền ở kỳ hạn thấp để có thể rút tiền nhanh. Thêm vào đó, đa số người dân có suy nghĩ giữ tiền sẽ bị mất giá do nền kinh tế bị lạm phát, do đó họ có xu hướng mua vàng để dự trữ nhiều hơn là gửi tiền vào Ngân hàng.
Tóm lại, Ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn cho nên khách hàng đến giao dịch chủ yếu là nơng dân. Do đó, họ có xu hướng gửi tiền có kỳ hạn ngắn vì thế vốn huy động có kỳ hạn ngắn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại không ổn định trong cơ cấu nguồn vốn nên trong thời gian tới Ngân hàng phải không ngừng cải thiện cơ cấu vốn huy động, không để phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn, nhất là trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải từng bước nâng dần tỷ trọng huy động trung và dài hạn.