Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 114)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.

phân lập đƣợc

Trong các chủng vi khuẩn E. coli đã được xác định serotype kháng nguyên O, chúng tôi chọn ra 30 chủng với các đặc điểm điển hình đại diện cho các serotype, các địa điểm lấy mẫu để xác định các yếu tố gây bệnh bao gồm: Các yếu tố bám dính F4, F5, F6, F18, độc tố chịu nhiệt STa, STb, độc tố không chịu nhiệt LT và độc tố verotoxin VT2e đã được xác định bằng phản ứng PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.14. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các gen quy định sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh Các yếu tố gây bệnh khuẩn Số chủng vi

E. coli KT Số chủng vi khuẩn E. coli (+) Tỷ lệ (%) Yếu tố bám dính F4 30 11 36,67 F5 30 3 10,0 F6 30 6 20,0 F18 30 6 20,0 Độc tố Sta 30 17 56,67 STb 30 10 33,33 LT 30 20 66,67 VT2e 30 7 23,33

Kết quả cho thấy các gen quy định sinh tổng hợp 4 loại yếu tố bám dính (F4, F5, F6 và F18) và 4 loại độc tố (STa, STb, LT và VT2e) đều đã được phát hiện thấy trong 30 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được.

- Có 26/30 chủng (chiếm 86,67%) mang yếu tố bám dính, cao hơn so với 4/30 chủng (chiếm 13,33%) không mang yếu tố bám dính.

- Trong 4 loại yếu tố bám dính, số chủng mang yếu tố F4 chiếm tỷ lệ cao nhất (36,67%), tiếp đến số chủng mang yếu tố F6 và F18 (20,0%) và ít nhất là số chủng mang yếu tố F5 (10,0%).

- Trong các loại độc tố, số chủng mang độc tố LT chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%), tiếp theo là độc tố STa (56,67%) và STb (33,33%), thấp nhất là VT2e (23,33%); kết quả này phần lớn phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi ít nhiều có sự sai khác về chủng loại, tỷ lệ sản sinh các loại độc tố của các vi khuẩn E. coli, sở dĩ có sự sai khác là do các nghiên cứu được thực hiện ở các vùng với các vị trí địa lý khác nhau, độ tuổi khác nhau của thỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả được thể hiện rõ hơn qua hình 3.7.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

Yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được T l (% ) F4 F5 F6 F18 Sta STb LT VT2e

Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các gen quy định

sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh

3.2.6. Kết quả kiểm tra độc lƣ̣c của một số chủng vi khuẩn E. coli trên chuột bạch

Việc xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được, trên động vật thí nghiệm (chuột bạch) là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng gây bệnh của chúng. Từ kết quả nghiên cứu về đặc tính, hình thái, nuôi cấy, tính chất sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ thỏ mắc bệnh tiêu chảy, chọn 12 chủng vi khuẩn E. coli có các đặc tính sinh vật, hóa học điển hình cho các serotype và các yếu tố gây bệnh để kiểm tra độc lực qua chuột bạch. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.15.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lƣ̣c của một số chủng vi khuẩn E. coli

trên chuột bạch hiệu chủng Số chuột tiêm (con) Liều tiêm (ml) Đƣờng tiêm

Số chuột chết theo thời gian sau khi tiêm canh

khuẩn (con) Tỷ lệ chuột chết (%) Phân lập lại VK < 12 giờ 12-24 giờ 24-48 giờ > 48 giờ E-TY1 2 0.2 Phúc xoang 2 100 + E-TY2 2 0.2 1 50 + E-TY3 2 0.2 2 100 + E-TY4 2 0.2 1 1 100 + E-HH1 2 0.2 1 50 + E-HH2 2 0.2 2 100 + E-HH3 2 0.2 1 1 100 + E-HH4 2 0.2 1 50 + E-TP1 2 0.2 1 1 100 + E-TP2 2 0.2 2 100 + E-TP3 2 0.2 2 100 + E-TP4 2 0.2 2 100 +

Qua bảng 3.15 cho thấy các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ thỏ ở Bắc Giang có độc lực khá mạnh và là nguyên nhân quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ. Trong tổng số 12 chủng E. coli khi tiêm cho chuột bạch, có 5 chuột chết sau khi tiêm 24 giờ chiếm 20,83%; có 15 chuột chết sau tiêm trong vòng từ 24 - 48 giờ (62,50%); 8 chủng E. coli gây chết 100% chuột thí nghiệm trong vòng 12-48 giờ (66,67%) và có 1 chủng gây chết 100% chuột sau khi tiêm độc lực 48 giờ (8,33%). Có chủng E-TP2 có độc lực mạnh nhất, gây chết 100% chuột trong vòng 12-24 giờ. Có 3 chủng gây chết 50% chuột. Các chuột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chết đều có biểu hiện bụng chướng to. Khi mổ khám có các bệnh tích như phổi viêm xuất huyết trên bề mặt gan, lách sưng to, ruột xuất huyết, tim nhão. Lấy máu tim, ria cấy trên đĩa thạch máu, thạch MacConkey thì đều phân lập lại được vi khuẩn thuần khiết từ máu tim.

Kết quả xác định độc lực các chủng vi khuẩn E. coli trên chuột bạch đã cho thấy: Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ thỏ mắc tiêu chảy ở tỉnh Bắc Giang có độc lực khá mạnh và là các nguyên nhân quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của thỏ.

3.2.7. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc

Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột ngày càng cao trong những năm gần đây. Đây cũng chính là lý do giải thích cho việc tại sao kết quả điều trị bằng kháng sinh đối với bệnh tiêu chảy trong thời gian gần đây mang lại hiệu quả không cao.

Vì vậy, để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp giúp cho việc điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra cho tho trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh đối với 30 chủng vi khuẩn E. coli với 13 loại kháng sinh khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.16. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc

STT Loại kháng sinh Số chủng kiểm tra Kết quả Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Khán g Tỷ lệ (%) 1 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim 30 2 6,67 2 6,67 26 86,67 2 Enrofloxacin 30 22 76,67 5 16,67 3 10,00 3 Norfloxacin 30 5 16,67 2 6,67 23 76,67 4 Ceptiofur 30 30 100,00 0 0 0 0 5 Ampicillin 30 23 76,67 2 6,67 5 16,67 6 Colistin 30 7 23,33 8 26,67 15 50,00 7 Erythromicin 30 6 20,00 6 20,00 18 60,00 8 Cephoxitin 30 0 0 0 0 30 100,00 9 Neomycin 30 2 6,67 2 6,67 26 86,67 10 Akamicin 30 25 83,33 3 10,00 2 6,67 11 Doxyciclin 30 2 6,67 3 10,00 25 83,33 12 Amoxicilin 30 21 70,00 5 16,67 4 13,33 13 Penicillin 30 10 33,33 9 30,00 11 36,67

Bảng 3.16. cho thấy, trong số 13 loại sinh được thử:

- Các chủng E. coli phân lập được đặc biệt mẫn cảm với Ceptiofur chiếm tỷ lệ (100%), mẫn cảm mạnh với các kháng sinh Akamicin, Ampicillin Enrofloxacin, và Amoxycilin với các tỷ lệ lần lượt là 96,67%, 76,67%, 73,33% và 70%. Tuy nhiên, các chủng E. coli được thử đều kháng mạnh với Tetracyclin (100%), Sulfamethoxazole/Trimethoprim và Neomycin (86,67%) và một số kháng sinh khác như Doxycillin (83,33%), Norfloxacin (76,67%). Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của tác giả Đỗ Ngọc Thuý và cs (2008) [61] khi kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn theo mẹ bị tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đều mẫn cảm mạnh với Apramycin, Ceftiofur và Amikacin với các tỷ lệ lần lượt là 99,06%, 100% và 92,45%.

Võ Thị Trà An và cs (2010) [1] kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 100 gốc vi khuẩn E. coli phân lập từ phân heo, bò trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mức độ mẫn cảm của E. coli giảm dần với các kháng sinh: Ceftazidime (93%), Amoxicillin/clavulanic acid (73%), Gentamycin (40%) và Trimethroprim/ Sulfamethoxazol (29%).

Sở dĩ có mức độ mẫn cảm khác nhau của các chủng vi khuẩn E. coli

đối với các loại kháng sinh là do sự lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị dẫn đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh yếu thậm chí kháng thuốc hoàn toàn.

Ngày nay, người ta đã phát hiện khả năng, mức độ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli phát triển rất nhanh và trên diện rộng.

Do đó, khi điều trị bệnh tiêu chảy bằng kháng sinh không nên chỉ dùng mãi một loại thuốc mà phải thường xuyên thay đổi để tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli

Salmonella các tác giả đều cho rằng: Sự quen thuốc của một số loài vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E. coli có chiều hướng tăng theo thời gian sử dụng: Nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc là do sử dụng không đúng kỹ thuật của con người và vì gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmind R (Resistance). Plasmid này có thể duy truyền dọc và truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp (Falkow, 1975) [77].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.8: Biểu đồ xác định tính mẫn cảm với kháng sinh

của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc

3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở THỎ CHẢY Ở THỎ

Trên cơ sở nghiên cứu, xác định vai trò gây bệnh của các loại vi khuẩn và kết quả thử kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm của kháng sinh với các chủng vi khuẩn E. coli lập được, chúng tôi đã xây dựng 3 phác đồ điều trị. Trong mỗi phác đồ điều trị, chỉ thay đổi loại kháng sinh, còn các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải đều dùng giống nhau. ` Để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh mẫn cảm cao với các chủng vi khuẩn phân lập được, có tính chất phổ thông, giá thành hợp lý và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3 loại kháng sinh dùng 3 phác đồ là: Enrofloxacin, Ampicillin và Amoxycillin. Các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ là: Điện giải-Gluco-K-C, ADE B-Complex. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 3.17.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17 cho thấy với 3 phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho thỏ, tỷ lệ khỏi bệnh giữa các phác đồ có sự biến động từ 82,14 - 95%.

- Phác đồ I có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (95%), tiếp theo là phác đồ II (88,57%) và phác đồ III (82,14%).

Như vậy, để điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ đạt hiệu quả chúng ta dùng phác đồ I, tức là dùng kháng sinh: Ampicillin/Colistin để điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ do vi khuẩn E. coli gây ra. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc như: ADE B-Complex là thuốc tổng hợp các loại vitamin A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Điện giải-Gluco-K-C cho uống để bù nước và lượng ion Cl-

, Na+, HCO3

-

bị mất đi do tiêu chảy, tăng cường chức năng gan, kích thích quá trình trao đổi chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17. Kết quả điều trị thực nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho thỏ

Phác đồ điều

trị

Loại thuốc Liều lƣợng và cách dùng

Số thỏ đƣợc điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Kết quả điều trị Số thỏ khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) I

AMPI - COLIS (Ampicillin, Colistin) 1ml/10kgTT/ngày; tiêm bắp: 1 lần/ngày.

40 3-5 38 95.00

Điện giải-Gloco-K-C Pha nước uống: 1-2g/con/ngày.

ADEB-complex Pha nước uống: 1-2g/con/ngày.

II

AMOX 50% (Amoxycillin) 1ml/10kgTT/ngày; tiêm bắp: 1 lần/ngày.

35 3-5 31 88.57

Điện giải-Gloco-K-C Pha nước uống: 1-2g/con/ngày.

ADEB-complex Pha nước uống: 1-2g/con/ngày.

III MARFLUQUYL (Enrofloxacin) 1ml/5kgTT.ngày; tiêm bắp: 1 lần.ngày. 28 3-5 23 82.14

Điện giải-Gloco-K-C Pha nước uống: 1-2g/con/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh và xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy thỏ tại Bắc Giang cho thấy:

- Phương thức chăn nuôi, mùa vụ, giống, địa điểm chăn nuôi đều có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh và chết do tiêu chảy ở thỏ.

- Vi khuẩn E. coli có vai trò quan trọng trong việc gây tiêu chảy ở thỏ thông qua kết quả số lượng vi khuẩn E. coli tăng lên gấp trên 4 lần so với thỏ bình thường.

- Tỷ lệ phân lập E. coli từ phủ tạng thỏ mắc bệnh tiêu chảy là 83,33% và mẫu phân là 100%.

- Các chủng E. coli phân lập được thuộc serotype O103 chiếm tỷ lệ cao nhất (32,22%) và thấp nhất là O109 (8,89%).

- Kiểm tra các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trên thỏ cho thấy có sự sai khác về chủng loại và tỷ lệ sản sinh các yếu tố đó. Điều này được giải thích, do địa điểm, thời điểm lấy mẫu và lứa tuổi thỏ khác nhau.

- Vi khuẩn E. coli phân lập có độc lực cao trên chuột bạch, có 66,67% chủng gây chết 100% chuột thí nghiệm trong vòng 12-48 giờ.

- Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được đều mang đầy đủ các đặc tính sinh hoá điển hình như các tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả.

- Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được rất mẫn cảm với kháng sinh Ceptiofur, Akamixin và một số loại kháng sinh khác có mẫn cảm cao như Ampicillin, Enrofloxacin và Amoxycillin.

- Điều trị thử nghiệm cho thấy: Phác đồ I sử dụng kháng sinh Ampicillin có hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy cao nhất với tỷ lệ khỏi 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được để chế vaccin phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra tại tỉnh Bắc Giang.

- Có thể sử dụng rộng rãi phác đồ I sử dụng kháng sinh Ampicillin trong điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Để chăn nuôi thỏ có hiệu quả và hạn chế được dịch bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy cần khuyến khích và đầu tư vào chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, xây dựng trại chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Trọng An, Đào Thị Phương Lan, Lê Hữu ngọc, Nguyễn Ngọc Tuân (2010), “Đề kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập từ vật nuôi và sự hiện diện của β-Lactamse phổ rộng (ESBL)”, Tạp chí khoa học kỹ

thuật thú y, tập XVII (2), Tr.42-46.

2. Archie. H (2000), sổ tay dịch bệnh động vật, (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch) Nxb Bản đồ, Hà Nội, Tr. 53, 207- 204.

3. Đinh Văn Bình, Ngô Tiến Dũng (2005), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thỏ ở nông hộ, Nxb Lao động xã hội.

4. Đinh Văn Bình (2006), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ ở gia đình và phòng chữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)