Xây dựng phác đồ điều trị tiêu chảy ở thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 66 - 114)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.8. Xây dựng phác đồ điều trị tiêu chảy ở thỏ

Qua xác định sự mẫn cảm của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được với các kháng sinh, hóa dược bằng phương pháp kháng sinh đồ trên thạch, trên cơ sở đó lựa chọn phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một cách khách quan, các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương đối về các tiêu chí cơ bản sau:

- Số thỏ được nuôi ở cùng một địa phương được phân ra ngẫu nhiên làm 3 lô tương ứng với 3 phác đồ điều trị bệnh.

- Số lần và ngày điều trị bệnh được dùng đồng đều trong các phác đồ. - Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh căn cứ vào sự ổn định dần về hiện tượng tiêu chảy, trạng thái phân, tình trạng ăn, uống… sau 5 đến 7 ngày kể từ khi dùng thuốc.

2.4.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được, xử lý theo phương pháp toán học thông dụng và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [56], Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [57].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm 3 huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 6 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22-23oC, cao nhất vào tháng 6 dao động từ 29-30oC và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 dao động từ 15-16oC. Lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng 1.565mm; Các tháng 6, 7, 8 là những tháng có lượng mưa cao, chủ yếu là mưa rào; các tháng 1,2,3 là những tháng có lượng mưa thấp chủ yếu là mưa nhỏ, mưa phùn, lượng nước ít nhưng thời gian kéo dài. Ẩm độ trong năm dao động lớn từ 73- 87%, những tháng có độ ẩm cao là tháng 12, 1, 2, 3, 4.

Đặc điểm địa hình và khí hậu ở tỉnh Bắc Giang rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, có tác động đáng kể đến tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ trong đó có bệnh tiêu chảy.

3.1.1. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang

Để đánh giá tình hình bệnh tiêu chảy ở thỏ theo địa dư hành chính, chúng tôi đã tiến hành xác định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh tiêu chảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tại 3 huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết tại một số huyện

Huyện, thị

Tổng số thỏ điều tra

(con)

Thỏ tiêu chảy Thỏ chết do tiêu chảy

Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Tân Yên 1.325 489 36,91 51 10,43 Hiệp Hòa 860 230 26,74 18 7,83 TP Bắc Giang 781 106 13,57 7 6,60 Tính chung 2.966 825 27,82 76 9,21

Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy chung trên đàn thỏ là 27,82% và tỷ lệ chết 9,21%. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết có sai khác nhau giữa các huyện trong tỉnh, tại Tân Yên tỷ lệ mắc và chết cao nhất (tương ứng 36,91% và 10,43%); thấp nhất là ở TP Bắc Giang (tương ứng 13,57% và 6,60%).

Huyện Tân Yên có tỷ lệ thỏ mắc bệnh và chết cao nhất do đây là huyện miền núi, chăn nuôi thỏ chủ yếu theo hình thức tận dụng, không đảm bảo kỹ thuật, chuồng trại không vệ sinh thường xuyên, đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm nhiễm bệnh và chết cao.

Các tác giả khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở gia súc nuôi tại vùng miền núi, nơi có khí hậu lạnh, khắc nghiệt cộng với điều kiện chăn nuôi không đảm bảo có tỷ lệ chết và mắc bệnh cao hơn các vùng khác: Nguyễn Thị Nội (1986) [33] điều tra ở một số tỉnh miền Bắc thấy tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh rất cao, lên tới 95,4%; Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] tại Hà Tây, lợn từ lứa tuổi 1- 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, tại Bắc Giang ở mỗi địa điểm khác nhau thì tỷ lệ thỏ bị tiêu chảy cũng khác nhau và có thể được giải thích là do mỗi vùng sinh thái, mỗi điều kiện chăn nuôi và trình độ người chăn nuôi khác nhau đã ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy ở thỏ vùng đó. Tại các địa phương khi điều kiện chăn nuôi còn hạn chế, tỷ lệ thỏ mắc bệnh tiêu chảy cao. Theo Cù Hữu Phú và cs (2003) [34], sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và chết do tiêu chảy là thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện, phương thức chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh ở mỗi vùng khác nhau.

Ở nghiên cứu này, chúng tôi điều tra tỷ lệ mắc và chết do tiêu chảy trên thỏ ở tất cả các giai đoạn phát triển của thỏ do thỏ là loài nhạy cảm với các điều kiện bất lợi như thời tiết, ẩm độ, chuồng nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh và đặc biệt khi áp dụng các phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh Bắc Giang do tính kháng thuốc của vi khuẩn nên kết quả điều trị tương đối thấp. Chính vì vậy, kết quả điều tra của chúng tôi có tỷ lệ thỏ mắc và chết do tiêu chảy ở mức cao.

Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy và chết do tiêu chảy ở thỏ tại Bắc Giang được thể hiện rõ hơn qua hình 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có thể đánh giá kỹ hơn sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh giữa các địa phương, chúng tôi đã tiến hành so sánh nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy giữa các huyện, thị xã bằng phương pháp phân tích dịch tễ.

* Kết quả so sánh nguy cơ mắc tiêu chảy ở thỏ giữa các huyện, thị được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc tiêu chảy ở thỏ giữa các huyện Đối tƣợng so sánh (huyện, thị) Thỏ bình thƣờng (con) Thỏ tiêu chảy (con) Tỷ suất bệnh (%) χ2 TN RR

Tân Yên so với Hiệp Hòa 836 489 36,91 24,4 1,19

630 230 26,74

Tân Yên so với TP Bắc Giang 836 489 36,91 132,0 1,49

675 106 13,57

Hiệp Hòa so với TP Bắc Giang 630 230 26,74 43,6 1,42

675 106 13,57

Kết quả bảng 3.2 cho thấy nguy cơ thỏ tiêu chảy giữa các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang có χ2

TN > χ2

α (χ2

TN = 24,4; χ2

TN = 132; χ2

TN = 43,6) tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy các huyện có sự khác nhau rất rõ rệt (P<0,001).

Đồng thời, qua bảng có thể nhận xét như sau:

Với RR = 1,19 và RR = 1,49 cho thấy, nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy của huyện Tân Yên là cao hơn 2 địa phương còn lại từ 1,19 – 1,49 lần.

Với RR = 1,42 cho thấy, nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy của Hiệp Hòa cao hơn TP Bắc Giang là 1,42 lần.

Còn nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy nuôi tại TP Bắc Giang thấp hơn 2 địa phương trên.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy: Số thỏ ốm và chết do mắc tiêu chảy tại huyện Tân Yên chủ yếu tập trung ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và truyền thống với nhận thức của người chăn nuôi còn kém về công tác phòng và trị bệnh. Ngoài ra, trình độ của cán bộ thú y cơ sở còn chưa cao, dẫn tới việc chẩn đoán và sử dụng thuốc kém hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua phân tích trên có thể thấy: Bệnh tiêu chảy ở thỏ tại các địa phương khác nhau có sự khác nhau rất rõ rệt về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết, mà nguyên nhân mang tính đặc thù theo vùng sinh thái. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác các nguyên nhân của sự khác nhau này, cần có những đánh giá toàn diện hơn về ảnh hưởng của một số yếu tố khác nữa như mùa vụ, chuồng trại, phương thức chăn nuôi, lứa tuổi và giống thỏ ảnh hưởng tới bệnh tiêu chảy, từ đó mới đưa ra được các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả.

3.1.2. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Đặc điểm thời tiết, khí hậu ở tỉnh Bắc Giang được chia làm bốn mùa rõ rệt, rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật và có ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Để đánh giá tình hình bệnh tiêu chảy ở thỏ theo mùa vụ, chúng tôi đã tiến hành xác định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh tiêu chảy theo bốn mùa (xuân, hè, thu, đông). Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ Mùa vụ điều tra (con) Tổng số thỏ

Thỏ mắc tiêu chảy Thỏ chết do tiêu chảy Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Xuân 865 328 37,92 30 9,15 Hè 654 162 24,77 14 8,64 Thu 724 143 19,75 10 6,99 Đông 723 192 26,56 22 11,46 Tính chung 2.966 825 27,82 76 9,21

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

- Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy cao nhất là vào mùa xuân (37,92%) và thấp nhất vào mùa thu (19,75%), thấp hơn tỷ lệ chung là 1,41 lần (27,82/19,75).

- Tỷ lệ thỏ chết do tiêu chảy cao vào mùa đông (11,46%), sau đó đến mùa xuân (9,15%), tiếp đến là mùa hè (8,64%) và mùa thu (6,99%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi xét về tỷ lệ mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo đặc điểm mùa vụ thì kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do tiêu chảy ở lợn của các tác giả sau: Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [24] cho biết lợn nuôi vào mùa xuân và mùa hè mắc tiêu chảy cao hơn so với hai mùa còn lại. Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [63] thông báo tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao nhất vào tháng 5 – 8 (tức vào mùa hè)

Sở dĩ có kết quả như vậy, theo chúng tôi là do đặc điểm khí hậu thời tiết ở tỉnh Bắc Giang vào vụ đông có nhiệt độ trung bình và số giờ nắng thấp nhất trong năm, đặc biệt vào tháng 12 và tháng 1 (nhiệt độ dao động từ 15,5 – 160

C), đây cũng là thời gian có những đợt rét kéo dài, kèm theo mưa phùn. Vào mùa xuân, khi đó trời đã ấm dần lên, song ẩm độ không khí cao, khí hậu ẩm ướt, đặc biệt vào tháng đầu của mùa xuân vẫn còn có những đợt rét, kèm theo mưa phùn. Tất cả các yếu tố này đã tác động, gây hiệu ứng strees cho thỏ khiến tỷ lệ thỏ mắc bệnh và chết cao. Mùa hè có nhiệt độ cao nhất trong năm, đặc biệt là vào tháng 6, tháng 7 nhiệt độ trung bình có khi lên đến trên 300C. Đồng thời, cũng vào thời gian này thường có mưa rào đột ngột, thất thường tạo bầu không khí oi bức. Mùa thu, thời tiết ôn hoà hơn và đặc biệt vào thời gian này ẩm độ không khí thấp, thời tiết khô ráo và ổn định nhất trong năm. Vì vậy tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy vào mùa thu thấp hơn so với các mùa còn lại.

Kết quả được thể hiện cụ thể hơn qua hình 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* So sánh nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy giữa các mùa trong năm được trình bày qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy giữa các mùa

Đối tƣợng so sánh (mùa) Thỏ bình thƣờng (con) Thỏ tiêu chảy (con) Tỷ suất bệnh (%) χ2 TN RR Xuân so với hè 537 328 37,92 29,46 1.28 492 162 24,77

Xuân so với thu 537 328 37,92 62,38 1.45

581 143 19,75

Xuân so với đông 537 328 37,92 23,09 1.25

531 192 26,56

Hè so với thu 492 162 24,77 5,02 1.16

581 143 19,75

Đông so với hè 492 192 28,07 3,97 1.13

531 162 23,38

Đông so với thu 531 192 26,56 9,41 1.20

581 143 19,75

Bảng 3.4 cho thấy nguy cơ mắc tiêu chảy ở thỏ nuôi vào mùa xuân so với các mùa khác trong năm có χ2

TN > χ2

α (χ2

TN = 29,46; , χ2

TN = 62,38; χ2

TN =

23,09), tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa xuân khác rất rõ rệt với các mùa khác trong năm (P<0,001). Với χ2

TN = 9,41 > χ2

α, tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa đông khác rõ rệt mùa thu (P<0,01). Với

χ2

TN = 5,02 > χ2

α , tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa hè khác rõ rệt mùa thu (P<0,05) và với χ2

TN = 3,97 > χ2

α , tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa đông khác rõ rệt mùa hè (P<0,05).

Qua bảng cũng cho ta thấy mối tương quan vể tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở thỏ giữa các mùa như sau:

- Mùa xuân so với các mùa khác có RR = 1,28; RR = 1,45; RR = 1,25 tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi vào mùa xuân cao hơn các mùa khác từ 1,25 – 1,45 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mùa đông so với mùa hè và mùa thu có RR=1,13 và RR=1,2 tức là nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa đông cao hơn hai mùa từ 1,13-1,2 lần.

- Mùa hè có nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy cao hơn mùa thu 1,16 lần, song lại thấp hơn mùa xuân và đông từ 1,13 – 1,28 lần.

- Mùa thu có nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy thấp nhất.

Như vậy, mùa vụ hay chính điều kiện khí hậu thời tiết đã có tác động đáng kể đến bệnh tiêu chảy ở thỏ. Để khắc phục và giảm thiểu tác động của yếu tố này cần phải có các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó cần xây dựng các quy trình kỹ thuật cụ thể phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi và giống đến bệnh tiêu chảy ở thỏ.

3.1.3. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo phƣơng thức chăn nuôi tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang

Phương thức chăn nuôi thể hiện trình độ thâm canh, đầu tư, trình độ kỹ thuật trong sử dụng, chế biến thức ăn và trong việc thực hiện các quy trình vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá bệnh tiêu chảy của thỏ ở 3 phương thức chăn nuôi: Công nghiệp, bán công nghiệp và truyền thống. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.5.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 66 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)