Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.4. Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy

* Cơ chế sinh bệnh:

Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức phận bộ máy tiêu hoá và nhiễm khuẩn. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có thể quá trình rối loạn chức phận tiêu hóa diễn ra trước, quá trình nhiễm khuẩn diễn ra sau và ngược lại, song không thể phân biệt được từng quá trình.

Vũ Văn Ngũ (1975) [31] cho rằng do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn, gây ra sự biến động ở nhóm vi khuẩn đường ruột, cũng như ở nhóm vi khuẩn vãng lai, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tăng mạnh cả về số lượng và độc lực, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuối cùng loạn khuẩn xảy ra, hấp thu bị rối loạn, gây tiêu chảy.

Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [51] khi thiếu mật thì tới 60% mỡ không tiêu hoá được, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy hoặc việc giảm hấp thu cũng dẫn đến tiêu chảy.

* Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy:

Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc đó là sự biến đổi về chức năng, tình trạng mất nước và chất điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự mất nước kéo theo mất các chất điện giải trong dịch thể, đặc biệt là các ion như HCO3-

, K+, Na+, CL- … Đồng thời khi gia súc bị rối loạn tiêu hoá thì cũng làm cản trở đến khả năng tái hấp thu nước. Ở gia súc bị tiêu chảy, nếu lượng dịch mất đi trong đường ruột vượt quá lượng dịch đưa vào khi ăn hoặc uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nước tiểu để giảm lượng nước thải ra. Nếu thận không bù được, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị đặc lại. Hiện tượng này gọi là mất nước và triệu chứng lâm sàng là con vật yếu, bỏ ăn, thân nhiệt thấp và có thể trụy tim mắt bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô, khi véo da lên, nếp da chậm trở lại vị trí cũ (Archie.H, 2000) [2].

Hiện tượng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải sinh độc tố, hệ vi khuẩn đường ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức phân huỷ, ngấm vào máu, tác động vào gan làm chức năng gan rối loạn, gia súc bị trúng độc, đồng thời tác động cản trở quá trình tiêu hoá tiếp tục gây tiêu chảy nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm độc máu và gây tử vong.

* Hậu quả trong hội chứng tiêu chảy:

Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý (Lê Minh Chí, 1995) [6]. Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không được điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nước trong điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt ra (Arche.H, 2000) [2].

Theo Nguyễn Hữu Nam (2002) [30] khi bị tiêu chảy do khối thức ăn không tiêu ở ruột làm tăng áp lực thẩm thấu gây hút nước vào trong lòng ruột; hoặc khi viêm ruột, ngộ độc thức ăn, dịch nhầy của ruột với nước có thể tăng gấp 80 lần so với bình thường, lượng dung dịch trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột tăng co bóp sinh ra tiêu chảy và mất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2003) [22] cho biết dịch tiêu hoá tiết ra 8 lít mỗi ngày, kèm theo nhiều chất điện giải, phần lớn là đẳng trương (trừ nước bọt). Dịch tiêu hoá sẽ được hấp thu toàn bộ, cùng với lượng nước của thức ăn. Khi cần ống tiêu hoá có thể hấp thu 30 lít mỗi ngày. Ngược lại, khi bị viêm hoặc ngộ độc ống tiêu hoá có thể “tiết phản ứng” tới 30-40 lít. Vì vậy mất nước do ỉa lỏng có thể diễn ra nhanh với lượng nước mất rất lớn. Đồng thời với lượng mất dịch ruột, dịch mật, dịch tụy, làm hao hụt nhanh chóng lượng kiềm của cơ thể, gây nhiễm toan rất nặng. Từ đó gây rối loạn tuần hoàn, tụt huyết áp, thận không bài tiết, rối loạn chuyển hoá nặng làm cơ thể nhiễm toan và nhiễm độc nặng.

Theo Lê Văn Tạo (2005) [49] vi khuẩn E. coli xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô ruột, tại đây vi khuẩn phát triển nhân lên lần thứ nhất làm phá huỷ lớp tế bào gây ra viêm ruột. Cũng tại đây, vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxin). Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước ở ruột làm cho nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào cơ thể mà ngược lại được thẩm xuất từ cơ thể vào ruột.

Theo Trần Thị Dân (2006) [7] ảnh hưởng rõ rệt nhất của sinh lý tiêu chảy là mất dịch ngoại bào. Mất 15% làm xuất hiện triệu chứng lâm sàng như giảm huyết áp, tim đập nhanh… và mất 30% sẽ gây chết. Cung cấp dịch là biện pháp ưu tiên trong điều trị tiêu chảy. Dịch cấp nên đẳng trương với huyết tương và chứa đủ K+

, HCO3 -

để thay thế các phần đã mất, đồng thời nên thêm Na+ và glucose với lượng phân tử bằng nhau.

Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (2007) [64] mất nước xảy ra khi mất cân bằng giữa lượng nước nhập và xuất do cung cấp không đủ hoặc do mất ra ngoài quá nhiều. Mất nước mà trọng lượng cơ thể giảm 5% thì các dấu hiệu rối loạn bắt đầu xuất hiện. Khi mất 20-25% lượng nước thì rất nguy hiểm vì các rối loạn huyết động và chuyển hoá đều rất nặng và đã hình thành vòng bệnh lý vững chắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở thỏ, khi mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng thường trầm trọng hơn và hậu quả để lại nặng nề hơn. Bệnh có thể lây lan và kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi thỏ.

Như vậy, với mỗi một nguyên nhân gây tiêu chảy khác nhau thì cũng để lại những hậu quả khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)