Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 93 - 96)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.7.Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các

vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc

Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột ngày càng cao trong những năm gần đây. Đây cũng chính là lý do giải thích cho việc tại sao kết quả điều trị bằng kháng sinh đối với bệnh tiêu chảy trong thời gian gần đây mang lại hiệu quả không cao.

Vì vậy, để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp giúp cho việc điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra cho tho trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh đối với 30 chủng vi khuẩn E. coli với 13 loại kháng sinh khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.16. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc

STT Loại kháng sinh Số chủng kiểm tra Kết quả Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Khán g Tỷ lệ (%) 1 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim 30 2 6,67 2 6,67 26 86,67 2 Enrofloxacin 30 22 76,67 5 16,67 3 10,00 3 Norfloxacin 30 5 16,67 2 6,67 23 76,67 4 Ceptiofur 30 30 100,00 0 0 0 0 5 Ampicillin 30 23 76,67 2 6,67 5 16,67 6 Colistin 30 7 23,33 8 26,67 15 50,00 7 Erythromicin 30 6 20,00 6 20,00 18 60,00 8 Cephoxitin 30 0 0 0 0 30 100,00 9 Neomycin 30 2 6,67 2 6,67 26 86,67 10 Akamicin 30 25 83,33 3 10,00 2 6,67 11 Doxyciclin 30 2 6,67 3 10,00 25 83,33 12 Amoxicilin 30 21 70,00 5 16,67 4 13,33 13 Penicillin 30 10 33,33 9 30,00 11 36,67

Bảng 3.16. cho thấy, trong số 13 loại sinh được thử:

- Các chủng E. coli phân lập được đặc biệt mẫn cảm với Ceptiofur chiếm tỷ lệ (100%), mẫn cảm mạnh với các kháng sinh Akamicin, Ampicillin Enrofloxacin, và Amoxycilin với các tỷ lệ lần lượt là 96,67%, 76,67%, 73,33% và 70%. Tuy nhiên, các chủng E. coli được thử đều kháng mạnh với Tetracyclin (100%), Sulfamethoxazole/Trimethoprim và Neomycin (86,67%) và một số kháng sinh khác như Doxycillin (83,33%), Norfloxacin (76,67%). Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của tác giả Đỗ Ngọc Thuý và cs (2008) [61] khi kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn theo mẹ bị tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đều mẫn cảm mạnh với Apramycin, Ceftiofur và Amikacin với các tỷ lệ lần lượt là 99,06%, 100% và 92,45%.

Võ Thị Trà An và cs (2010) [1] kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 100 gốc vi khuẩn E. coli phân lập từ phân heo, bò trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mức độ mẫn cảm của E. coli giảm dần với các kháng sinh: Ceftazidime (93%), Amoxicillin/clavulanic acid (73%), Gentamycin (40%) và Trimethroprim/ Sulfamethoxazol (29%).

Sở dĩ có mức độ mẫn cảm khác nhau của các chủng vi khuẩn E. coli

đối với các loại kháng sinh là do sự lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị dẫn đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh yếu thậm chí kháng thuốc hoàn toàn.

Ngày nay, người ta đã phát hiện khả năng, mức độ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli phát triển rất nhanh và trên diện rộng.

Do đó, khi điều trị bệnh tiêu chảy bằng kháng sinh không nên chỉ dùng mãi một loại thuốc mà phải thường xuyên thay đổi để tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli

Salmonella các tác giả đều cho rằng: Sự quen thuốc của một số loài vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E. coli có chiều hướng tăng theo thời gian sử dụng: Nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc là do sử dụng không đúng kỹ thuật của con người và vì gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmind R (Resistance). Plasmid này có thể duy truyền dọc và truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp (Falkow, 1975) [77].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.8: Biểu đồ xác định tính mẫn cảm với kháng sinh

của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 93 - 96)