Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.6. Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho thỏ

* Phòng bệnh:

Phòng bệnh là biện pháp chủ động không để bệnh xảy ra, các biện pháp phòng bệnh đều xoay quanh các vấn đề về môi trường, vật chủ và mầm bệnh.

Để phòng bệnh tiêu chảy trước hết cần hạn chế và loại trừ các yếu tố strees sẽ mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời khắc phục những yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi để tránh rối loạn tiêu hoá, giữ ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường.

Ngoài nguyên nhân môi trường, thức ăn, độc tố nấm mốc thì vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là E. coli được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn phổ biến và quan trọng nhất trong hội chứng tiêu chảy.

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [37] biện pháp chủ yếu để phòng bệnh là tăng cường công tác vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi cần giữ vệ sinh nền chuồng, thường xuyên thay dọn rơm trải chuồng.

Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng cách tẩy uế chuồng trại, giữ nền chuồng sạch sẽ, không ứ đọng phân, nước (Trương Lăng, 2004) [25].

Theo Đinh Văn Bình và cs (2005) [3] thỏ là loại gia súc yếu, sức đề kháng kém, mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Khi mắc bệnh, thỏ dễ chết có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y cũng như công tác phòng bệnh trong chăn nuôi thỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều quan trọng nhất trong vệ sinh phòng bệnh là phải tạo ra môi trường tiểu khí hậu hợp vệ sinh để cơ thể không phát bệnh. Môi trường hợp vệ sinh là sự kết hợp các yếu tố kỹ thuật chăn nuôi (chuồng trại, vệ sinh, thức ăn...).

Công tác vệ sinh phòng bệnh và quá trình tổng hợp khâu kỹ thuật có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi thỏ. Do vậy, người nuôi thỏ cần quan tâm đến trạng thái của thỏ để phát hiện nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh cho thỏ để có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời.

Hiện nay, việc nghiên cứu chế tạo vacxine cũng như việc sử dụng vacxine phòng bệnh tiêu chảy cho thỏ còn hạn chế nhưng đang được các nhà khoa học quan tâm , thử nghiệm và tập trung nghiên cứu.

Ngoài sử dụng vacxine, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh tiêu chảy. Đây là biện pháp vừa giúp tăng khả năng đề kháng, vừa khống chế sự phát triển quá mức của một số loài vi khuẩn có hại cho cơ thể gia súc.

* Điều trị bệnh:

Khi đã phát hiện ra đàn thỏ bị tiêu chảy thì phải khẩn trương điều trị với những biện pháp thích hợp, kết hợp với chăn nuôi chăm sóc chu đáo để hiệu quả điều trị bệnh là tốt nhất.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh là giải pháp điều trị tốt nhất và mang lại hiệu quả cao. Mục đích chính của việc điều trị là nhanh chóng loại trừ nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Theo Lê Minh Chí (1995) [6] cho rằng trên thực tế lâm sàng, điều trị mất nước là điều trị bắt buộc và là điều kiện để hạ thấp mức độ thiệt hại do bệnh tiêu chảy gây ra.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [53] để điều trị hội chứng tiêu chảy gia súc, nên tập trung vào 3 khâu là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm chất (ôi mốc…), giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ thức ăn không tiêu hoá được, đang lên men trong đường ruột.

- Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn. - Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải.

Theo Đinh Văn Bình và cs (2005) [3] dùng Streptomycin pha loãng 1/20 cho uống 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần uống 1 – 2 ml, uống 2 – 3 ngày liền. Cần kết hợp uống nước chiết xuất các loại cây như cỏ sữa, nhọ nồi và tiêm hoặc uống các sinh tố A, B để tăng khả năng phục hồi sức khỏe.

Để diệt mầm bệnh trong cơ thể, theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006 [26] thì có thể dùng phối hợp hay dùng một trong các loại thuốc sau:

- Tetracyclin: Cho uống liều 30mg cho 1kg trọng lượng - chia làm 2 - 3 lần trong ngày;

- Streptomycin sulfat: Tiêm bắp hay dưới da lọ chứa 1gam streptomycin sulfat. Tiêm theo liều 30 - 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần trong ngày và liên tục trong 3 - 5 ngày. Cho uống theo liều 50 - 100 mg/kg thể trọng/ngày (pha với nước sạch) cho uống trong 5 - 7 ngày;

- Sulfadimethoxin: Tiêm bắp dung dịch 25%, liều tiêm 2 ml/1-2kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày;

- Sulfathiazol (Thiazomid): Cho uống 50 - 100 mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày;

- Neotesol: Một hỗn hợp kháng sinh oxytetracyclin - HCl và neomycin sulfat. Thường đóng 25gram/lọ. Pha vào nước cho uống hoặc trộn thức ăn liều 60 - 120 mg/kg trọng lượng, chia 2 lần trong ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày;

- Trisulfon - Depot: một hỗn hợp 4 loại sulfamid, thường dùng pha vào nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn, liều 50 - 60 mg/kg trọng lượng, chia 2 lần trong ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày;

- Dung dịch tiêm Trimethoxazol 24%, tiêm bắp thịt sau khi sinh 24 giờ, liều 0,3 - 0,5 ml/1-2kg thể trọng, liên tục trong 7 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)