Hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 57)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.3. Hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh cá thể

4.3.1. Doanh số cho vay hộ kinh doanh cá thể

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

58

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT QUẬN Ô MÔN QUA 3 NĂM (2009-2011) QUA 3 NĂM (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 105.776 62,94 144.066 67,07 275.334 73,57 38.290 36,20 131.268 91,12

Trung hạn & Dài hạn 62.280 37,06 70.726 32,93 98.914 26,43 8.446 13,56 28.188 39,86

Tổng cộng 168.056 100,00 214.792 100,00 374.248 100,00 46.736 27,81 159.456 74,24

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

59

Doanh số cho vay ngắn hạn

Nguồn vốn vay của hộ sản xuất được dùng chủ yếu là trồng cây ăn trái, lúa,

chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các ngành này sản xuất có tính chu kỳ và mùa vụ

vì thế nguồn vốn được sử dụng chủ yếu trong thời gian ngắn hạnvà trong một

năm hộ kinh doanh phải trả nợ vay cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian

qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho vay ngắn hạn vì có thời gian thu hồi vốn nhanh và ít bị rủi ro. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn hộ kinh doanh cá thể luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2009 cho vay ngắn hạn là 105.776 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,94%, năm 2010 là 144.066 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,07% tăng 38.290 triệu đồng tức tăng 36,2% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng lên 275.334 triệu đồng tức tăng 131.268 triệu

đồng tương đương 91,12% so với năm 2010. Do nền kinh tế đặc thù của quận là

sản xuất nông nghiệp nên phần lớn những hộ sản xuất tập trung vào sản xuất vật nuôi và cây trồng ngắn ngày như: cây lúa và các loại rau, hoa màu hay đầu tư vào các mơ hình kinh tế nuôi cá, cải tạo vườn trồng cây ăn trái…, nhằm mong muốn

thu được lợi nhuận nhanh. Do đó, họ chỉ đến Ngân hàng để xin vay ngắn hạn và

làm doanh số choa vay ngắn hạn hộ kinh doanh cá thể tăng lên.  Doanh số cho vay trung và dài hạn

Bên cạnh đi vay vốn trong ngắn hạn để phục vụ sản xuất các hộ kinh doanh còn vay thêm nguồn vốn trung và dài hạn để mua xe phục vụ đi lại và chở hàng mua bán, xây nhà, tiêu dùng mua các thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày như: tivi, tủ lạnh…, mục đích là nhằm cải thiện nâng cao chất lượng

đời sống cho chính bản thân. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung và

dài hạn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt 62.280 triệu

đồng đến năm 2010 là 70.726 triệu đồng tăng 8.446 triệu đồng tương đương tăng

13,56% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay trung và dài hạn cũng tăng 28.188 triệu đồng tương ứng 39,86% so với năm 2010. Bên cạnh vay tiêu dùng một số ít hộ kinh doanh khác còn vay vốn để tập trung đàu tư cải tạo các vườn tạp, mua sắm máy móc phục vụ ngành kinh doanh mục đích nhằm tìm kiếm thêm thu nhập gia đình cải thiện đời sống tốt hơn.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thơng SVTH: Phan Khánh Dương

60

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHNo&PTNT QUẬN Ô MÔN QUA 3 NĂM (2009-2011) QUA 3 NĂM (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Vườn 24.769 14,74 33.019 15,37 46.987 12,56 8.250 33,31 13.968 42,30

Chăn nuôi 30.824 18,34 44.907 20,91 86.245 23,04 14.083 45,69 41.338 92,05 Thủy sản 76.297 45,40 93.284 43,43 177.842 47,52 16.987 22,26 84.558 90,65 Ngành khác 36.166 21,52 43.582 20,29 63.174 16,88 7.416 20,51 19.592 44,95

Tổng cộng 168.056 100,00 214.792 100,00 374.248 100,00 46.736 27,81 159.456 74,24

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ô Môn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

61

Ngành làm vườn

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng sự hỗ trợ của Ngân hàng cho các nhà

làm vườn để tập trung đầu tư trồng cây ăn quả lâu năm. Do đó doanh số cho vay đối với làm vườn liên tiếp tăng qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, năm 2009 cho vay là 24.769 triệu đồng, năm 2010 là 33.019 triệu đồng tăng

8.250 triệu đồng tương đương 33,31% so với năm 2009. Đến năm 2011 cho vay làm vườn vẫn tăng đạt 46.987 triệu đồng tăng 13.968 triệu đồng. Nguyên nhân

doanh số cho vay làm vườn tăng nhanh trong năm 2011 là do một số hộ kinh

doanh vườn mới đầu tư sản xuất nên chưa nắm được kỹ thuật, sử dụng giống cây

trồng không phù hợp với đất sản xuất, kinh nghiệm cịn kém nên cơng tác chăm

sóc gặp nhiều khó khăn cây trồng phát triển không tốt, bị nhiều sâu bệnh hại nên dẫn đến năng suất thấp, thất bại mất mùa. Các nhà vườn muốn tái sản xuất và cải thiện tình hình nên nhu cầu vốn vay của các nhà vườn tăng, vì vậy đã làm doanh số cho vay ngành làm vườn liên tục tăng.

Chăn nuôi

Thời gian vừa qua do ảnh hưởng từ dịch lỡ mồm long móng và dịch cúm

gia cầm nên đã gây ra nhiều khó khăn đối với hộ kinh doanh trong chăn ni. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tình hình dịch bệnh đã được các ngành chức năng và chính quyền địa phương kiểm soát chặt, ổn định và đã khống chế được các ổ dịch. Để cải thiện tình hình chăn ni thì hộ kinh doanh cần một lượng vốn ổn

định cho mở rộng và phát triển đàn gà, vịt, mua con giống, đầu tư vào nuôi heo

thịt. Điều đó làm doanh số cho vay ngành chăn nuôi qua các năm tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay chăn nuôi đạt 30.824 triệu đồng đến năm 2010 là 44.907 triệu đồng tăng 14.083 triệu đồng tương đương tăng 45,69% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 86.245 triệu đồng tăng 41.338 triệu đồng tức tăng 92,05% so với năm 2010. Mặt khác, nguyên nhân làm

ngành chăn nuôi tăng là do hộ kinh doanh muốn chuyển sang nuôi heo nái kết

hợp với heo thịt thay vì ni tập trung heo thịt như trước đây. Hình thức chăn ni này có lợi nhuận cao hơn so với ni heo thịt. Chính vì ưu điểm này hộ chăn

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ô Môn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

62

nhiều lợi nhuận hơn cải thiện dần mức sống của người dân. Cũng vì lẽ đó mà doanh số cho vay ngành chăn ni tăng.

Thủy sản

Thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển mạnh ở địa phương, do đó, trong những năm gần đây Quận đã chú trọng khuyến khích phát triển ni trồng thủy sản, đồng thời mở thêm các cơ sở sản xuất và cung cấp con giống chất lượng cao

cho người nuôi. Bên cạnh đó, người ni được sự hỗ trợ của Ngân hàng về

nguồn vốn để mua con giống, thức ăn, thuốc chăm sóc cá…, vì vậy đã thúc đẩy các hộ kinh doanh nơi đây mạnh dạn đầu tư cho ngành này, cụ thể doanh số cho

vay tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 76.297 triệu đồng

sang năm 2010 là 93.284 triệu đồng tăng 16.987 triệu đồng tức tăng 22,26% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay tăng 177.842 triệu đồng tăng 84.558 triệu đồng hay tăng 90,65% so với năm 2010. Thực hiện theo chủ trương của Quận đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản địa phương, năm 2011 Ngân

hàng đã mở rộng cho vay thêm các đối tượng hộ nơng dân có vườn tạp nhiễm phèn khó khăn cho việc trồng trọt để họ cải tạo biến thành những ao cá. Bên cạnh đó, do tình hình xuất khẩu cá tra - cá basa Việt Nam gần đây phát triển mạnh mẽ,

nhờ vị trí của Quận nằm gần khu cơng nghiệp Trà Nóc nơi có nhiều công ty xuất khẩu thủy sản sang thị trường thế giới nên khâu tiêu thụ của hộ kinh doanh nuôi cá trong Quận gặp thuận lợi. Hầu hết, các hộ nuôi cá kiếm được lợi nhuận khá từ mơ hình này, vì thế nhiều hộ kinh doanh đã mạnh dạn mở rộng qui mơ thả ni,

do đó doanh số cho vay của thủy sản tăng qua các năm.

Ngành khác.

Đi cùng sự tăng lên của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản doanh

số cho vay của Ngân hàng đối với hộ kinh doanh các ngành khác cũng tăng qua

các năm. Năm 2010 cho vay ngành này đạt 43.582 triệu đồng tăng 7.416 triệu đồng hay 20,51% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay ngành tiếp tục tăng và đạt doanh số tương đối 63.174 triệu đồng tăng 19.592 triệu đồng so với năm 2010 tương đương với tốc độ 44,95%.

4.3.2. Doanh số thu nợ hộ kinh doanh cá thể 4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn 4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ô Môn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

63

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT QUẬN Ô MÔN QUA 3 NĂM (2009-2011) QUA 3 NĂM (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 88.337 61,45 140.960 66,87 272.433 75,32 52.623 59,57 131.473 93,27 Trung hạn & Dài hạn 55.418 38,55 69.843 33,13 89.251 24,68 14.425 26,03 19.408 27,79

Tổng cộng 143.755 100,00 210.803 100,00 361.684 100,00 67.048 46,64 150.881 71,57

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

64

Doanh số thu nợ ngắn hạn.

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ Ngân hàng đối với hộ kinh

doanh cá thể tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 140.960 triệu đồng tăng 52.623 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 59,57% so với năm 2009. Năm 2011 vẫn tăng và đạt 272.433 triệu đồng tăng 131.473 triệu

đồng tức tăng 93,27% so với năm 2010. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng lên như vậy

là do chịu tác động một phần từ doanh số cho vay đối với các hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ họ mua con giống, cây giống, phân bón cho trồng lúa, cây ăn quả, thức ăn nuôi cá. Một phần khác là do các cán bộ tín dụng thường xun cơng tác xuống phường và gọi điện nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn cũng đã làm doanh số thu nợ ngắn hạn hộ kinh doanh tăng lên đáng kể.  Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ tăng do những hộ vay trung và dài hạn đầu tư vào các mơ hình sản xuất và dự án có hiệu quả như: thu gom mua nguyên liệu (lục bình, lát, mây, gỗ…,) và mua máy móc sản xuất đồ thủ cơng mỹ nghệ, đóng tủ bàn ghế, làm tiểu thủ công nghiệp, đan sản phẩm thủ công để xuất khẩu…. Nhờ biết cách quản lý và thu mua nguyên liệu giá rẻ cùng tay nghề giỏi mà nhiều hộ kinh doanh

thu được lợi nhuận khá từ mơ hình kinh doanh của mình và từ đó có tiền thanh

tốn nợ cho Ngân hàng góp phần đưa doanh số thu nợ trung và dài hạn đối với hộ

kinh doanh tăng lên đáng kể. Năm 2010 là 69.843 triệu đồng tăng 14.425 triệu đồng tức tăng 26,03% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 89.251 triệu đồng tăng 19.408 triệu đồng tương đương 27,79% so với năm 2010.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thông SVTH: Phan Khánh Dương

65

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHNo&PTNT QUẬN Ô MÔN QUA 3 NĂM (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Vườn 21.799 15,16 32.564 15,45 43.913 12,14 10.765 49,38 11.349 34,85

Chăn nuôi 29.061 20,22 44.105 20,92 83.363 23,05 15.044 51,77 39.258 89,01 Thủy sản 64.546 44,90 92.099 43,69 176.682 48,85 27.553 42,69 84.583 91,84 Ngành khác 28.349 19,72 42.035 19,94 57.726 15,96 13.686 48,28 15.691 37,33

Tổng cộng 143.755 100,00 210.803 100,00 361.684 100,00 67.048 46,64 150.881 71,57

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

GVHD: Phạm Lê Thơng SVTH: Phan Khánh Dương

66

Làm vườn

Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa ngày càng cao vào trong trồng trọt, sử dụng các máy móc được phát minh phục vụ trong trồng trọt như: máy gặt đập liên hợp, máy sạ hàng, kết hợp với giống lúa chất lượng cao kháng các bệnh gây thiệt hại lớn cho nhà nông: rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá…, nên

cho năng suất cao, lợi nhuận đạt khá và giá bán tăng cao. Các nông hộ đủ khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Điều này đã làm doanh số thu nợ của Ngân

hàng đối với hộ kinh doanh luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ là 21.799 triệu đồng, năm 2010 thu nợ tăng là 32.564 triệu đồng tăng 10.765 triệu đồng tăng với tốc độ 49,38% so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ vẫn tiếp tục tăng đạt 43.913 triệu đồng. Do được các nhà khoa học hướng dẫn

đầy đủ kỹ thuật trồng canh tác nên sản phẩm trái cây, hoa màu được tạo ra có giá

trị thương phẩm đẹp và bán được giá cao nên nhà vườn thu được lợi nhuận lớn có tiền trả nợ vay. Bên cạnh, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng

đã thúc đẩy một số nhà vườn cải tạo những vùng trồng cây tạp không mang lại

lợi nhuận thành những những vườn trồng cây ăn quả mang lại thu nhập ổn định phù hợp với khí hậu thời tiết địa phương. Điều này đã góp phần lớn vào làm tăng doanh số thu nợ đối với hộ kinh doanh cá thể.

Chăn ni

Khó khăn chung của chăn ni đã đi qua mà thay vào đó là sự ổn định và phát triển. Lượng nợ các hộ nuôi thiếu Ngân hàng theo thời gian cũng giảm qua

các năm. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ là 29.061 triệu đồng, năm 2010 là 44.105 triệu đồng tăng 15.044 triệu đồng hay tăng 51,77% so với năm 2009.

Năm 2011 thu nợ tăng nhanh đạt 83.363 triệu đồng tăng 39.258 triệu đồng tương đương tăng 89,01% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do thú y và các mơ

hình xây dựng chuồng nuôi được cải tiến đã tạo thuận lợi giúp hộ kinh doanh mở rộng sản xuất nuôi đầu tư mua thêm heo nái, heo giống để phối giống và sản xuất tinh bán nhằm tìm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Việc làm này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nên các hộ kinh doanh chăn ni có lợi nhuận cao và có tiền trả nợ vay và đã góp phần làm doanh số thu nợ ngành chăn nuôi tăng lên đáng kể.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)