Thanh khoản Liquidity (L)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh cần thơ theo mô hình camels (Trang 91 - 94)

4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của TPBCT giai đoạn từ năm 2009 đến

4.1.5. Thanh khoản Liquidity (L)

Thanh khoản là khả năng đáp ứng được nhu cầu về tiền mặt theo kế hoạch hoặc bất thường. Thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ của

một ngân hàng. Sự thiếu thanh khoản của một chi nhánh cũng có thể kéo theo làn sóng tiêu cực gây nguy hiểm cho tồn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, mỗi đơn vị ngân hàng cần bảo đảm một hệ số thanh khoản an toàn và thanh toán đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng khi cần thiết. Ta đánh giá khả năng thanh khoản của TPBCT qua các chỉ tiêu được trình bày qua Bảng 11.

Bảng 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN CỦA TPBCT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

STT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

1 Tiền mặt, tiền gửi tại

NHNN (Tr.đ) 3.429 3.700 5.799 10.806

2 Tiền gửi tại các TCTD (Tr.đ) 3.430 8.270 10.592 6.317 3 Tài sản thanh khoản (Tr.đ) 6.859 11.970 16.391 17.123

4 Vay ngắn hạn (Tr.đ) 0 0 0 0

5 Tổng vốn huy động (Tr.đ) 81.072 327.197 342.438 140.031 6 Tổng tài sản có (Tr.đ) 166.164 453.874 558.265 586.178 7 Tiền gửi thanh toán (Tr.đ) 26.072 10.464 184.750 8.304 8 Trạng thái tiền mặt (3)/(6) (%) 4,13 2,64 2,94 2,92 9 Thành phần tiền biến động (7)/(5) (%) 32,16 3,20 53,95 5,93 10 Hệ số thanh khoản [(3)-(4)]/(5) (%) 8,46 3,66 4,79 12,23

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Trạng thái tiền mặt

Trạng thái tiền mặt phản ánh số lượng tài sản mà ngân hàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Trong năm 2009, TPBCT có trạng thái tiền mặt là 4,13%, cho thấy khả năng giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời của ngân hàng tương đối thấp, do năm 2009 là năm mới thành lập nên ngân hàng duy trì tỷ lệ này tương đối thấp để tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Sang năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 trạng thái tiền mặt của ngân hàng giảm xuống dưới 3%. Do đó, ngân hàng cần lưu ý hơn nữa việc duy trì mức tiền mặt hợp lý để vừa đảm bảo an toàn về thanh khoản cho chi nhánh để giữ chân khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận.

Thành phần tiền biến động

Thành phần tiền biến động là hệ số cho thấy tỷ trọng số lượng tiền gửi thanh toán trong tổng số tiền gửi của khách hàng, thành phần này càng lớn số tiền mà ngân hàng cần phải dự trữ càng lớn. Tuy rằng lãi suất huy động từ loại tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp nhưng những rủi ro mà chúng mang lại tương đối cao vì khách hàng có thể đến ngân hàng rút tiền bất cứ lúc nào. Trong khoản thời gian vừa qua, thành phần tiền biến động của ngân hàng luôn biến động tăng giảm thất thường. Năm 2009, hệ số này là khá cao 32,16%, sang năm 2010 thì giảm mạnh xuống cịn 3,20%, tiếp đến năm 2011 thì tăng cao trở lại trên 53,95% và lại giảm mạnh trong thời gian ngắn xuống còn 5,93% trong 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân biến động là do lượng tiền gửi thanh toán của cá nhân biến động khơng ngừng, ln tăng giảm thất thường. Vì thế, TPBCT cần giữ hệ số này ổn định để đảm bảo việc kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả cao.

Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản là hệ số này cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng đặt trong sự đánh đổi với lợi nhuận. Trong năm 2009, hệ số thanh khoản của ngân hàng đạt 8,46%. Sau đó giảm mạnh vào năm 2010 và 2011 còn: 3,66% và 4,79%, nguyên nhân là do vào năm 2010 và 2011 tăng trưởng của tài sản thanh khoản chậm hơn tăng trưởng của vốn huy động . Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, tình trạng này đã được cải thiện khi hệ số này tăng trở lại đạt 12,23%. Do trong khoản thời gian này, các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản thấp, gây mất niềm tin đối với người gửi tiền. Vì thế, TPBCT phải nâng hệ số này lên cao để đảm bảo an toàn trong thanh khoản. Tuy nhiên, với hệ số thanh khoản cao ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng cần cân đối hợp lý hơn giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận của mình.

Tóm lại, hoạt động thanh khoản của ngân hàng trong 3 năm đầu tiên hoạt động chưa được quản lý tốt, còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2011, tình trạng rủi ro đã được giảm bớt khá nhiều, thể hiện qua các chỉ số thanh khoản điều khá tốt trong 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy ngân hàng có sự cố gắng rất lớn trong việc quản trị những rủi ro có thể phát sinh trong thời gian này. Tuy nhiên, với mục tiêu an tồn kinh doanh, ngân hàng có thể sẽ mất đi một số lợi nhuận. Do đó, việc áp dụng các chính sách đối với tình hình

thanh khoản cịn phụ thuộc rất nhiều vào huớng kinh doanh của ngân hàng và tác động của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh cần thơ theo mô hình camels (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)