Khái quát về TPBCT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh cần thơ theo mô hình camels (Trang 36)

3.2.1. Sơ lược

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh thứ 3 được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. TPBCT ra đời đúng một năm kỉ niệm ngày thành lập TPB. TPBCT chính thức đi vào hoạt động năm 2009, tọa lạc số 69 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 3.2.2.1. Chức năng 3.2.2.1. Chức năng

Thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ.

Tổ chức hạch tốn và an tồn cho kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng. Phối hợp với phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.

Xây dựng kế hoạnh kinh doanh của chi nhánh theo hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng kỳ.

Tổ chức cơng tác hành chính quản trị nhân sự, phục vụ cho hoạt động của đơn vị theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát triển tối đa nhân lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.

3.2.2.2. Nhiệm vụ

Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng mức lãi suất về tiền gửi, lãi suấ cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của TPB và quy định của NHNN.

Ngân hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định. Các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a). Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

Thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của NHNN.

b). Cho vay ngắn - trung - dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng

Thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với hình thức có bảo đảm hoặc tín chấp cho các thành phần kinh tế, cá nhân với các điều kiện thuận lợi và lãi suất cho vay hấp dẫn.

Cho vay hợp vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác với các dự án lớn.

c). Thực hiện các dich vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT

Hiện nay, TPBCT nói riêng là một trong những NHTM hoạt động dịch vụ thanh toán đa dạng nhất và có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu về thanh toán trong nước và quốc tế của khách hàng kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu.

d). Kinh doanh ngoại tệ

TPBCT thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: mua bán trao đổi các ngoại tệ cho cá nhân và doanh nghiệp trong nước.

e). Dịch vụ trọn gói phục vụ học sinh

Thực hiện các dịch vụ tư vấn, những thủ tục chứng minh tài chính cho du học sinh, cho vay du học trọn gói,… nhằm giúp cho du học sinh có thể thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức từ các nước phát triển trở về phục vụ tốt hơn cho đất nước.

f). Phát hành và thanh toán các loại thẻ ngân hàng

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán các loại thẻ nội địa ATM, thẻ Visa debit, thẻ Visa credit quốc tế.

Cung cấp dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận thể tại Việt Nam như các cửa hàng, nhà hàng khách sạn, công ty du lịch lữ hành, các trường học, bệnh viện,…

g). Cung cấp dịch vụ kiểm ngân, thu và chi hộ

Thực hiện dịch vụ kiểm ngân tại chổ theo yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện các dịch vụ chi lương, thu hộ, chi hộ, thu chi tại chỗ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thanh toán tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M) cho các cá nhân xuất cảnh.

h). Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư

Thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư miễn phí nhằm giúp các nhà đầu tư có thêm thơng tin trong việc trong việc quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.

Cung cấp các thơng tin có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính nhằm cập nhật cho các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức Nguồn: Phòng Hành chánh Tổng hợp Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TPBCT BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KINH DOANH PHỊNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG PHỊNG TỔNG HỢP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

3.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

a). Giám đốc chi nhánh

Giữ vai trò điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật, và nằm trong phạm quy thẩm quyền được Tổng giám đốc, Hội sở ủy quyền, phân công. Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh cũng như các chỉ tiêu, nhiệm vụ được hội sở giao phó. Đại diện cho ngân hàng trong các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, khách hàng, đối tác kinh doanh,… trong phạm vi các hoạt động có liên quan đến chi nhánh trong thẩm quyền được giao.

Thường xuyên giám sát và chỉ đạo công tác quản lý rủi ro nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và đảm bảo tuân thủ chặt chẽ hoạt động của ngân hàng trên toàn chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an tồn hoạt động của đơn vị mình, kiểm sốt và xử lý kịp thời, hiệu quả mọi phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

b). Phó Gám đốc

Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.

Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình cơng tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công, điều hành mọi cơng tác của chi nhánh lúc vắng mặt

c). Phịng Kinh doanh

Là đầu mối trong việc phát triển khách hàng và triển khai việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ về huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ khác của TPB đến với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Xây dựng và trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kinh doanh định kỳ (tháng, quý, năm) và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, chỉ tiêu, nhiệm vụ khác của chi nhánh mà có liên quan đến hoạt động của phịng theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Tập hợp, kiểm tra, phân tích danh mục, xử lý, thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định của pháp luật và theo quy định nội bộ của ngân hàng. Có trách nhiệm giám sát và quản lý rủi ro đối với các khoản vay tại chi nhánh và các sản phẩm khác mà mình cung ứng cho khách hàng. Tiếp cận, kiểm tra, xử lý

hồ sơ xuất, nhập và thanh toán quốc tế trước khi chuyển cho trung tâm thanh tốn tập trung tại hội sở.

Phịng doanh nghiệp

- Tiếp thị doanh nghiệp:

+ Quản lý thực hiện chi tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. + Tiếp thị và quản lý khách hàng.

+ Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. + Chức năng khác.

- Thẩm định doanh nghiệp:

+ Thẩm định các hồ sơ cung cấp tín dụng ( trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của ngân hàng) theo quy trình thẩm định.

+ Chức năng khác.

Phòng cá nhân

- Tiếp thị cá nhân:

+ Quản lú thực hiện chi tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. + Tiếp thị và quản lý khách hàng.

+ Chức năng khác. - Thẩm định cá nhân:

+ Thẩm định các hồ sơ cung cấp tín dụng theo quy trình thẩm định. + Chức năng khác.

d). Phịng Hỗ trợ Tín dụng

Kiểm sốt hạn mức tín dụng được duyệt và việc tuân thủ các hạn mức đó tại chi nhánh. Cập nhật hạn mức tín dụng và thay đổi về hệ thống, cung cấp thơng tin liên quan đến tình hình sử dụng hạn mức. Soạn thảo, xây dựng các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản và tiến hành các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch và các thủ tục theo quy định cho khách hàng tại chi nhánh.

Kiểm sốt các hợp đồng tín dụng và các tài sản đảm bảo theo hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt của tồn chi nhánh. Lưu trữ bản gốc các tài liệu, hợp đồng các văn bản tài liệu khác có liên quan đến tín dụng, tài sản đảm bảo tại trụ sở chi nhánh. Kiểm tra đôn đốc việc thu hồi nợ quá hạn, thực hiện cơng tác báo cáo về các lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh theo quy định của pháp luật, của NHNN và theo quy định nội bộ của TPB.

e). Phòng Dịch vụ Khách hàng

Thu chi tiền mặt để phục vụ việc gửi tiền tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp. Mua bán ngoại tệ vãng lai theo quy định của pháp luật để cung cấp cho các dịch vụ như: chi trả kiều hối, phát hành thẻ, internet banking, mobile banking… Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng, tiếp nhận và tư vấn thông tin về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các khách hàng. Thực hiện bán chéo sản phẩm theo quy định của Hội sở trong từng thời kì. Làm đầu mối tiếp cận nhu cầu, yêu cầu của khách hàng, trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải quyết hoặc đề bạc với người có thẩm quyền để giải quyết các yêu cầu của khách hàng.

f). Phòng Hánh chánh Tổng hợp

Có chức năng quản lý mặt nhân sự tại đơn vị và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Theo dõi lưu trữ công văn đến và gửi công văn đi. Đây là bộ phận không thể thiếu tại ngân hàng

Ngồi ra phịng hành chánh tổng hợp cịn có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành trong những hoạt động của ngân hàng như soạn thảo nội quy cơ quan, quy chế làm việc, xây dựng khung chương trình thi đua nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đồng thời đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần. Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi kiểm tra công tác vận chuyển tiền, và đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.

Phát triển mạng lưới: Chịu trách nhiệm tìm kiếm địa điểm để phát triển mạng lưới chi nhánh. Phối hợp các bộ phận liên quan của Hội Sở và chi nhánh như: PR, IT,… để tổ chức triển khai sửa chữa, lắp đặt và trang trí trụ sở của chi nhánh theo chỉ đạo như các địa điểm khác theo đúng mơ hình chuẩn do Hội sở ban hành.

Quản lý, vận chuyển hệ thống công nghệ thông tin: Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo chỉ đạo của trung tâm công nghệ thông tin tại Hội sở.

Chương 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của TPBCT giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo mơ hình CAMELS

4.1.1. Nguồn vốn - Capital (C)

4.1.1.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn hoạt động

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn ln đóng vai trò quan trọng và quyết định kết quả hoạt động kinh doanh. Khi có một nguồn vốn ổn định, ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn cũng như đáp ứng được các nhu cầu sử dụng vốn của mình, nhất là dùng để cho vay đối với các khoản vay lớn. Thơng qua việc phân tích quy mơ và cơ cấu của các thành phần vốn trong tổng nguồn vốn ta sẽ có cái nhìn tổng qt về tình hình nguồn vốn của TPBCT.

Hình 02: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA TPBCT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Dựa vào Hình 02, ta có thể thấy được nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng biến động không ổn định qua các năm. Năm 2009, nguồn vốn huy động của TPBCT chiếm gần 49% tỷ trọng. Năm 2010, tỷ trọng của nguồn vốn huy động đạt rất cao trên 72%. Nguyên nhân là do TPBCT đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tăng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn nên tỷ trọng vốn huy động tăng lên. Sang năm 2011và 6 tháng đầu năm 2012, tỷ trọng của nguồn vốn huy động có xu hướng giảm, năm 2011 chiếm 61% tỷ trọng còn 6 tháng đầu năm 2012 chỉ chiếm khoảng 24% tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của TPBCT. Nguyên nhân là do lãi suất huy động liên tục giảm, lạm phát cao nên người dân hạn chế gửi tiền lại và TPBCT gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn Cần Thơ nên tốc độ tăng trưởng của vốn huy động giảm xuống, tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Do đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm xuống.

Bên cạnh nguồn vốn huy động, tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển của TPBCT cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2009, vốn điều chuyển chiếm khoảng 48% tỷ trọng. Nhưng tỷ trọng này giảm trong năm 2010 chỉ chiếm khoảng 26% tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn, nguyên nhân là do công tác huy động vốn của TPBCT đạt hiệu quả cao, đáp ứng khá tốt cho hoạt động tín dụng nên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn điều chuyển chậm lại, vì thế mà tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển giảm lại. Bước sang năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 thì tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển có xu hướng tăng cao, 6 tháng đầu năm 2012 chiếm trên 75% tỷ trọng. Nguyên nhân tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển tăng cao là do TPBCT huy động vốn không hiệu quả nên ngân hàng phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển để kịp thời đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, tạo điều kiện cho tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn điều chuyển tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Ngoài ra, nguồn vốn khác của TPBCT cũng chiếm một phần tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn khác chủ yếu là nguồn vốn hình thành trong kinh doanh, quỹ khen thưởng của ngân hàng.

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn tại TPBCT qua 3 năm đầu khá tốt, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn giúp ngân hàng mở rộng qui mô và tiết kiệm được chi phí do chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí sử dụng vốn

huy động. Nhưng cơ cấu nguồn vốn của TPBCT trong 6 tháng đầu năm 2012 không được tốt, do ngân hàng huy động vốn không đạt nên tỷ trọng vốn huy động giảm xuống và phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở.

Để tìm hiểu biến động của nguồn vốn tại TPBCT, ta đi vào phân tích số liệu của Bảng 01. Qua Bảng 01, ta có thể thấy được tổng nguồn vốn của TPBCT trong các năm qua liên tục tăng. Năm 2009, tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 166.164 triệu đồng. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 453.874 triệu đồng, tăng 173,15% so với năm 2009 tương ứng tăng 287.710 triệu đồng, do nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh cần thơ theo mô hình camels (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)