Nghiệp vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 32 - 36)

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đvt: tỉ đồng

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Nguồn vốn hđ 233,13 82,7 260,16 79,8 310,41 74,6 27,03 11,6 50,25 19,3 Giấy tờ có giá 2,61 1,1 7,13 2,7 14,72 4,7 4,52 173,2 7,59 106,5 Tiền gửi KH 230,52 98,9 253,03 97,3 295,69 95,3 22,51 9,8 42,66 16,9 2. Vốn đ.chuyển 45,87 16,3 61,84 19,0 100,59 24,2 15,97 34,8 38,75 62,7 3. Vốn khác 3,00 1,0 4,00 1,2 5,00 1,2 1,00 33,3 1,00 25,0 Tổng vốn h.động 282,00 100 326,00 100 416,00 100 44,00 15,6 90,00 27,6

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNo TP Bến Tre)

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy được sự tăng trưởng liên tục của tổng nguồn

vốn huy động qua các năm, cụ thể năm 2008 là 282 tỉ đồng; năm 2009 là 326 tỉ đồng, chỉ số tăng tuyệt đối là 44 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng là 15,6%. Tốc độ tăng

của nguồn vốn huy động chưa cao một phần do tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp, giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng nên việc nắm giữ tiền mặt cũng như tài sản nói chung cịn cao. Sang năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt được là 416 tỉ,

tăng khoảng 27% so với năm trước, trong bối cảnh lạm phát, người nắm giữ tiền mặt đều nhìn thấy tài sản của mình đang vơi dần nên có xu hướng chuyển sang nắm giữ vàng hay ngoại tệ. Mặt khác, lãi suất huy động được các ngân hàng

nâng lên với nhiều ưu đãi đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền. Đây lại là

một khoản mục chủ yếu trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng tổng nguồn vốn huy động luôn tăng chứng tỏ khả năng huy

động tốt của ngân hàng đồng thời cũng khẳng định uy tín của ngân hàng trong địa

bàn.

Giấy tờ có giá:

Bao gồm kỳ phiếu và trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Năm 2008 doanh số đạt được khi phát hành là 2,61 tỉ đồng, năm 2009 tăng 173,2% đạt 7,13 tỉ. Việc phát

hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể giúp ngân hàng huy động được vốn dài hạn

để ổn định nguồn vốn cho vay. Hầu hết chương trình phát hành kỳ phiếu của các

ngân hàng đều có lãi suất cao hơn 1-1,5%/năm so với lãi suất của các chương trình tiết kiệm thơng thường. Đến năm 2010 thì doanh số đạt 14,72 tỉ đồng tốc độ tăng

106,5%. Do nhu cầu vốn cố định của ngân hàng càng tăng nên số vốn huy động từ

giấy tờ có giá tăng qua các năm.

Nguồn vốn huy động:

Đvt: tỉ đồng

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % Số tiền %

Khơng kì hạn 23,66 10,1 29,61 11,4 23,63 7,6 5,95 25,1 (5,98) (20,2) KH< 12 tháng 66,41 28,5 144,93 55,7 240,89 77,6 78,52 118,2 95,96 66,2 KH>= 12 tháng 143,06 61,4 85,62 32,9 45,89 14,8 (57,44) 40,2 (39,73) 46,4

Tổng 233,13 100 260,16 100 310,41 100 27,03 11,6 50,25 19,3 Trong những năm qua, vốn huy động từ khách hàng là cá nhân tăng khá đều về

doanh số và cũng là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Chiếm tỉ trọng thấp nhất là tiền gửi khơng kì hạn, do lãi suất thấp và khách hàng dần chuyển sang hình thức tiết kiệm bậc thang nên chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là nguồn huy động ổn định nhất và tăng trưởng nhanh qua trong thời gian qua.

Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2008-2010

Cụ thể, năm 2008 tiền gửi kì hạn này chỉ chiếm khoảng 30% nhưng đến năm

2010 tỉ trọng hơn 77%. Đa số khách hàng gửi tiền là những khách hàng đã có giao dịch với ngân hàng từ trước, cán bộ tín dụng cũng như ngân hàng tạo được uy tín

với khách hàng trong việc cấp tín dụng, tuy lãi suất huy động của ngân hàng có thể thấp hơn một số ngân hàng thương mại khác trong địa bàn nhưng công tác hậu mãi được thực hiện tốt nên cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền. Tiền gửi

với kì hạn trên 12 tháng, với hình thức tiết kiệm bậc thang khách hàng sẽ được nhiều

ưu đãi hơn so với gửi khơng kì hạn khi gửi với số tiền lớn. Khi khách hàng rút một

phần hay toàn bộ vốn gốc lãi suất sẽ được căn cứ theo lãi suất 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng,…tính đến ngày rút trong khi đó nếu với gửi khơng kì hạn thì lãi suất được

tính rất thấp. Nhìn chung qua 3 năm qua thì chỉ tiêu này giảm, năm 2009 giảm 40% và năm 2010 giảm 46% nguyên nhân là khách hàng rút nhiều để đầu tư kinh doanh hoặc mua sắm tài sản.

Vốn điều chuyển:

Hầu hết các Ngân hàng quốc doanh khơng riêng gì NHNo TP Bến Tre nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ khơng thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn

của khách hàng. Vì vậy, ngồi vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng cịn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy

động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng. Cụ thể là năm 2008 vốn điều

chuyển sử dụng là 45,87 tỉ đồng, sang năm 2009 vốn điều chuyển tăng 34,8%, đạt

61,84 tỉ. Đến năm 2010 thì vốn điều chuyển tăng lên khá cao là 100,59 tỉ đồng. Vốn

điều chuyển tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng là hiệu

quả khi đã sử dụng tối đa khoản huy động để cho vay.

Vốn khác:

Ngồi các nguồn vốn huy động trên thì chi nhánh cịn nhận được sự hỗ trợ vốn từ các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB (ngân hàng thế giới), ADB (ngân hàng Phát triển Châu Á), IFAD (Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp)… với lãi suất ưu đãi. Mỗi tổ chức có một qui định khác nhau về việc sử dụng vốn như ADB 1781 hỗ trợ cho vay trồng cây ăn quả với 5 loại cây là bưởi, nhãn, xoài, măng cụt, sầu riêng, AFD II hỗ trợ các khoản vay mục đích trồng trọt và chăn nuôi, IFAD hỗ

trợ trồng trọt và chăn nuôi trong vùng dự án cụ thể…Trong những năm gần đây thì

có càng nhiều tổ chức tài chính hỗ trợ vốn cho chi nhánh nên nguồn vốn tăng qua các năm.

Xét về cơ cấu của từng loại nguồn vốn huy động, thì tỉ trọng vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm trong khi vốn điều chuyển từ cấp trên và nguồn vốn khác lại

tăng. Cụ thể, năm 2009 tỉ trọng của nguồn vốn huy động chiếm khoảng 80%, vốn

điều chuyển và vốn khác là 20% tổng nguồn vốn, vốn huy động tăng qua các năm

nhưng khơng đáp ứng đủ cho vay bên cạnh đó, việc sử dụng vốn điều chuyển tăng

nhanh qua các năm làm tăng tỉ trọng của chỉ tiêu này. Với diễn biến tương tự như năm 2009 thì sang năm 2010, tỉ trọng của vốn huy động từ dân cư chỉ còn 74,6% tỉ trọng của vốn điều chuyển và vốn khác là 26,4%. Nhìn chung ngân hàng có năng lực cao trong công tác huy động vốn tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng nên có

những giải pháp để thu hút vốn từ dân cư hơn. Điều đó góp phần làm giảm lạm phát cho nền kinh tế và cũng giúp ngân hàng giảm ít chi phí hơn khi sử dụng vốn từ cấp trên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)