Phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 62)

Trên lĩnh vực nông nghiệp của thành phố trong 3 năm trở lại đây, do qui hoạch để phát triển công nghiệp cộng thêm q trình đơ thị hố nên đất nông nghiệp ngày

càng giảm về diện tích, thay vào đó là diện tích cây ăn quả ngày càng được nhân

rộng với những giống cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn như bưởi da xanh, ca cao,

dừa xiêm,…diện tích mặt nước với nhiều loại cá xuất khẩu được người dân mở rộng từ việc nuôi bè lên nuôi hầm nên nhu cầu vốn cũng tăng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và kẹo từ dừa được

đầu tư rộng rãi. Giao thông thuận lợi thu hút nhiều nhà đầu tư làm tăng nhu cầu vốn

với các khoản vay đa dạng.

Đời sống kinh tế khả quan hơn nên chi tiêu người dân cũng tăng. Các món vay

phục vụ đời sống tăng đáng kể sau khi sản phẩm cho vay tiêu dùng được giới thiệu. Ngân hàng đã theo dõi và nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình kinh tế xã hội của

địa bàn nên hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

4.3.2 Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tín dụng

Qua 3 năm 2008, 2009, 2010 doanh số thu nợ của Ngân hàng liên tục tăng năm 2008 là 266 tỉ, năm 2009 là 381 tỉ và năm 2010 là 487 tỉ. Doanh số thu nợ của Ngân hàng cao như vậy là doanh số cho vay ngắn hạn của NH chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay, mà các khoản vay ngắn hạn có thời hạn từ 12 tháng trở xuống nên đã làm cho doanh số thu nợ của chi nhánh tăng nhanh theo doanh số cho vay. Ngồi ra, cán bộ tín dụng của chi nhánh có kinh nghiệm trong chọn lọc khách hàng, thẩm định dự án kinh doanh, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ trước ngày đến hạn cũng là một nguyên nhân làm tăng doanh số thu nợ. Bên cạnh đó, khách hàng vay với hình thức hạn mức tín dụng có doanh số cho vay rất lớn, thủ tục đơn giản, thuận lợi nên cũng làm cho doanh số thu nợ tăng.

4.3.2.2 Các nhân tố khách quan

Ngoài các nhân tố chủ quan thuộc Ngân hàng, còn do các nhân tố khách quan. Những năm gần đây kinh tế xã hội TP Bến Tre có bước phát triển vượt bậc đặc biệt sau ngày cầu Rạch Miễu được khánh thành và đưa vào khai thác, sử dụng

(17/01/2009). Giao thông thuận lợi nên người dân có thể tiếp cận với công nghệ nhiều hơn, nhiều cơ sở sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ làm từ dừa, chế biến thuỷ sản

được đầu tư vốn để phát triển. Sản phẩm làm ra bán được giá nên việc mở rộng qui

mô diễn ra phổ biến, việc kinh doanh buôn bán thuận lợi nên việc thu nợ dễ dàng hơn.

4.3.3 Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nợ quá hạn

Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh có sự tăng lên và giảm xuống qua các năm, trong khi đó các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn lại liên tục giảm.

Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm lan rộng, sản phẩm làm ra không bán được gây nên tình trạng vỡ nợ.

Nợ quá hạn chỉ chủ yếu phát sinh ở những khách hàng chỉ sử dụng một phần vốn theo mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phần cịn lại họ dùng vào mục

đích tiêu dùng hàng ngày mà Ngân hàng khơng kiểm sốt được. Bên cạnh đó cũng

cịn nhiều hộ sản xuất kinh doanh khơng có phương án tốt trong sản xuất dẫn kinh doanh đến kết quả việc sử dụng vốn vay khơng hiệu quả nên khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh

hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động

tín dụng ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của các hộ sản xuất. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay

đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ q

hạn, nợ khó địi, chất lượng tín dụng giảm sút.

4.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

. Với một tỉnh mà nghề nông chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế như Bến Tre thì vai trị của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo tỉnh Bến Tre nói chung và

NHNo TP Bến Tre nói riêng là hết sức to lớn. Trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều đóng góp vào q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế tỉnh. Để có được kết quả

như trên, ngoài sự nỗ lực của cán bộ chi nhánh thì cịn có sự tác động thuận lợi cũng như bất lợi từ môi trường kinh doanh.

Những thế mạnh của chi nhánh như ban lãnh đạo có năng lực và trách nhiệm cao trong cơng việc, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình

trong cơng việc,… đã góp phần làm tăng số lượng khách hàng đến giao dịch. Việc lưu trữ hồ sơ theo một chương trình riêng cho tồn hệ thống giúp cho việc quản lý hồ sơ khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, do đa số khách hàng ở nông thôn, giao thơng chưa hồn thiện là một trong những khó khăn đối với cán bộ tín

dụng trong việc kiểm tra theo dõi vốn vay. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngân hàng chưa được đầu tư đúng mức nên qui mô về sản phẩm cũng như dịch vụ

của ngân hàng còn nhỏ so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Thêm vào đó, do khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh chủ yếu ở vùng nông thôn nên

Nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về lãi suất, chính sách cũng như sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn,…, những chủ trương chính sách của tỉnh cho những ngành kinh tế trọng điểm như thương mại dịch vụ, nông nghiệp, thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng,… làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu vốn sản xuất vì thế cũng tăng. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì tương tự như mọi ngành nghề khác sự cạnh tranh là không tránh khỏi. Những ngân hàng thương mại lớn như ngân hàng Công thương Vietinbank, ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín Sacombank,… đều thành lập chi nhánh trân địa bàn, điều

này là một thách thức lớn cho NHNo TP Bến Tre trong việc thu hút nguồn vốn từ khoản tiền gửi phục vụ cho vay. Tình trạng biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây

trồng, vật nuôi xảy ra trong những năm gần đây khơng riêng gì tỉnh Bến Tre đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân khơng được thuận lợi, thêm vào

đó, những khoản vay của những khách hàng ở các huyện cũng gây khơng ít khó

khăn cho cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra theo dõi, chính vì thế một số ít khách hàng đã sử dụng một phần nguồn vốn vay không đúng như thoả thuận ban đầu.

Ngân hàng có thể theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của mình

như tăng cường công tác huy động vốn phục vụ nhu cầu cho vay trên cơ sơ những

mối quan hệ đã có, thực hiện cho vay theo một qui trình chặt chẽ từ khâu thẩm định

đến sau cho vay để hạn chế rủi ro đồng thời tạo lòng tin nơi khách hàng… Với

những hạn chế còn tồn tại, ngân hàng nên tận dụng những sự hỗ trợ của cấp trên để có những chương trình, lớp tập huấn cho cán bộ nhân viên của mình với những chi nhánh khác trong tỉnh để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ cũng như làm

quen với các công nghệ mới giúp ích hoạt động tín dụng. Những thách thức đối với ngân hàng khi có nhiều ngân hàng khác phát triển chi nhánh, yếu tố khách quan, chủ quan về khách hàng, thiên nhiên có thể được hạn chế nếu ngân hàng tận dụng được những điểm mạnh mình đang có bằng cách đơn giản hố thủ tục trong hoạt động cho vay, tư vấn cho khách hàng khi có yêu cầu thái độ ân cần, vui vẻ,…,tuy nhiên trong khâu thẩm định và kiểm tra quá trình sử dụng vốn phải được thực hiện cẩn thận và

tránh những khoản nợ quá hạn do những nguy cơ bên ngoài tác động, ngân hàng nên có những chính sách phù hợp đối với cho vay những ngành, lĩnh vực kinh doanh

nhiều rủi ro, việc thông báo, đơn đốc khách hàng thanh tốn trước khi món vay đến hạn cũng cũng giúp cho việc thu hồi, xử lí các khoản nợ nhanh chóng hơn.

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và một số chiến lược cho ngân

hàng trong thời gian tới được tóm tắt trong ma trận SWOT dưới đây:

S W

O T

Những điểm mạnh(S) Những điểm yếu (W)

1. Ban lãnh đạo có năng

lực và trách nhiệm cao trong công việc.

2. Đội ngũ nhân viên có

trình độ tay nghề cao. 3. Hệ thống thông tin

được trang bị khá tốt.

4. Hoạt động lâu năm nên

rất có uy tín.

5. Được sự tín nhiệm của

khách hàng nên có lượng khách hàng khá đông và

cố định.

1. Khách hàng vay vốn phần lớn là ở

nông thôn nên việc kiểm tra giám sát còn nhiều bất cập.

2. Hoạt động nghiên

cứu và phát triển của ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO

1. Thu nhập của người dân ngày càng tăng

2. Nhu cầu tín dụng ngày càng được tăng cao.

3. Được sự hỗ trợ đắc lực từ

phía chính phủ và sự quan tâm giúp đỡ của chính

quyền.

1. Tăng cường công tác huy động để thu hút vốn. 2. Tổ chức qui trình cho vay ngày càng chặt chẽ. 3. Nâng cao chất lượng tín dụng tăng số lượng khách hàng giao dịch. (S2, S3, S4, S5, O1, O2, O3) 1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong ngân hàng. 2. Mở những lớp đào

tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán

bộ tín dụng. (W1, W2, O2)

Thách thức (T) Chiến lược ST Chiến lược WT

1. Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng

phát triển.

2. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh

doanh thua lỗ, nguồn tiền trả nợ khơng ổn định, khơng có

thiện chí trả nợ.

3. Nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào thiên nhiên.

1. Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay và khâu kiểm tra sau khi cho vay.

2. Đơn giản hoá thủ tục

cho vay, phục vụ với thái

độ ân cần, vui vẻ. (S2, S3, T1, T2, T3) 1. Đẩy mạnh việc thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu. 2. Chủ động phân tán rủi ro để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. (W1, T2, T3)

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

5.1 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐÁP ỨNG

NHU CẦU CHO VAY

Với bề dày hoạt động và được biết đến như một ngân hàng thương mại hàng đầu, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam nói chung và chi nhánh nói riêng, đã giữ vai trị chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính

sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế mở nhiều

cạnh tranh như ngày nay thi đòi hỏi chi nhánhphải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “tam nông” trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, các

doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư

cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%

tổng dư nợ.

Qua thực tế cho thấy, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong các năm qua có sự chuyển biến tích cực. Sự đa dạng các sản phẩm tiền gửi cũng như cơng tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt đã thu hút ngày càng nhiều vốn từ dân cư. Tuy nhiên đối tượng chủ yếu nhất vẫn là khách hàng cũ, đã từng có giao dịch

hoặc nhờ người thân giới thiệu. sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác trong địa bàn cũng là một thách thức không nhỏ đối với chi nhánh. Trước tình hình

đó, cơng tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu trong dân cư đang là một trong

những vấn đề được ngân hàng ưu tiên. Sau đây là một số giải pháp để đẩy mạnh

công tác huy động vốn mà em đề xuất sau một thời gian thực tập ở chi nhánh:

Đẩy mạnh huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nhiều kỳ

hạn, hình thức khuyến mãi, mở rộng thời gian giao dịch nhận và chi trả tiền gửi để thuận lợi hơn cho khách hàng có thời gian làm việc trùng với thời gian giao dịch của ngân hàng. Thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư, sẵn sàng cung ứng

Tiếp tục phát triển các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm với lãi suất ưu đãi nhằm duy trì khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Trong công tác huy

động vốn tiếp tục phát huy những biện pháp tuyên truyền, tiếp cận, vận động phù

hợp để tăng cường nguồn vốn huy động. Ngân hàng có thể giới thiệu những sản

phẩm, dịch vụ mới thông qua những chứng từ giao dịch khi khách hàng trả lãi, hoặc bố trí những thơng tin có liên quan đến những sản phẩm, dịch vụ này trên bảng

thông tin nơi khách hàng ra vào hay nơi chờ giao dịch. Ngân hàng nên bố trí cán bộ chuyên trách về huy động vốn có trách nhiệm tư vấn, giới thiệu và thuyết phục

khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

Tổ chức hội nghị khách hàng khoảng hai năm một để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, nhu cầu từ đó có những giải pháp phục vụ thích hợp hoặc thay đổi khi cần thiết.

Có tặng phẩm cho khách hàng khi gửi tiền lần đầu và những khách hàng thân

thiết. Vào dịp lễ, tết hay sinh nhật khách hàng, ngân hàng nên có những phần quà nhỏ, có ý nghĩa dành cho khách hàng để củng cố thêm mối quan hệ. Xem xét phân

loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có

nguồn tiền gửi lớn. Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khơi phục lại và

duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch,

chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ,

đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh,

hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.

Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ giữa những cán bộ trong và

ngoài chi nhánh để chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao trình độ chun mơn cho cán

bộ giao dịch.

Hằng năm ngân hàng có thể trích ra một phần lợi nhuận, kết hợp với các cấp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)