4.2 Nghiệp vụ cho vay
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ giai đoạn 2008-2010
Dư nợ cho vay được hiểu là tổng dư nợ cuối kỳ (năm trước) với hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ (năm sau). Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây là chỉ tiêu gần gũi và xác thực nhất để đánh giá về quy mơ của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
4.2.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn
Bảng8 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2008-2010
Đvt: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch 09/08
Chênh lệch 10/09
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % Ngắn hạn 124,00 44,0 143,00 43,9 178,00 42,8 19 15,3 35 25,5 Trung và dài hạn 158,00 56,0 183,00 56,1 238,00 57,2 25 15,8 55 30,1 Tổng dư nợ 282,00 100 326,00 100 416,00 100 44 15,6 90 27,6
Hình 7 : Cơ cấu dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2008-2010
Nhìn chung dư nợ qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2008 dư nợ là 228 tỉ đồng, năm 2009 dư nợ là 326 tỉ đồng tăng 44 tỉ đồng, năm 2010 dư nợ đạt 416 tỉ, tăng 90 tỉ
so với năm 2009. Giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
- Dư nợ ngắn hạn: chiếm khoảng 42% tổng dư nợ
Năm 2008, dư nợ là 124 tỉ đồng chiếm tỷ trọng là 44%, năm 2009 dư nợ tăng
15,3% đạt 143 tỉ đồng. Năm 2010 dư nợ đạt 178 tỉ đồng, tăng 25,5%. Qua 3 năm mà dư nợ ngắn hạn cứ tăng, tỷ trọng tương đối ổn định nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục qua 3 năm, doanh số thu nợ tuy có tăng nhưng khơng thu hết được số tăng đó.
- Dư nợ trung và dài hạn:
Năm 2008, dư nợ là 158 tỉ đồng chiếm tỷ 56%, sang năm 2009 dư nợ đạt 183 tỉ, tỷ trọng dư nợ là 56,1%, tăng 15,8% so với năm 2008. Năm 2010, dư nợ tăng 30,1% với 238 tỉ đồng. Dư nợ trung dài hạn của ngân hàng gần đây tăng nguyên nhân do
các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào tài mua sắm, sửa chữa máy móc, thiết bị
để mở rộng sản xuất, thêm vào đó do doanh số cho vay của loại hình này tăng qua
các năm, thời hạn để hồn trả nợ vay dài nên tình hình dư nợ của loại hình này ngày càng cao qua các năm.
Về cơ cấu, dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua luôn chiếm tỉ trọng thấp hơn dư nợ trung dài hạn. Cụ thể, năm 2008 dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng 44% tổng dư nợ trong khi đó dư nợ trung và dài hạn chiếm tỉ trọng 56% trong tổng dư nợ. Năm 2010 tỉ trọng dư nợ ngắn hạn đạt 42,8% trong tổng dư nợ, giảm nhẹ so với 43,9% năm
2009 . Nguyên dân là do vai trò của chi nhánh là hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn nên đa số những món vay có mục đích như cải tạo vườn, mua cây giống, phân, thuốc, làm hàng rào bảo vệ,… đều có thời hạn dài. Việc tập trung đầu tư cho trung
dài hạn có nhược điểm là rủi ro cao, khả năng luân chuyển vốn không cao do đó
trong thời gian tới ngân hàng nên có sự điều chỉnh tỉ trọng dư nợ của 2 loại vay này theo hướng tăng tỉ trọng dư nợ ngắn hạn để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nữa.
4.2.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành
Bảng9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2008-2010
Đvt: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 68,31 24,2 57,00 17,5 51,00 12,3 (11,31) (16,6) (6) (10,5) Thuỷ sản 38,42 13,6 64,00 19,6 90,00 21,6 25,58 66,6 26 40,6 CNCB, TTCN, XD 54,99 19,5 23,00 7,1 24,00 5,8 (31,99) (58,2) 1 4,3 Thương mại dịch vụ 98,03 34,8 112,00 34,4 117,00 28,1 13,97 14,3 5 4,5 Các ngành khác 22,25 7,9 70,00 21,4 134,00 32,2 47,75 214,6 64 91,4 Tổng dư nợ 282,00 100 326,00 100 416,00 100 44,00 15,6 90 27,6
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo TP Bến Tre)
Ngành nông nghiệp
Dư nợ ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2008 là 68,31 tỉ, năm 2009 là 57 tỉ giảm 16,5%, năm 2010 chỉ còn 51 tỉ với mức giảm là 10,5%. Do doanh số cho vay ngành có xu hướng giảm mà thu nợ thì tăng nên dư nợ cũng giảm. Việc chuyển đổi loại hình sản xuất cũng góp phần hạn chế dư nợ của ngành.
Ngành thuỷ sản
Trái với nơng nghiệp thì dư nợ ngành thuỷ sản tăng . Năm 2009 tăng 25,58 tỉ với 66,6%, năm 2010 tăng 40,6% với 90 tỉ. Nguyên nhân dư nợ tăng là do chi nhánh tập trung đầu tư đổi mới phương tiện, máy móc cho hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ góp phần làm dư nợ ngành tăng.
Hình8: Cơ cấu dư nợ theo ngành giai đoạn 2008-2010 Ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Dư nợ ngành có xu hướng giảm cụ thể năm 2008 là 54,99 tỉ, năm 2009 giảm 58,2% còn 23 tỉ. Do khách hàng kinh doanh, sản xuất có hiệu quả làm doanh số thu
nợ tăng cao. Đến năm 2010 dư nợ ngành chỉ tăng 4,3% với 24 tỉ. Nguyên nhân chủ
yếu là do doanh số thu nợ tăng nhiều trong doanh số cho vay, hộ sản xuất có thể chủ
động hơn trong nguồn vốn nên nhu cầu vay cũng giảm.
Ngành thương mại dịch vụ
Đây là ngành có tỉ trọng dư nợ cao nhất trong cơ cấu ngành. Năm 2008 dư nợ đạt 98,03 tỉ, năm 2009 tăng 14,3% với 112 tỉ, tỉ trọng 34,3%. Cùng với chính sách ưu đãi của tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác cải cách thủ hành chính ở các cấp,
quan tâm thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển mạng lưới chợ… vì vậy đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Cơ sở hạ tầng tương đối hồn chỉnh trong những năm gần đây là địn bẩy giúp phát triển ngành này. Sang năm 2010 dư nợ đạt 117 tỉ chiếm 28,1%. Ngoài những điều kiện trên, nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ
ngành này tăng là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng, vì việc kinh doanh của ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro nên có rất nhiều người tăng cường vay vốn để đầu tư, chính vì vậy làm cho dư nợ ngành tăng.
Các ngành khác
Dư nợ của chỉ tiêu này có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm 2008 dư nợ ngành chỉ có 22,25 tỉ nhưng đến năm 2009 đã tăng đến 70 tỉ tương đương
215%. Năm 2010 đạt 134 tỉ tuy tốc độ tăng có giảm nhưng tỉ lệ vẫn còn rất cao. Các khoản vay để tiêu dùng, mua sắm sửa chữa tài sản với thời hạn dài là một trong số những yếu tố làm tăng dư nợ.
Xét theo cơ cấu dư nợ ngành, qua mỗi năm thì tỉ trọng dư nợ từng ngành có sự thay đổi. Năm 2008, ngành thương mại dịch vụ và nông nghiệp có tỉ trọng cao nhất với 34,8% và 24,2%. Đây là 2 ngành thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch và các
mặt hàng nông sản xuất khẩu như sầu riêng, ca cao, bưởi da xanh,…Ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng được đầu tư sản xuất với tỉ trọng dư nợ là 19,5%. Ngành này cung cấp những mặt hàng như giỏ tre, nứa, sản phẩm từ dừa,…cho thị trường trong cũng như ngoài nước. Sang năm 2009, dư nợ ngành thuỷ sản và nhóm ngành khác tăng nhẹ so với cùng kì với 19,6% và 21,4% trong tổng dư nợ, thương mại dịch vụ vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất với
34,4%. Ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp xây dựng có tỉ trọng giảm dần qua các năm, năm 2010 tỉ trọng dư nợ ngành này là 5,8% thấp nhất trong cơ cấu dư nợ ngành.