Phân tích doanh số cho vay giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 36 - 43)

4.2 Nghiệp vụ cho vay

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay giai đoạn 2008-2010

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng trong doanh số cho vay thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng. Thơng thường, doanh số cho vay ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với ngân hàng có nguồn vốn nhỏ.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đvt : tỉ đồng

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/808

Chênh lệch 10/09 Số

tiền % Số tiền % Số tiền %

Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 228,00 69,7 307,22 72,3 430,00 74,5 79,22 34,7 122,78 40,0 Trung dài hạn 99,00 30,3 117,78 27,7 147,00 25,5 18,78 15,9 29,22 24,8 Tổng DSCV 327,00 100 425,00 100 577,00 100 98,00 29,9 152,00 35,8

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo TP Bến Tre)

Nhìn chung, doanh số cho vay của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.

Tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm và tỉ trọng luôn chiếm trên 65% trong doanh số cho vay. Năm 2008 doanh số đạt 228 tỉ

đồng chiếm 69,7% trong tổng cho vay, năm 2009 tăng 307,22 tỉ tương ứng với mức

tăng 34,7%. Do địa bàn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu ở những khu vực đông

dân cư, chợ nên tập trung nhiều hộ sản xuất kinh doanh. Những khách hàng này chủ yếu cần vốn đáp ứng cho công việc làm ăn và kinh doanh dịch vụ, luân chuyển hàng hóa trong một thời gian ngắn nên nhu cầu vốn ngắn hạn của họ là khá lớn. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 430 tỉ, tăng 40% so với năm 2009, đây là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Cho vay trung hạn-dài hạn là những khoản vay trên 12 đến 60 tháng, khách hàng vay để đầu tư vào tài sản cố định như xây dựng cơ sở hạ tầng mua mới hoặc sửa

chữa phương tiện sản xuất,…. Năm 2008 doanh số cho vay trung-dài hạn là 98,65 tỉ

đồng đến năm 2009 tăng lên 117,36 tỉ đồng hay 19% so với 2008. Do có sự hỗ trợ

vốn của chính phủ là gói kích cầu và lãi suất, người dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư bước đầu cho việc sản xuất kinh doanh. Đến năm 2010, nhiều diện tích đất sản xuất

được qui hoạch nhằm khuyến khích đầu tư theo chủ trương của tỉnh nên nhu cầu vốn

làm doanh số cho vay trung-dài hạn trong năm tăng 20,1% với 141 tỉ so với năm 2009.

Hình 3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2008-2010

Về cơ cấu cho vay, nhìn chung các khoản vay ngắn hạn có tỉ trọng tăng dần và tỉ trọng các khoản vay trung-dài hạn giảm dần với sự chênh lệch tương đối thấp. Năm 2009, tỉ trọng cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 72,4%, tăng 2,7% so với năm 2008, tỉ trọng cho vay trung-dài hạn là 27,6%. Do việc sản xuất kinh doanh của người dân phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt là chủ yếu, qui mô kinh doanh nhỏ phần

lớn là hộ gia đình nên nhu cầu về nguồn vốn lớn, lâu dài còn thấp. Cũng theo xu

hướng đó, đến năm 2010 tỉ trọng giữa cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn là 74,5% và 25,5%, tăng nhẹ đối với cho vay ngắn hạn.

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành

Bảng 5 : DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đvt: tỉ đồng

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 56,45 17,3 60,53 14,2 54,78 9,5 4,08 7,2 (5,75) (9,5) Thuỷ sản 39,92 12,2 117,03 27,5 53,29 9,2 77,11 193,2 (63,74) (54,5) CNCB, TTCN, XD 29,20 8,9 40,37 9,5 58,42 10,1 11,17 38,25 18,05 44,7 Thương mại dịch vụ 179,31 54,8 148,14 34,9 284,57 49,3 (31,17) (17,4) 136,43 92,1 Các ngành khác 22,12 6,8 58,93 13,9 125,94 21,9 36,81 166,4 67,01 113,7 Tổng ds cho vay 327,00 100 425,00 100 577,00 100 98,00 30,0 152,00 35,8

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo TP Bến Tre)

Cho vay theo ngành được ngân hàng phân thành: cho vay nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và cho vay khác. Cho vay khác bao gồm: cho vay chợ, tiêu dùng, nhà ở,…

Ngành nông nghiệp

Do NHNo TP Bến Tre nằm gần trung tâm TP nên đối tượng vay nơng tương

đối ít. Năm 2008 doanh số cho vay nông nghiệp chỉ đạt 56,45 tỉ. Sang năm 2009

tăng 60,53 tỉ tăng 7,2% so với năm 2008. Những năm gần đây do gặp nhiều khó

khăn trong thời tiết cũng như giá cả mặt hàng nông sản nên người dân đã giảm diện tích đất nơng nghiệp và từng bước chuyển sang sản xuất ngành nghề khác. Đến năm 2010 cho vay ngành này chỉ đạt 54,78 tỉ giảm 9,5% so với năm 2009. Cùng với lí do trên thì do trong năm nhiều diện tích phục vụ cho nông nghiệp được qui hoạch phát triển giao thông và các công trình cơng cộng như chợ, công viên theo chủ trương của tỉnh nên cũng làm giảm cho vay ngành này.

Ngành thuỷ sản

Khách hàng vay vốn phục vụ cho việc mua con giống cũng như phương tiện

để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, tập trung ở các huyện ven biển như Ba Tri, Bình Đại. Tình hình cho vay ngành thuỷ sản trong 3 năm qua có nhiều biến động. Năm

2009 doanh số cho vay tăng 193,2% so với năm 2008 tuy nhiên đến năm 2010

doanh số chỉ đạt 53,29 tỉ giảm khoảng 55% so với năm 2009. Trong năm 2009, tình hình ni thuỷ sản tương đối thuận lợi, giá tơm ổn định ở mức khá cao nên đa số các hộ ni đều có lợi nhuận việc mở rộng qui mô sản xuất góp phần làm tăng nhanh

doanh số. Tuy nhiên đến cuối năm do gặp nhiều ảnh hưởng bất lợi như dịch tôm

bệnh (tháng 9, 10/2009), nước nhiễm mặn, kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt cịn

thấp nên thiệt hại cũng khơng nhỏ. Riêng huyện Bình Đại diện tích tơm bị thiệt hại là 298,2 ha, chiếm 6,9% so với diện tích ni tơm thâm canh và bán thâm canh. Doanh số năm 2010 chỉ đạt 53,29% do nhiều hộ sản nuôi thu hẹp qui mô hoặc trong thời gian cải tạo môi trường phục vụ mùa vụ mới.

Ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Nhìn chung doanh số cho vay ngành này tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 38,3% so với năm 2008 với 40,37 tỉ. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bến Tre, chỉ trong quý 1 năm 2009 các KCN của tỉnh đã thu hút thêm

được 3 dự án mới. Đó là các dự án nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa do Công

ty TNHH RDC làm chủ đầu tư (vốn đầu tư 43 tỷ đồng); nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu do Công ty TNHH chế biến thực phẩm Lê Anh làm chủ đầu tư (vốn

đầu tư 45 tỷ đồng) và nhà máy chế biến dược phẩm do Công ty cổ phần Dược phẩm

Khang Minh đầu tư (với tổng vốn 31 tỷ đồng). Năm 2010 doanh số tăng 44,7% đạt

58,42 tỉ. Các cơ sở kinh doanh nhỏ chế biến cũng như buôn bán các sản phẩm từ dừa, tre nứa,… phát triển ngày càng nhiều cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay ngành này.

Hình4 : Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành giai đoạn 2008-2010 Thương mại dịch vụ

Đây là đối tượng cho vay chủ yếu nhất của chi nhánh. Năm 2008 doanh số cho

vay ngành thương mại dịch vụ đạt 179,31 tỉ đồng, năm 2009 giảm 17,4% còn 148,14 tỉ. Sau khi cầu Rạch Miễu đi vào hoạt động năm 2009, cầu Hàm Lng hồn thành năm 2010, nằm trên tuyến quốc lộ 60 thông thương với các tỉnh Tiền Giang, Trà

Vinh, Sóc Trăng và một số tỉnh Tây Nam Bộ,…là yếu tố thuận lợi thu hút các nhà

đầu tư nhất là trong hoạt động thương mại - dịch vụ. Nhiều dự án có quy mơ lớn trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ đã được triển khai như: Siêu thị Co-opMart,

khách sạn 3 sao Hàm Luông, Siêu thị sách, … cơ sở hạ tầng được đầu tư nhờ đó

nhiều cơ sở kinh doanh nhà trọ, buôn bán nhỏ cũng phát triển theo doanh số cho vay năm 2010 vì thế tăng đến 92,1% với 284,57 tỉ đồng.

Các ngành khác

Khách hàng vay với mục đích tiêu dùng như mua sửa chữa mua sắm tài sản, đồ dùng sinh hoạt hoặc giải trí,.... doanh số cho vay ngành tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay tăng qua 3 năm với tốc độ

tăng năm sau luôn cao hơn năm trước, sự thay đổi trong doanh số cho vay từng

ngành đã có những ảnh hưởng nhất định đến tỉ trọng các khoản mục này trong thời gian qua. Năm 2008, ngành có tỉ trọng cao nhất là thương mại dịch vụ khoảng 55% trong tổng doanh số cho vay, nông nghiệp đứng thứ 2 với 17,3%. Tỉ trọng dưới 10% là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành khác. Sang năm 2009 những ngành có tỉ trọng thấp năm trước đã có sự gia tăng tỉ trọng như thuỷ sản, nhóm

ngành khác, cơng nghiệp chế biến,...sự thay đổi trong doanh số cũng như tỉ trọng

cho vay từng ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, vào từng thời kì thì chủ trương của tỉnh, chính sách của chính phủ là khác nhau do đó khả năng tiếp cận được nguồn vốn cũng khác nhau.

Sang năm 2010, với mục tiêu du lịch sẽ là thế mạnh của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh

đã chú trọng hơn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông cũng như mở rộng

kinh doanh thương mại ra vùng ven,…những chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ lao động, dạy nghề,…đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn để đầu

tư,sản xuất hiệu quả hơn. Đây chính là những nguyên nhân chính làm tăng doanh số cho vay cũng như tỉ trọng của những ngành trên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thành phố bến tre (2008 – 2010) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)