1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ
1.2.3. Quy định pháp luật về chế tài trong việc sử dụng hóa đơn
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ36. Nhƣ vậy vi phạm pháp luật về hóa đơn trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật về thuế thông qua việc tạo lập, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ pháp luật thuế và phải gánh chịu các hậu quả pháp lý về hành vi của mình.
Thực tiễn cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc sử dụng hóa đơn của ngƣời nộp thuế rất đa dạng và trong nhiều trƣờng hợp các hành vi đó đƣợc
35 Khoản 3 Điều 3, Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC.
36
Trƣờng Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.508-509.
thực hiện một cách hết sức tinh vi. Chính vì lẽ đó, việc điều tra, xác định hành vi vi phạm pháp luật và xử phạt vi phạm đối với các hành vi này là thực sự rất cần thiết. Theo điều 103 Luật quản lý thuế năm 2006 hành vi vi phạm pháp luật về thuế thơng qua hóa đơn gồm các hành vi về trốn thuế và gian lận thuế. Theo đó, trốn thuế và gian lận thuế là những hành vi cố ý vi phạm pháp luật về thuế. Nếu nhƣ hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn, ngƣời nộp thuế thực hiện với lỗi vơ ý thì đối với hành vi trốn thuế và gian lận thuế, ngƣời nộp thuế cố ý thông qua các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu thơng qua hóa đơn chứng từ để làm sai lệch số tiền thuế phải nộp theo hƣớng có lợi cho ngƣời nộp thuế37.
Tùy theo mức độ nguy hiểm và khả năng gây thiệt hại của các hành vi vi phạm về hóa đơn trong lĩnh vực thuế mà pháp luật quy định các chế tài tƣơng ứng. Cụ thể một hành vi vi phạm pháp luật thuế bằng việc sử dụng hóa đơn tùy theo tính chất và mức độ vi phạm hình thức xử phạt liên quan đến vi phạm về hóa đơn khơng chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính mà đã có chế tài hình sự.
Thứ nhất, chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn.
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn trong lĩnh vực thuế thì phần lớn những hành vi diễn ra trên thực tế thuộc loại vi phạm hành chính, do đó các chế tài hành chính đƣợc áp dụng nhiều hơn so với chế tài hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn trong lĩnh vực thuế là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hóa đơn, áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cƣỡng chế hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hóa đơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn gồm phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hóa đơn khơng gây hậu quả nghiệm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và phạt tiền với mức xử phạt tối đa với tổ chức là 50 triệu đồng. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cịn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung khác để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Các loại hành vi vi phạm bị xử lý nhƣ vi phạm liên quan đến: vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; vi phạm quy định về đặt in hóa đơn và in hóa đơn đặt in; hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn, phát hành hóa đơn, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông
37 Ngơ Gia Hồng (2013), “Người nộp thuế dưới góc độ luật quản lý thuế những vấn đề lý luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trƣờng Đại học Luật T.p HCM, tr.20.
báo phát hành hoá đơn) cho cơ quan thuế và hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của ngƣời mua38
.
Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn trong lĩnh vực thuế là biện pháp cƣỡng chế mang tính hành chính của nhà nƣớc, đƣợc quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật đƣợc nhà nƣớc đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của mình, đây còn là cơ sở để ra quyết định xử phạt và những hành vi nêu trên đƣợc áp dụng đối với những hành vi vi phạm về hóa đơn ở mức độ chƣa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến trốn thuế. Ngồi ra quyết định xử phạt này cịn là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính của chủ thể vi phạm và quyết định này đƣợc áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đây là điểm đặc trƣng cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính bởi vì chế tài hành chính có thể áp dụng cho cả tổ chức và cá nhân, trong khi đó chế tài hình sự thì chỉ có cá nhân mới bị coi là tội phạm39.
Thứ hai, chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng hóa đơn.
Với chế tài xử lý hình sự thì một hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn trong lĩnh vực thuế có tính chất, mức độ nguy hiểm cao, gây nên những hậu quả xấu cho xã hội và đƣợc quy định trong BLHS thì ngƣời vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định pháp luật về hóa đơn trong lĩnh vực thuế có rất nhiều hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, đối với các hành vi nhƣ mua, bán hoá đơn chƣa ghi nội dung hoặc ghi nội dung khơng đầy đủ, khơng chính xác theo quy định; mua, bán hố đơn đã ghi nội dung nhƣng khơng có hàng hố, dịch vụ kèm theo; mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chƣa có giá trị sử dụng hoặc đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ và mua, bán, sử dụng hố đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn nếu vi phạm sẽ bị khép vào tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Với trƣờng hợp vi phạm trên nếu số lƣợng hóa đơn thu nộp NSNN ở dạng chƣa ghi giá trị từ 50 số đến dƣới 100 số đƣợc coi là lớn; từ 100 số trở lên là rất lớn, đặc biệt lớn. Với số lƣợng hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dƣới 30 số đƣợc coi là lớn; từ 30 số trở lên là rất lớn, đặc biệt lớn. Với hành vi thu lợi bất chính
38 Thông tƣ số 10 /2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014 quy định hƣớng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
39
Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định: “Chỉ ngƣời nào phạm một tội đã đƣợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
lớn là thu đƣợc khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ thực hiện hành vi phạm tội nêu trên40
.
Nhƣ vậy, có thể thấy xử lý hình sự liên quan đến hóa đơn trong lĩnh vực thuế có những đặc trƣng riêng khác với xử lý hành chính ở những điểm nhƣ:
Một là, cơ sở để xử lý hình sự là vi phạm hình sự về hóa đơn trong lĩnh vực thuế.
Đây là những hành vi có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội đến mức không thể dừng lại chỉ ở xử lý hành chính vì khơng đủ sức răn đe và khơng đủ để bù đắp những tổn thất mà hành vi đó đã gây ra, đồng thời hành vi này phải cấu thành tội phạm đƣợc quy định trong BLHS. Xuất phát từ tính nguy hiểm của hành vi mà các biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi sẽ mang tính chất hà khắc hơn, cịn chế tài hành chính thƣờng nhẹ hơn và chỉ tác động về lĩnh vực kinh tế của ngƣời vi phạm.
Hai là, đối tượng bị áp dụng các chế tài hình sự chỉ có thể là cá nhân mà thơi. Ba là, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các chế tài hình sự chỉ có thể là tịa án.
Nếu nhƣ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đƣợc ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền nhƣ Cục Thuế, cơ quan quản lý thị trƣờng thì đối với hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn trong lĩnh vực thuế của một cá nhân thì chỉ có Tịa án mới có quyền ra một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự nên việc áp dụng và thi hành các chế tài này bắt buộc phải tuân theo trình tự và quy trình nghiêm ngặt.
Pháp luật đã có sự phân hóa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn ở nhiều cấp độ với nhiều hình thức xử phạt khác nhau tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Việc cụ thể hóa các hành vi cũng nhƣ mức độ vi phạm về hóa đơn sẽ giúp cho việc áp dụng các biện pháp xử lý đủ sức răn đe đối với các đối tƣợng vi phạm cũng nhƣ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
40 Thông tƣ liên tịch số 10/2013 của Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và Bộ Tài chính hƣớng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế tốn và chứng khốn có hiệu lực thi hành từ ngày 15-8-2013.
Kết luận chƣơng 1:
Trong phạm vi Chƣơng 1, tác giả đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận chung về hóa đơn đó là khái quát chung về hóa đơn và những quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn.
Trong phần khái quát chung về hóa đơn, tác giả đã trình bày khái niệm và phân loại các loại hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành để từ đó làm rõ đƣợc bản chất của từng loại hóa đơn, hình thức thể hiện và vai trị của nó đối với các đối tƣợng nộp thuế trong việc xác định nghĩa vụ thuế với nhà nƣớc. Mục đích của tác giả là làm rõ đƣợc đặc trƣng của hóa đơn cũng nhƣ vai trị của hóa đơn đƣợc sử dụng quan hệ pháp luật thuế.
Tiếp theo, tác giả đã làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn thơng qua các quy định về in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, điều kiện để hóa đơn đảm bảo tính hợp pháp cũng nhƣ quy định về việc mua hóa đơn của các chủ thể không đƣợc nhà nƣớc trao quyền tự in hóa đơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng để cập đến các quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự về hóa đơn trong lĩnh vực thuế. Xuất phát từ việc hóa đơn có một tầm quan trọng đặc biệt khơng chỉ với đối tƣợng nộp thuế mà còn đối với việc quản lý thuế của nhà nƣớc, do đó cần thiết phải tìm hiểu rõ ràng về hóa đơn cũng nhƣ các quy định hiện hành về hóa đơn để từ đó phát hiện ra vẫn cịn nhiều điểm bất cập cần sửa đổi. Những nội dung trong Chƣơng 1 sẽ là cơ sở để tác giả phân tích sâu hơn những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về hóa đơn và đề xuất các giải pháp hồn thiện. Đó sẽ là những nội dung mà tác giả tiếp tục trình bày trong Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Trong chƣơng 1, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống các vấn đề chung liên quan đến hóa đơn và vai trị của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế. Thông qua việc làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn tác giả đã chỉ ra q trình phân loại, tạo lập, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn khơng chỉ có vai trị đối với các cơ quan quản lý thuế mà còn với cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ thuế bắt buộc với nhà nƣớc, giúp có một cái nhìn khái qt nhất trong việc sử dụng hóa đơn của các đối tƣợng này. Tuy nhiên hệ thống các quy định của pháp luật về hóa đơn và các văn bản hƣớng dẫn thi hành lại phát sinh nhiều điểm bất cập, không chỉ ảnh hƣởng đến đến các quá trình quản lý thuế của các cơ quan nhà nƣớc mà còn với cả các tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Vì vậy trong chƣơng 2, tác giả sẽ phân tích sâu hơn những hạn chế, bất cập của pháp luật và đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hóa đơn.