Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hóa đơn

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)

Trong một đất nƣớc theo hệ thống luật thành văn nhƣ Việt Nam thì quy định của pháp luật sẽ đóng vai trị là kim chỉ nam điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng ảnh hƣởng mật thiết đến đời sống của con ngƣời. Pháp luật công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh sẽ hƣớng cho các quan hệ xã hội đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tốt đẹp, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển bền vững của con ngƣời và ngƣợc lại nếu pháp luật hạn chế tất yếu sẽ kéo theo sự trì trệ và bất bình đẳng xã hội. Do đó muốn một quan hệ trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn, trƣớc hết cần phải điều chỉnh những quy định pháp luật điều chỉnh nó41. Việc áp dụng quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế cũng không phải là một ngoại lệ. Để đảm bảo thu đúng và thu đủ số thuế phải nộp vào NSNN và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng của các chủ thể trong nền kinh tế tất yếu khơng thể thiếu vai trị của tờ hóa đơn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đặc biệt này nên nhà nƣớc đã khơng ngừng hồn thiện các quy định của pháp luật về hóa đơn thể hiện trong các quy định của pháp luật về hóa đơn. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ lập pháp, do tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong

41 Phạm Thị Thúy (2012), “Chế độ pháp lý về đăng ký, kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật trƣờng Đại học Luật T.p. HCM, tr.32.

những năm qua nên những bất cập trong các quy định về hóa đơn là khơng thể tránh khỏi.

Hóa đơn đƣợc xem là một loại chứng từ kế tốn đặc biệt, do khơng có giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra là rất lớn. Lĩnh vực liên quan đến hóa đơn đƣợc xem là một lĩnh vực nóng về gian lận thuế, nhất là khi tình trạng các doanh nghiệp dùng nhiều chiêu thức “phù phép” hóa đơn để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nƣớc xuất hiện ngày càng nhiều42, chính điều này đặt ra bài tốn hết sức khó khăn trong cơng tác quản lý hóa đơn và đã tốn khơng ít giấy mực của các nhà nghiên cứu lập pháp mà vẫn chƣa tìm ra đƣợc lời giải thỏa đáng.

2.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn trong khấu trừ và hoàn thuế. khấu trừ và hoàn thuế.

Những quy định mới nhất về hoá đơn đƣợc cụ thể hóa tại Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tƣ 39/2014/TT-BTC đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa dịch vụ của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Việc sử dụng hóa đơn trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và làm chứng từ thanh tốn, quyết tốn tài chính của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật ngày càng trở nên hiệu quả hơn cũng nhƣ các quy định pháp luật trong quản lý hóa đơn thời gian qua đã đƣợc hoàn thiện đáng kể, tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch hơn cho cơng tác quản lý hóa đơn của ngành Thuế.

Mặc dù vậy việc quản lý, sử dụng hóa đơn thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định, dẫn đến nhiều gian lận về hóa đơn khơng bị phát hiện hoặc không đƣợc phát hiện kịp thời, dẫn đến thất thu thuế, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế, tạo ra sự không công bằng trong việc xác định nghĩa vụ thuế, nhất là trong giai đoạn khấu trừ và hoàn thuế.

Thứ nhất, trong quản lý hóa đơn: Việc quản lý tình hình sử dụng hóa đơn hiện

nay từ phía cơ quan quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn gặp khơng ít những khó khăn và có thể nói là có phần kém hiệu quả. Điều đó thể hiện ở việc quản lý hóa đơn vẫn cịn mang tính hành chính thủ tục và chƣa thực sự phát huy hết vai trị của hóa đơn trong quản lý thuế mà mới chỉ dừng lại ở việc quản lý thông qua các báo cáo về tình hình in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp tự in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn và một số chủ thể khác sử dụng hóa đơn để xác định nghĩa vụ thuế, khấu trừ và hoàn thuế với nhà nƣớc nên sẽ ít nhiều

42

TM (2013), “Chỉ những doanh nghiệp mới thành lập thuộc nhóm rủi ro cao mới phải xác nhận trƣớc khi in hóa đơn”, Tạp chí Thuế nhà nước, Số 39 (449), tr.8.

mang tính chất chủ quan của đối tƣợng báo cáo mà cơ quan Thuế khơng thể quản lý hết đƣợc. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho khối lƣợng công việc trong quản lý của cơ quan Thuế tăng lên vì một mặt vừa phải tổ chức quản lý nhƣng mặt khác lại vừa phải tổ chức kiểm tra xác minh hóa đơn.

Hiện nay xuất hiện nhiều nhiều cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhƣng lại bỏ kinh doanh hoặc không kinh doanh và cán bộ quản lý thuế khơng thể phát hiện ra. Do đó khi số doanh nghiệp này cố tình xin mua hóa đơn thì cơ quan thuế vẫn bán hóa đơn cho họ dẫn đến tình trạng hàng ngàn hóa đơn hợp pháp đƣợc bán trôi nổi trên thị trƣờng. Điều này khơng chỉ gây khó khăn cho cán bộ thuế trong việc quản lý tình hình sử dụng hóa đơn ở các đơn vị sản xuất kinh doanh mà cịn tạo ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp có hóa đơn kinh doanh hợp pháp và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Thứ hai, sử dụng hóa đơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế

Thông qua việc phân loại hóa đơn đƣợc cụ thể hóa tại Chƣơng 1 đã gián tiếp cho thấy vai trò của từng loại hóa đơn đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng nộp thuế trong từng khâu kê khai, khấu trừ và hồn thuế. Hóa đơn đƣợc sử dụng nhƣ chứng từ quan trọng đối với các đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ và phƣơng pháp trực tiếp kê khai đang có chiều hƣớng tốt hơn trƣớc. Các đối tƣợng nộp thuế đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hóa đơn trong hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc do vậy các chủ thể này đã có ý thức sử dụng và quản lý hóa đơn có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng hóa đơn với mục đích kinh doanh hợp pháp mà đã có khơng ít những doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thoáng của pháp luật trong thành lập doanh nghiệp và tự in hóa đơn để sử dụng hóa đơn nhƣ một cơng cụ để chiếm đoạt NSNN thông qua cơ chế khấu trừ và hoàn thuế. Bởi lẽ hiện nay do tồn tại song song hai phƣơng pháp tính thuế đó là tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp và tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ, do đó cũng tồn tại đồng thời hai loại hóa đơn tƣơng ứng là hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT.

Với hóa đơn GTGT mặc dù loại hóa đơn này có vai trị cực kỳ quan trọng trong kê khai, khấu trừ và hoàn thuế nhƣng lại đƣợc xem là một trong những công cụ tối ƣu nhất mà ngƣời nộp thuế sử dụng để gian lận thuế, bởi vì hóa đơn GTGT đƣợc ngƣời nộp thuế sử dụng trong khấu trừ và hoàn thuế, mà gian lận thuế lại là một hiện tƣợng thực tế khách quan tồn tại vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khố nào. Điều này sẽ phản ánh hai mặt của một vấn đề đó là mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của

ngƣời nộp thuế. Có thể thấy rằng trên thực tế hai lợi ích này thƣờng khơng hịa hợp mà lại mâu thuẫn với nhau, bởi lẽ Nhà nƣớc ln có khuynh hƣớng tăng nguồn thu từ thuế để nuôi sống cả bộ máy nhà nƣớc và phục vụ tồn thể nhân dân, trong khi đó ngƣời nộp thuế lại ln mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Do đó ngƣời nộp thuế ln có xu hƣớng tìm mọi cách để trốn thuế khi nó ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Thực trạng trong quản lý thuế hiện nay có khoảng 550.000 tổ chức kinh tế thuộc diện kê khai và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ (tức là chiếm hơn nửa triệu số doanh nghiệp hiện có) thì trong đó đã có tới khoảng một phần ba là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và rất nhỏ với doanh thu chƣa tới 1 tỷ đồng trên một năm với số thu thuế GTGT chiếm khoảng 0,3% tổng thu về thuế GTGT. Vì vậy, đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thì việc tổ chức bộ máy kế toán chƣa bảo đảm tuân thủ chế độ hoá đơn. Một số ít doanh nghiệp đã lợi dụng sự thơng thống trong việc thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp mua bán hố đơn, thậm chí lập khống hố đơn cho các doanh nghiệp khác để kê khai khấu trừ đầu vào, hành vi này vừa ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng kinh doanh, gây bất bình đẳng giữa các đối tƣợng nộp thuế lại gây thất thu NSNN43.

Trong trƣờng hợp để đƣợc khấu trừ thuế đầu vào, điều kiện tất yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chứng minh cho cơ quan thuế số đầu ra và số đầu vào đã nộp. Cơ sở kinh doanh chứng minh số thuế đầu ra bằng cách trình bày đầy đủ hóa đơn bán ra, trên hóa đơn phải ghi đầy đủ, hợp lệ đồng thời phải trình tất cả hóa đơn đầu vào để chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã nộp thuế ở khâu trƣớc. Việc này tạo ra một dây chuyền tự kiểm soát giữa các cơ sở kinh doanh với nhau vì cơ sở kinh doanh mua hàng ln địi hỏi bán hàng cấp hóa đơn đầu vào cho mình. Do đó, một cơ sở kinh doanh mua hàng đã kiểm tra việc ghi chép hóa đơn của đơn vị đã cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình, khi bán lại bị đơn vị mua hàng kiểm tra việc ghi chép hóa đơn của mình. Nhƣ vậy, để đƣợc hồn thuế, các cơ sở kinh doanh sẽ tự nguyện và xúc tiến việc sử dụng hóa đơn cũng nhƣ tuân thủ các quy tắc ghi chép hóa đơn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ để bảo vệ lợi ích của mình. Bởi vậy, cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để gian lận thuế GTGT thơng qua hóa đơn chính là doanh nghiệp chỉ cần tìm cách ghi trên các hố đơn mua hàng vào số tiền thật lớn, tƣơng ứng số thuế thật nhiều và tìm cách làm cho giá trị hàng bán ra thật thấp để có số thuế tƣơng ứng, khi đó doanh nghiệp sẽ đƣợc Nhà nƣớc hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào.

Hóa đơn chứng từ là cơ sở rất quan trọng để khấu trừ và hồn thuế do đó lợi dụng sự lỏng lẻo trong cơng tác hồn thuế mà cụ thể là chế độ quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ các đối tƣợng đã sử dụng hóa đơn chứng từ nhƣ một cơng cụ đắc lực để thực hiện gian lận trong hồn thuế. Nếu các đối tƣợng nộp thuế có ý định gian lận sẽ thực hiện theo hai cách: một là tăng số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, hai là giảm số thuế GTGT đầu ra thông qua việc gian lận trên hóa đơn. Việc gian lận hóa đơn nếu trót lọt, khơng bị phát hiện thì ngƣời bán hàng có thể khai thấp đƣợc doanh số, ăn chặn đƣợc số tiền GTGT do ngƣời tiêu dùng nộp, ngƣời mua hàng làm tăng đƣợc chi phí, tăng số thuế GTGT đầu vào; kẻ in hóa đơn giả đƣợc lợi do in ấn bất hợp pháp. Từ đó các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị thiệt hại do bất lợi trong cạnh tranh, ngân sách nhà nƣớc bị chiếm đoạt một phần. Hiện nay gian lận hóa đơn thể hiện dƣới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau rất tinh vi và phức tạp44.

Thực tế vừa qua cho thấy, nhiều ngƣời lập doanh nghiệp chỉ với mục đích lập hồ sơ mua hàng khống, rồi lập hồ sơ xuất khẩu khống để lập thủ tục hoàn thuế và chiếm đoạt tiền từ ngân sách quốc gia. Có thể nói hiện tƣợng gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT đã vƣợt quá điểm báo động và thực sự đáng lo ngại, nó khơng chỉ gây thiệt hại về nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc mà cịn có những tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tăng trƣởng của nền kinh tế và mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tìm ra những ngun nhân để có những giải pháp khắc phục kịp thời đang trở thành một yêu cầu bức xúc và khẩn thiết đƣợc đặt ra đối với ngành thuế nói riêng và nền kinh tế nƣớc ta nói chung.

2.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về hóa đơn tự in

Hóa đơn tự in đã khơng cịn xa lạ với nhiều ngƣời trong các giao dịch trên thị trƣờng. Việc sử dụng hóa đơn tự in khơng những thuận lợi cho các cơ quan quản lý thuế mà cịn rất hữu ích cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh và ngƣời tiêu dùng. Quy định về trao quyền in hóa đơn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động in, quản lý, và sử dụng hóa đơn bán hàng của chính đơn vị mình và góp một phần khơng hề nhỏ trong cải cách hành chính ở nƣớc ta từ lâu đƣợc xem là rất phức tạp.

Ngày 14/5/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tƣ số 153/2010/TT-BTC hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hố đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây là một chủ trƣơng đúng đắn, nhằm phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng hiệu quả

kinh tế nâng cao năng lực canh tranh trên thị trƣờng. Vì vậy, chọn giải pháp ứng dụng hóa đơn tự in của các doanh nghiệp là cách làm rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất. Do có nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in nên tính trong cả nƣớc thì mỗi năm tiết kiệm về khoản chi phí in ấn hóa đơn lên đến hàng trăm tỷ đồng, góp phần đáng kể tăng hiệu quả kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Việc cho phép các doanh nghiệp tự in hóa đơn giúp các doanh nghiệp đƣợc chủ động và thuận lợi hơn vì sẽ khơng phải tốn nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi để mua hóa đơn từ cơ quan Thuế phát hành nhƣ trƣớc đây.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp không khỏi lo ngại vấn đề bảo mật thông tin đối với hóa đơn tự in vì khi doanh nghiệp đƣợc phát hành hóa đơn có nghĩa là doanh nghiệp phải nộp thuế và chịu trách nhiệm về số lƣợng hóa đơn đã in. Nếu nhà nƣớc khơng có các biện pháp quản lý số hóa đơn đƣợc in thì dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp in hóa đơn trốn thuế. Giả sử nhƣ một doanh nghiệp A nào đó đặt in 20.000 cuốn hóa đơn nhƣng để trốn thuế các bên sẽ thỏa thuận ghi chỉ có 10.000 cuốn mà cơ quan quản lý thuế cũng không thể biết đƣợc. Bên cạnh những mặt tích cực của hóa đơn tự in thì trong quá trình thực hiện lại phát sinh một số bất cập cần phải sửa đổi bổ sung. Những hạn chế này sẽ khơng phát huy đƣợc vai trị vốn có của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng nộp thuế, làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, hạn chế ở đối tượng tự in và đặt in hóa đơn

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)