CÁC GIẢI PHÁP CHO DNNVV VÀ CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 86)

PHÁT TRIỂN HẬU GIANG

Từnhững thực tại nêu trên, phần lớn DNNVV đều gặp nhiều hạn chếvà khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bịmáy móc, v.v. Nhằm giúp cho các DNNVV tháo gỡnhững khó khăn, phát triển mạnh mẽvà hoạt động hiệu quảhơn cũng như nâng cao khả năng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong thời gian tới. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp không chỉ liên quan đến các DNNVV mà còn liên quan đến Ngân hàng ĐT&PT Hậu Giang và các tổ chức tín dụng trênđịa bàn tỉnh Hậu Giang.

5.2.1 Giải pháp cho các DNNVV

- Xây dựng uy tín và niềm tin đối với các tổ chức tín dụng bằng chính năng lực tài chính của bản thân mỗi doanh nghiệp: Do một trong những nguyên nhân khiến cho các ngân hàng lo ngại khi giải ngân cho các DNNVV là uy tín và niềm tin của các doanh nghiệp này thấp. Đây chính là lý do mà ngân hàng thường cho vay cóđảm bảo bằng tài sản hơn là cho vay tín chấp;

- Nâng cao chất lượng thơng tin tài chính của các DNNVV bằng cách thành lập hệthống kiểm soát nội bộ để có thể dễ dàng đánh giá đượcđiểm mạnh, điểm yếu và những sai sót cịn tồn tại. Từ đó, có những điều chỉnh chính xác và kịp thời đểnâng cao sựminh bạch của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp;

- Xây dựng, củng cốvà phát triển thương hiệu bằng cách đầu tưvào các hoạt động marketing, thành lập Website riêng để tạo dựng, định vị và tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệbản quyền, thương hiệu cầnđược chú trọng hơn nhằm tránh trường hợp bắt chước, giả mạo thương hiệu làm ảnh hưởngđến uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng;

- Các DNNVV cần xây dựng chuỗi liên kết trong kinh doanh có nghĩa là liên kết trong cung ứng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: liên kết giữa nhà hàng - khách sạn - du lịch; liên kết trong bán chéo sản phẩm; v.v.

- Nâng cao trìnhđộ của đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp bằng cách thường xuyên tổ chức hoặc cho cán bộ tham gia các khóa học dành cho cán bộ trong doanh nghiệp để họnâng cao trình độ chun mơn, nắm bắt kịp thời những thayđổi trong chế độkếtoán và các quyđịnh khác trong kinh doanh.

5.2.2 Giải pháp cho Ngân hàngĐT&PT Hậu Giang

- Xây dựng cơ chếlãi suất linh hoạt cho các DNNVV nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Với cơ chế lãi suất thấp và linh hoạt sẽ giúp các DNNVV dễ tiếp cận được với nguồn tín dụng của ngân hàng.

- Đơn giản hóa thủ tục và quy trình cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quy trình thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng. Từ đó tìm cách rút ngắn quy trình xét duyệt cấp tín dụng, xóa bỏnhững thủ tục rườm rà khơng cần thiết. Ngồi ra, cần chú trọng cơng tác đào tạo đội ngũcán bộ nhân viên am hiểu nhiều nghiệp vụ, nhiều lĩnh vực. Một mặt có thể rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ cho khách hàng, mặt khác cịn giải quyết nhanh chóng những thắc mắc cho khách hàng khi cần thiết;

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn để có đủ nguồn vốn tài trợ cho các DNNVV. Đặc biệt là đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, ngân hàng cần bố trí đội ngũ cán bộcó kinh nghiệm, trình độ chun mơn cao, v.v để thực hiện việc thẩmđịnh trước khi phát vayđối với các dựán trung và dài hạn;

- Phát triển đa dạng các sản phẩm cho thuê tài chính: Do hiện nay nhiều DNNVV bên cạnh viêc thiếu vốn để đầu tưvào máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiệnđại, ngồi ra cịn khơng đủ điều kiện để vay tín chấp hoặc khơng có tài

sản để thế chấp mà lại có nhu cầu vay vốn tín dụng ở các ngân hàng và nếu ngân hàng cho vay thì mức độ rủi ro sẽrất cao. Do đó, Ngân hàng ĐT&PT Hậu Giang nói riêng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói chung cần phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính một mặt giữ được quan hệvới khách hàng, mặt khác giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng được an tồn và hiệu quả. Về phía các DNNVV một khi được cấp tín dụng dưới hình thức cho th tài chính sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời vốn sử dụng được đảm bảo bên thuê sẽhoàn trảsốtiền thuêđúng hạn;

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụngđối với DNNVV: Việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về hình thức vay vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp, đồng thời giúp ngân hàng phân tán được rủi ro. Ngồi ra, cơng tác tư vấn và hướng dẫn khách hàng sửdụng sản phẩm mới cầnđược triển khaiđồng bộ.

- Ngoài ra, cần phải giảm vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn, bằng cách kết hợp với chính chính quyềnđồn thể tạiđịa phương tun truyền, phổbiến các chính sách hỗtrợ tín dụng của nhà nước, của ngân hàngđến với từng doanh nghiệp trênđịa bàn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết các DNNVV ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Nhưng để hoạt động ngày càng có hiệu quảvềchất lượng và phát triển nhanh vềsốlượng thì vai trị cần có vốnđủvà với chi phí thấp để tài trợ cho các DNNVV là khơng thểthiếu. Điều này cho thấy nguồn vốn tín dung ngân hàng ln có vai trị quan trọngđối với các doanh nghiệp. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp và có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Dođó, nội dung củađềtài nghiên cứu nàyđã tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đồng thời tác giả cịn phân tích khái qt tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàngĐT&PT Hậu Giang để tìm ra nguyên nhân làm cản trở ngân hàng trong việc cấp tín dung đối với DNNVV trên địa bàn. Từ đóđề ra các biện pháp cụthểnhư đã trình bày phía trên.

Thơng qua việc sửdụng mơ hình hồi quy Probit,đề tài đã xác định được hai nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên đại bàn tỉnh Hậu Giang. Theo kết quả nghiên cứu thu được khảnăng tiếp cận vốn của các DNNVV chịu tácđộng của hai nhân tố: quy mô và lĩnh vực hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực hoạt động SXKD là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khảnăng tiếp cận vốn của DNNVV tại Ngân hàngĐT&PT Hậu Giang.

6.2 KIẾN NGHỊ

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp nhằm giúp bản thân các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp cho ngân hàng trong việc cấp tín dụng an tồn và hiệu quả cho DNNVV trên địa bàn khảo sát, như đã trình bày ởchương 5 phía trên. Thì vấnđề này cũng cần nhiều sự hỗtrợ từ Chính phủ, các Bộ ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương và hệ thống tín dụng nói chung. Sauđây là một sốkiến nghịvàđề xuất của tác giả:

- Đối với Chính Phủ:

Kết quả phân tích cho thấy khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV mặc dù phụ thuộc vào sựtácđộng của các yếu tốthuộc nội tại của doanh nghiệp như: quy mơ, lĩnh vực sản xuất. Nhưng khơng vì thế mà phủnhận những chính sách hỗtrợ của Chính Phủ đối với DNNVV. Chính vì thế, việc duy trì và phát triển các chính sách vĩ mơ phù hợp sẽtạođiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cân vốn để mở rộng quy mô và SXKD hiệu quả là vấn đề rất cần thiết hiện nay. Thế nhưng việc thực hiện các chính sách hỗtrợcủa Chính phủcịn nhiều bất cập như:

+ Nghị định số56/2009/NĐ-CP của Chính phủvềviệc trợgiúp phát triển các DNNVV và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Nhưng đến nay việc thực hiện những chính sách này cịn nhiều hạn chế. Do đó, các Bộ ban ngành có liên quan cần nhận thứcđược tầm quan trọng của DNNVV và triển khai thực hiện các chính sách này một cách thiết thực hơn. Bên cạnh đó, một sốquy định trong Nghị định 56/2009/NĐ – CP cần được điều chỉnh lại như: việc dựa vào tiêu chí tổng nguồn vốn để phân loại doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong Nghị định nhằm có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Thế nhưng loại hình doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ, nhỏ và vừa biến thiên rất nhanh, tức là tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến động theo từng thời điểm cụthể, do nguồn vốn huyđộng biếnđộng. Vì vậy, Chính phủcần xem xétđể có những chính sách sửađổi bổsung nhằm khắc phục nhược điểm trên của chính sách, bằng cách là thay thế tiêu chí phân loại quy mô của các doanh nghiệp bằng vốn chủsởhữu của doanh nghiệp, vì nguồn vốn này của doanh nghiệp rất ổn định. Từ đó,để có thể đưa ra những chính sách phù hợp nhất đối với từng loại doanh nghiệp.

+ Ngoài ra, các chính sách văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của nghiệp cần triển khai kịp thời đến các doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: báo, dài, tạp chí, internet, v.v. Đặc biệt là các thơng tin trên Website của Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội các doanh nghiệp Nhả và vừa Việt Nam (VINASME); v.v. cần cập nhật một thường xuyênđểcác doanh nghiệp có thểtham khảođược nhanh chóng và kịp thời.

+ Cần có những chính sách, kế hoạch và mục tiêu phát triển DNNVV cụthể, nhằm giúp các doanh nghiệpđịnh hướng được sựphát triển của mình.

+ Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh và hướng mục tiêu của quỹvào các doanh nghiệp đang muốn thành lập, có nhưvậy thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn. Vì nguồn vốn của Qũy hiện nay còn hạn hẹp, nên nếu giúp các DNNVV khởi nghiệp, lập nghiệp thì sốlượng vốn khơng lớn nên có thểcho nhiều đối tượng vay.

+ Thành lập Qũy bão lãnh tín dụng trên địa bàn, một mặt vừa hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp, vừa tạođiều kiệnđểDNNVV có khảnăng vay vốnđượcở ngân hàng. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng cường khuyến khíchđầu tư, tạo lập và duy trì mơi trường kinh doanh thuận lợi.

+ Thực hiện tốt hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, đây là vấnđề cấp bách và cần thiết. Nhất là đối với các giấy tờ có liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, vay vốn, v.v. việc làm này góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, chi phí thủ tục, và cịn có thể giúp doanh nghiệp có vốn kịp thời đểphục vụSXKD.

+ Thường xuyên tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, tìm kiếm đối tác đầu tư, v.v. Từ đó, nâng cao được uy tín cũng như quy mô thị trường của các doanh nghiệp.

- Đối với các tổchức tín dụng:

Đểtạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàngđược dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thì Ngân hàng ĐT&PT Hậu Giang và các tổchức tín dụng trênđại bàn tỉnh Hậu Giang nói chung cần phải:

+ Thứ nhất, mở thêm các điểm giao dịch gần các khu cụm công nghiệp tập trung tạođiều kiện cho doanh nghiệpđến giao dịch và giảm bớt chi phí phi lãi suất. + Thứhai, tuyển dụng người địa phương vào làm việc, họ có thểam hiểu về hoạt động kinh tế và tình hình hoạt động của doanh nghiệp trênđịa bàn nhằm hạn chếvấnđềbất cân xứng thông tin giữa người cho vay vàđi vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Thúy Anh và Đặng Hữu Mẫn (2010). Tăng cường năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏvà vừa trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Ngân hàng, số24, tháng 12 năm 2010, trang 43-47.

2. Báo cáo (2011). Vềtình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012,Cổng thông tin điện tửtỉnh Hậu Giang.

3. NguyễnĐăng Dờn (2005).Tín dụng ngân hàng,NXB Thống kê, TP.HCM. 4. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2010). Tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thời kỳ hậu khủng hoảng, Tạp chí Ngân hàng , số 15 tháng 08 năm 2010, trang số38 -41.

5. Huỳnh Thanh Điền và Nguyễn Trọng Hoài (2010). Xây dựng khung phân tích vốn xã hội trong Doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam – Tổng quan lý thuyết và

các nghiên cứu thực nghiệm,Phát triển và hội nhập, số6 tháng 08 năm 2010. 6. Quách Hoa Chân (2011). Phân tích hoạt động tín dụng DNNVV tại ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Chi nhánh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp.

7. Thái Văn Đại, (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trườngĐại học Cần Thơ, Cần Thơ, trang 62.

8. Lưu Thanh Đức Hải (2008). Bài giảng Nghiên cứu Marketing (Marketing Research), tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa kinh tế - QTKT, trường Đại học Cần Thơ.

9. Mai Văn Nam (2008).Giáo trình Kinh tếlượng, NXB Văn hóa Thơng tin, trang 57-149.

10. Nguyễn Quốc Nghi (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn

ngân hàng của DNNVVthành phốCần Thơ, Tạp chí Ngân hàng, số23 tháng 12 năm 2010, trang 42-47.

11. Nguyễn Thị Niềm (2011).Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại

ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Cây Lậy, tỉnh Tiền Giang,Luận văn tốt nghiệp.

12. Lê Khương Ninh và cộng sự (2007). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định đầu từcủa các doanh nghiệp ngồi quốc doanh Đồng Bằng Sơng Cửu

Long,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số4.

13. Lê Khương Ninh và cộng sự(2008).Quyết định vay vốn của các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh ở Đồng bằng sơng Cửu Long, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 365 tháng 10 năm 2008, trang 28-36.

14. Lê Khương Ninh (2010). Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng và hạn chếtín dụng đến đầu tư của Doanh nghiệp, Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 53 tháng 08 năm 2010, trang 9-15.

15. Nguyễn Văn Trung (2006). Giải pháp và kiến nghị phát triển DNNVV,

http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=123&New=1568&CategoryID=13.

16. Trần Quang Tuyến (2008).Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tếnhân

các nước đang phát triển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số25 (2009), trang 9-16.

PHỤLỤC 1

1. Thống kê loại hình hoạtđộng của các DNNVV

(1 = Loại hình DNTN; 2 = Cơng ty TNHH; 3 = Công ty CP; 4 = Khác) tab loaihinhdn

loaihinhdn | Freq. Percent Cum. ------------+-----------------------------------

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)