Ảnh hƣởng của án lệ đối với các hệ thống pháp luật thành văn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 31)

Án lệ khởi nguồn từ thông luật và là đặc trƣng không thể thiếu của thông luật, nhƣng khi thế giới bƣớc vào giai đoạn cận hiện đại, thực tiễn cho thấy các quốc gia theo truyền thống pháp luật thành văn vẫn tiếp nhận án lệ. Ví dụ: tại Đức các quyết định của Tịa án Hiến pháp liên bang đƣợc xem là án lệ47. Tại Pháp, tuy Điều 5 Bộ luật Dân sự Napoleon cấm các thẩm phán tạo ra các quy phạm pháp luật mới thơng qua hình thức án lệ, trên thực tiễn những quyết định của các tòa cấp cao vẫn có một sự ràng buộc thực tế với các tịa cấp thấp, đồng thời án lệ vẫn đƣợc trích dẫn để lý giải

cho cách giải thích luật thành văn.48 Tại Ý, án lệ cũng không đƣợc coi là một nguồn

của luật, dù đó là phán quyết của Tịa tối cao Ý (Corte di cassazione). Tòa án Ý khi xét xử luôn phải căn cứ vào Hiến pháp và luật, tức các nguồn luật thành văn. Tuy vậy,

47 Xem Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, chú thích số 3, tr. 120

48

24

án lệ thƣờng đƣợc trích dẫn để giải thích luật và chọn luật áp dụng. Hơn nữa, trên thực tế án lệ tại Ý đƣợc đánh giá cao hơn các học thuyết pháp lý49.

Tuy vậy, các quốc gia theo truyền thống pháp luật thành văn không coi án lệ là một nguồn bắt buộc áp dụng. Kể cả khi thừa nhận án lệ, các quốc gia này vẫn theo

trƣờng phái “án lệ thuyết phục” hơn là “án lệ bắt buộc”50. Tầm ảnh hƣởng của án lệ

cũng khác biệt tùy từng quốc gia. Tại Đức, án lệ đƣợc coi trọng hơn tại Pháp. Trong một thống kê về tầm ảnh hƣởng của các nguồn luật tại các nƣớc Châu Âu, những số liệu thống kê đƣợc tại Đức và các nƣớc thuộc vùng Scandinavi đôi khi không khác biệt mấy với các nƣớc theo truyền thống thơng luật51.

Có thể thấy, việc một quốc gia theo truyền thống pháp luật thành văn khơng có nghĩa quốc gia đó khơng thể tiếp nhận án lệ. Ngƣợc lại, xu hƣớng hiện tại là hƣớng đến một sự kết hợp giữa luật thành văn và luật của các thẩm phán. Nhật Bản là một đất nƣớc theo truyền thống pháp luật thành văn, nhƣng do hoàn cảnh lịch sử nên trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ cũng đã có những ảnh hƣởng sâu sắc đến hệ thống pháp luật Nhật Bản. Án lệ là một trong những ảnh hƣởng đó. Tƣơng tự nhƣ ở Pháp, án lệ của Tịa tối cao Nhật Bản có hiệu lực ràng buộc trên thực tế, dù nguyên tắc stare decisis hồn tồn khơng đƣợc thừa nhận trong các văn bản pháp lý hiện hành.

49

Xem Mary Garvey Algero, The Sources of Law and the Value of Precedent, chú thích số 40, tr. 790

50 “Án lệ ràng buộc hoặc bắt buộc chính là luật và đƣợc lập ra và phải đƣợc tôn trọng và tuân thủ theo. Án lệ có sức thuyết phục là án lệ có tính phù hợp và có sức ảnh hƣởng nhƣng khơng nhất thiết phải đƣợc áp dụng.” Xem Quyết định 74/QĐ-TANDTC về phê duyệt Đề án "Phát triển án lệ của TAND tối cao”

51 G. A Ponzetto & Fernandez, Case law vs Statutute law: An evolutionary comparison (Án lệ vs luật thành văn: so sánh có tính cách mạng), The Journal of Legal Studies, Vol.37, (2008), tr. 31

25

Án lệ là một lĩnh vực hết sức phức tạp, kể cả với những quốc gia theo truyền thống thơng luật, vì thế nên càng khó tiếp cận hơn đối với những quốc gia theo truyền thống pháp luật thành văn. Tuy vậy, một quốc gia theo truyền thống thơng luật vẫn có thể tiếp cận và tiếp nhận án lệ. Để tiếp nhận án lệ, quốc gia đó cần chú ý đảm bảo đƣợc bốn nhân tố quan trọng: về công nhận án lệ là nguồn luật; về đội ngũ thẩm phán; về hệ thống tòa án; về các tuyển tập án lệ. Trên thực tiễn, án lệ càng ngày càng có vai trị đáng kể tại các quốc gia theo truyền thống pháp luật luật thành văn.

26

Chƣơng 2

ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI NHẬT BẢN

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)