Các trƣờng hợp án lệ không đƣợc áp dụng

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 52)

2.2. Áp dụng án lệ tại Nhật Bản – kinh nghiệm cho Việt Nam

2.2.1.2. Các trƣờng hợp án lệ không đƣợc áp dụng

Trong các ví dụ về trƣờng hợp án lệ khơng đƣợc áp dụng, bên cạnh các án lệ bị cơng khai thay đổi cịn có các án lệ bị “ngầm” thay đổi. Kể cả khi án lệ bị công khai thay đổi, có trƣờng hợp phán quyết khơng hề ghi nhận lý do vì sao án lệ cũ khơng cịn đƣợc áp dụng. Trong các ví dụ đƣợc đề cập, chủ thể thay đổi án lệ đều là Tòa tối cao, tuy nhiên trên thực tế các tòa cấp thấp cũng có nhiều khi khơng tn thủ án lệ.

Án lệ bị thay đổi

Trƣờng hợp Tòa tối cao không tuân thủ án lệ “Nhân viên bƣu chính bƣu điện trung tâm Tokyo đình cơng trái phép” (1966) khi xét xử vụ việc “Nhân viên lâm nghiệp và nơng nghiệp nhà nƣớc đình cơng trái phép” (1973) vừa nêu ở cuối phần 2.2.1.1 là một ví dụ cho việc án lệ bị thay đổi. Khơng giữ thái độ ơn hịa với hoạt động đình cơng trái phép nhƣ trong án lệ năm 1966, Tòa tối cao khi xét xử vụ việc năm 1973 tuyên rằng việc các nhân viên cơng sự đình cơng mâu thuẫn với tính chất “cơng sự” của cơng việc và có thể gây ảnh hƣởng lớn đến xã hội vì làm gián đoạn các dịch vụ cơng. Vì vậy dù cuộc đình cơng có mục đích chính đáng, khơng xảy ra bạo lực và không kéo dài quá mức cần thiết, Tịa tối cao vẫn khơng giảm thiểu án hình sự cho các lãnh đạo hiệp hội lao động kêu gọi đình cơng trái phép, cũng tức là khơng tn thủ án

102Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích

45

lệ năm 1966, việc thay đổi án lệ này đã gây tranh cãi trong Hội đồng lớn và trong dƣ luận103.

Đơi khi, Tịa tối cao thay đổi án lệ của mình mà khơng trình bày lý do vì sao án lệ cũ khơng cịn phù hợp, ví dụ nhƣ khi Tịa tối cao thay đổi án lệ trong vụ việc “Sung

công tài sản của bên thứ ba” (1962)104. Trong vụ việc này, bị đơn cho rằng việc nhà

nƣớc sung công tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba do bị đơn chiếm hữu mà không nghe ý kiến của bên thứ ba là một hành vi vi hiến. Trong một án lệ trƣớc đó khơng lâu (1960), Tịa tối cao từng tun rằng bị đơn không đƣợc phép viện dẫn tới việc xâm phạm quyền của bên thứ ba để quy kết hành vi công là vi hiến. Tuy vậy, trong vụ việc này, Tòa tối cao đã không tuân thủ án lệ cũ và cũng khơng trình bày lý do vì sao án lệ cũ khơng cịn phù hợp. Tịa chỉ đƣa ra lập luận mới rằng lệnh sung công tài sản bị đơn đã tƣớc của bị đơn quyền chiếm giữ món đồ và bị đơn có thể bị bên thứ ba yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, do vậy bị đơn có quyền khơng thừa nhận lệnh sung công.

Một vụ việc thay đổi án lệ khác khá nổi tiếng và tƣơng đối nhạy cảm là vụ

Aizawa v. Japan (1973)105, bị cáo trong vụ án này đã phạm tội giết cha ruột của mình.

Bộ luật Hình sự có quy định tội giết ngƣời thân có khung hình phạt cao hơn tội giết ngƣời bình thƣờng, từ tù chung thân cho đến tử hình. Mọi tình tiết giảm nhẹ đều không thể giảm án xuống dƣới ba năm tù giam. Trong một án lệ trƣớc đó (1950), Tịa

103

Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1679

104 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1673

105 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1674

46

tối cao đã tuyên án theo đúng quy định này của Bộ luật Hình sự. Tuy vậy trong vụ việc Aizawa v. Japan, đa số thẩm phán của Tòa tối cao đều cho rằng việc các tình tiết giảm nhẹ hết sức tiêu biểu của vụ việc không thể giảm tội xuống thành tù treo hoặc thấp hơn chỉ vì sự phân biệt giữa “giết ngƣời thân” và “giết ngƣời” là vơ lý. Vậy nên Tịa tối cao đã tuyên quy định trên của Bộ luật Hình sự là vi hiến và khơng áp dụng quy định này nhƣ án lệ trƣớc đây, cũng có nghĩa Tịa tối cao đã cơng khai thay đổi án lệ của mình. Việc thay đổi án lệ đƣợc Tịa tối cao giải thích bằng nhiều lý do, trong đó lý do đáng chú ý nhất là “khi xem xét lại án lệ cũ, Tịa tối cao đánh giá án lệ đó có phần ngặt nghèo”.

Án lệ bị “ngầm” thay đổi

Trong một số vụ việc, Tịa tối cao khơng công khai thay đổi án lệ, nhƣng đã ra những phán quyết khơng thống nhất với án lệ trƣớc đó của mình. Ví dụ nhƣ trong hai vụ việc về quy định trình diễn tại nơi công cộng “Sắc lệnh trị an Tokyo” (1960) và

“Sắc lệnh trị an tỉnh Niigata” (1954)106. Trong vụ việc năm 1954 tại Niigata, Tòa tối

cao cho rằng các buổi biểu diễn tại nơi công cộng cần thông báo trƣớc nhƣng khơng cần xin phép, chính quyền có quyền cấm biểu diễn nếu buổi biểu diễn có nguy cơ đe dọa đến an ninh công cộng. Trong vụ việc năm 1960 tại Tokyo, Tòa tối cao lại lập luận rằng việc xin phép trƣớc không khác biệt nhiều với việc thông báo và việc yêu cầu buổi biểu diễn phải xin phép hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp. Phán quyết năm 1960 không hề đề cập đến án lệ năm 1954 dù hai vụ việc tƣơng đối gần nhau, vậy nên có thể nói Tịa tối cao đã âm thầm thay đổi án lệ của mình.

106 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1675

47

Trong một số vụ việc, Tịa tối cao có đề cập đến án lệ cũ nhƣng lại giải thích án lệ này theo cách khác, ví dụ nhƣ việc Tịa tối cao mở rộng căn cứ yêu cầu chính quyền

bồi thƣờng trong vụ việc “Cử tri ngoài nƣớc” (2005)107. Trong án lệ “Bầu cử tại nhà”

(1985), Tịa tối cao thừa nhận quyền u cầu chính quyền bồi thƣờng thiệt hại nếu một văn bản luật do Nghị viện ban hành bị phát hiện là vi hiến. Tuy vậy thiệt hại chỉ đƣợc bồi thƣờng trong một trƣờng hợp duy nhất, đó là Nghị viện vi phạm những quy định rõ ràng của Hiến pháp. Trong vụ việc “Cử tri ngoài nƣớc”, Tòa tối cao đã nêu ra hai căn cứ bồi thƣờng: (1) Khi hành vi của Nghị viện bộc lộ sự vi phạm các quyền đƣợc quy định trong Hiến pháp; (2) khi trong một thời gian dài Nghị viện không thể đƣa ra các quy chế pháp lý phù hợp và cần thiết để bảo đảm các quyền quy định trong Hiến pháp đƣợc tôn trọng trên thực tế. Sau đó, Tịa tối cao có viện dẫn đến án lệ “Bầu cử tại nhà” (1985) nhƣng cho rằng phán quyết của tịa khơng khác với án lệ này. Vậy là Tịa tối cao đã giải thích án lệ cũ theo cách mới, hay nói đúng hơn đã “ngầm” thay đổi án lệ, mở rộng căn cứ yêu cầu chính quyền bồi thƣờng thiệt hại.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)