2.1.3. Ảnh hƣởng của các truyền thống pháp luật đối với pháp luật Nhật Bản
2.1.3.2. Ảnh hƣởng của truyền thống pháp luật thông luật
Nhật Bản đã tiếp xúc với truyền thống pháp luật thông luật từ rất sớm. Sau cải cách Minh Trị, hệ thống pháp luật Anh-Mỹ đã đƣợc giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Tokyo. Trƣớc khi pháp luật Đức đƣợc chọn là khuôn mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản, đã có khơng ít ý kiến ủng hộ việc du nhập thông luật vào Nhật Bản. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cùng với sự giảm sút ảnh hƣởng của pháp luật Đức, phƣơng pháp tình huống (case-method) chú trọng các vụ việc thực tiễn của
truyền thống pháp luật Anh-Mỹ đã đƣợc du nhập vào Nhật Bản81.
Tuy sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai không khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia theo truyền thống thông luật, nhƣng những ảnh hƣởng của Hoa Kỳ tới pháp luật Nhật Bản đã làm suy yếu thêm ảnh hƣởng pháp luật Đức và truyền thống pháp luật thành văn. Pháp luật Hoa Kỳ ảnh hƣởng tới hệ thống pháp luật Nhật Bản qua hai yếu tố chính: việc tham chiếu hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ khi ban hành Hiến pháp mới, sửa chữa luật cũ, soạn thảo luật mới, cải cách
79
Horitsu bao gồm các bộ luật (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Thƣơng mại, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự) và các luật.
80 Xem các văn bản luật tại http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/others/detail/1317503.htm (truy cập ngày 14/7/2013)
81 Năm 1921, hai giáo sƣ dạy môn Dân luật là Shigeto Hozumi và Izutaro Suehiro đã thành lập một nhóm nghiên cứu theo phƣơng pháp tình huống tại Đại học Hồng gia Tokyo.
36
hệ thống pháp luật (ví dụ như cơ cấu tịa án); cùng những trao đổi, nghiên cứu học thuật qua lại giữa các luật gia và nghiên cứu sinh của hai nước. Trong và sau thời kỳ
chiếm đóng, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thƣơng mại đều đƣợc sửa đổi theo xu hƣớng tham khảo pháp luật Hoa Kỳ, các bộ luật nhƣ Luật chống độc quyền, Luật doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập, Luật lao động cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ luật Hoa Kỳ. Ngoài ra, các nghiên cứu học thuật của các học giả Hoa Kỳ đã đƣợc du nhập vào Nhật Bản, đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu sinh Nhật Bản tới Hoa Kỳ du học.
Về Hiến pháp 1947
Tác động lớn nhất của pháp luật Hoa Kỳ lên pháp luật Nhật Bản là bản Hiến pháp 1947 thay thế Hiến pháp Minh Trị. Các quy định đáng chú ý nhất của Hiến pháp 1947 là: khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân82; bảo đảm các quyền cơ bản của
cơng dân và khẳng định sự bình đẳng giữa các cá nhân83; cam kết không tham chiến
và không tổ chức lực lƣợng vũ trang84; chức năng bảo hiến của Tòa tối cao. Trên thực
82 Lời dẫn của Hiến pháp 1947 tuyên bố “chủ quyền thuộc về nhân dân”, Điều 1 Hiến pháp khẳng định: “Hoàng đế là biểu tƣợng của quốc gia và cộng đồng dân tộc, vị trí của hồng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của ngƣời dân một nƣớc có chủ quyền.” xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 116
83 Điều 13 Hiến pháp 1947 quy định: “Tất cả mọi ngƣời đều đƣợc thừa nhận là những cá nhân riêng biệt. Quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc của công dân phải đƣợc đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập pháp cũng nhƣ trong hoạt động khác của chính phủ nếu nó khơng đi ngƣợc lại quyền lợi chung của cộng đồng.” Điều 14 Hiến pháp 1947: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật… “xem Tuyển tập hiến pháp
một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 119
84
Về cam kết không tham chiến, Điều 9 Hiến pháp 1947 quy định: “(1) Mong muốn một nền hồ bình dựa trên cơng lý và trật tự, dân tộc Nhật Bản phản đối chiến tranh cũng nhƣ sự đe dọa hay áp dụng sức mạnh để giải quyết những tranh chấp quốc tế vì chiến tranh khơng phải là quyền tối thƣợng của quốc gia. (2) Để đạt đƣợc những mục tiêu đó, Nhật Bản khơng thành lập các lực lƣợng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không đƣợc công nhận.” xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 118
37
tế, quy định về quyền cơ bản của cá nhân và cam kết không tổ chức lực lƣợng vũ trang đều là những chủ đề gây nhiều tranh cãi, nảy sinh ra các án lệ đáng chú ý trong lĩnh vực bảo hiến.
Về chức năng bảo hiến của Tòa tối cao, Điều 81 Hiến pháp 1947 quy định: “Tòa
tối cao là cấp xét xử cao nhất với thẩm quyền quyết định tính hợp hiến của các đạo luật, sắc lệnh, quy tắc hoặc các hành vi công khác.”85 Quy định này dƣờng nhƣ cho phép Tịa tối cao Nhật Bản xét tính hợp hiến của tất cả các đạo luật, sắc lệnh, quy tắc
hoặc các hành vi công. Tuy vậy, trong một phán quyết tuyên năm 195286, Tòa tối cao
Nhật Bản đã tuyên bố rằng: “Tịa tối cao khơng có quyền tuyên những phán quyết trừu
tượng về sự vi hiến khi chưa có một vụ việc pháp lý cụ thể.” Vậy Tòa tối cao Nhật
Bản chỉ thực hiện chức năng bảo hiến của mình khi tồn tại một vụ việc pháp lý cụ thể. Phán quyết này thể hiện quan điểm tƣơng tự nhƣ Tòa tối cao Hoa Kỳ trong vụ Ashwander v. Tennessee Valley Authority, khi thẩm phán Brandeis lập luận rằng tòa án nên tránh việc đánh giá tính hợp hiến trừ khi bắt buộc phải làm nhƣ vậy để có thể ra phán quyết. Trên thực tế, tính đến năm 2008, Tòa tối cao Nhật Bản chỉ mới ra 8
Quy định này có thể đƣợc hiểu theo hai cách, cách thứ nhất là Nhật Bản từ bỏ việc thành lập mọi lực lƣợng vũ trang, dù là để xâm lƣợc hay tự vệ. Cách thứ hai, Nhật Bản có quyền viện tới lực lƣợng vũ trang trong trƣờng hợp tự vệ (Gợi ý ban đầu của Đại tƣớng Mac Arthur cho quy định này là Nhật Bản từ bỏ chiến tranh “nhƣ một cách giải quyết tranh chấp quốc tế và cả cách để tự bảo vệ”, Điều 9 Hiến pháp 1947 đã lƣợc bỏ vế sau). Sự tồn tại của lực lƣợng tự vệ (self-defence force) tức SDF tại Nhật Bản chứng tỏ chính quyền Nhật Bản nghiêng về cách hiểu thứ hai.
85
Xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 134
86 Vụ việc 6 MINSHU 783 (Tòa tối cao tuyên vào ngày 8/10/1952), xem toàn văn phán quyết tại http://www.courts.go.jp/english/judgments/text/1952.10.8-1952.-Ma-.No..23.html
38
phán quyết tun bố có sự vi hiến87. Hơn nữa Tịa tối cao thƣờng từ chối xem xét tính
hợp hiến của luật nếu cho rằng điều đó khơng cần thiết cho quá trình xét xử. Quan điểm này của Tòa tối cao đƣợc dƣ luận và các luật gia giải thích bằng nhiều lý do: lý do về văn hóa (ngun tắc “hịa”, tránh gây mâu thuẫn giữa nhánh lập pháp và nhánh tƣ pháp), lý do về chính trị (tuy nhánh tƣ pháp đƣợc coi là độc lập với nhánh hành pháp, nhƣng theo Hiến pháp, các thẩm phán của Tòa tối cao đều do Nội các đề nghị hoặc bổ nhiệm), lý do về nhân sự (trong giai đoạn sau chiến tranh, nhiều thẩm phán của Tòa tối cao vẫn chịu ảnh hƣởng lớn của pháp luật Pháp, Đức và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiến), lý do chiến thuật (Tòa tối cao cần thời gian để tích lũy kinh
nghiệm và xây dựng uy tín)…88 Tuy vậy, từ khoảng thập niên 70 trở đi, Tòa tối cao
cũng đã dần trở nên tích cực hơn trong hoạt động bảo hiến, 7/8 các phán quyết tuyên vi hiến đều thuộc giai đoạn này.
Các án lệ trong lĩnh vực bảo hiến của Tòa tối cao thƣờng tiêu biểu và đƣợc giới học thuật hết sức quan tâm. Có thể giải thích bằng nhiều lý do, thứ nhất, những phán quyết liên quan tới Hiến pháp đều mang tầm ảnh hƣởng lớn, việc thay đổi án lệ sẽ đem lại những tác động không nhỏ cho xã hội, vì thế các thẩm phán ln ln phải cân nhắc các án lệ trƣớc khi ra phán quyết mới. Thứ hai, các án lệ liên quan đến Hiến pháp thƣờng là các phán quyết, quyết định của cơ quan cao nhất trong hệ thống tòa án là Tịa tối cao, vì vậy thƣờng có tính ràng buộc trên thực tế với các tòa cấp thấp.
Ảnh hưởng đối với Tòa tối cao
87 Xem 8 phán quyết tại Jun-ichi Satoh, Judicial Review in Japan: An Overview of the Case Law and an
Examination of Trends in the Japanese Supreme Court's (Bảo hiến tại Nhật Bản: Khái quát về án lệ và kiểm
nghiệm các xu hƣớng trong Tòa tối cao Nhật Bản), Loyola of Los Angeles law review, Vol.41, (2008)
88 Shigenori Matsui, Why is the Japanese court so conservative? (Vì sao tịa án Nhật Bản q bảo thủ), Washington University Law Review, Vol.88, (2011)
39
Ảnh hƣởng của pháp luật Hoa Kỳ trong việc xét xử của Tòa tối cao Nhật Bản, đặc biệt là trong những vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiến hiện đang là vấn đề gây tranh cãi. Nhƣ đã đề cập ở trên, phán quyết của Tòa tối cao Nhật Bản về giới hạn bảo hiến tƣơng tự nhƣ án lệ Ashwander v. Tennessee Valley Authority của Tòa tối cao Hoa Kỳ. Nhƣng trên thực tế các phán quyết của Tòa án, đặc biệt là phần ghi nhận ý kiến đa số, rất ít khi đề cập hoặc trích dẫn án lệ nƣớc ngồi một cách rõ ràng. Theo nghiên cứu
của giáo sƣ Akiko89, trong các án lệ của Tòa tối cao trong giai đoạn từ năm 1990 đến
năm 2008, khơng có phần ý kiến đa số nào viện dẫn án lệ hoặc luật của một quốc gia cụ thể (có hai trƣờng hợp có đề cập đến “nƣớc khác” nhƣng khơng nêu rõ quốc gia), tuy vậy có 7 trƣờng hợp ý kiến phản đối và 4 trƣờng hợp ý kiến bổ sung có đề cập đến
luật nƣớc ngồi, hầu hết các trƣờng hợp này đều có đề cập đến pháp luật Hoa Kỳ90.
Trong số các vụ việc đƣợc thống kê từ năm 1990-2008, vụ việc chính quyền địa phƣơng đóng góp tiền cho đền Yasukuni năm 1997 là một vụ việc tƣơng đối tiêu biểu.
Việc đóng góp bị nghi ngờ là đã vi phạm Điều 20 và Điều 8991 của Hiến pháp 1947
quy định về sự tách biệt giữa chính trị và tơn giáo. Trong vụ việc này, Tòa tối cao đã đƣa ra các tiêu chí mục đích-hậu quả (purpose-effect test) khi xem xét hành vi cơng liên quan đến tôn giáo và tuyên rằng hành vi của chính quyền địa phƣơng là vi hiến. Dù phán quyết không dẫn chiếu nhƣng đa số ý kiến cho rằng các tiêu chí này đƣợc
thao khảo từ tiêu chí trong vụ việc Lemon v. Kurtzman (lemon test) của Tòa tối cao
89
Bà là giáo sƣ khoa Luật tại Đại học Meiji, Nhật Bản
90 Xem Akiko Ejima, The enigmatic attitude of the Supreme Court, chú thích số 69
91 Điều 20 Hiến pháp 1947: “… Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc khơng theo nền giáo dục mang tính tơn giáo và cũng khơng có các hành vi tơn giáo.” Điều 89 Hiến pháp 1947: “Không một tài sản quốc gia hay ngân sách nào đƣợc dùng để thiết lập, duy trì hiệp hội tơn giáo, cơ quan từ thiện hay giáo dục cơng ích mà khơng đƣợc chính quyền quản lý.” xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 121 & 134
40
Hoa Kỳ92. Trong phần ý kiến bổ sung của phán quyết, có ý kiến cho rằng khơng thể áp
dụng tiêu chí mục đích-hậu quả chỉ vì Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ93
có vẻ tƣơng tự với Điều 20 của Hiến pháp 1947, vì Hiến pháp Hoa Kỳ đƣa ra những hành vi tơn giáo mà chính quyền khơng đƣợc thực hiện (Hiến pháp Hoa Kỳ đƣợc trích dẫn) cịn Hiến pháp Nhật Bản cấm tất cả các hành vi mang tính tơn giáo của chính quyền. Việc ý kiến này trích dẫn, phân tích Hiến pháp Hoa Kỳ là ví dụ rõ ràng cho thấy thẩm phán đƣa ra ý kiến này có tham khảo luật pháp Hoa Kỳ trong quá trình xét xử94. Ngồi ra, tiêu chí mục đích-hậu quả này cịn đƣợc vận dụng trong các vụ việc nhƣ vụ việc sử dụng quỹ cơng để di chuyển hịn đá tƣởng niệm các binh lính đã mất xét xử vào năm 1993 và vụ việc chính quyền trợ cấp cho hội các gia đình có con em là
binh lính đã mất tổ chức lễ tƣởng niệm hàng năm xét xử vào năm 199995. Hơn nữa,
ngồi giai đoạn 1990-2008, tiêu chí mục đích-hậu quả cịn đƣợc áp dụng vụ việc “Lễ động thổ ở thành phố Tsu” (1977)96 và vụ việc các thành viên của lực lƣợng tự vệ tham dự tang lễ của một đồng nghiệp vừa mất tại một đền thờ Shinto xét xử vào năm
198897. Do Tịa tối cao có thái độ dè dặt trong việc ghi nhận các ảnh hƣởng từ nƣớc
92
Thuật ngữ “lemon test” xuất phát từ vụ Lemon v. Kurtzman, là ba tiêu chí đánh giá hành vi cơng của chính phủ liên quan đến tơn giáo, nếu một trong ba tiêu chí bị vi phạm thì hành vi đó bị coi là vi hiến. Trong 3 tiêu chí này, tiêu chí đầu liên quan đến mục đích (purpose), tiêu chí hai liên quan đến hậu quả (effect).
93 Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Nghị viện không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngƣỡng… “ xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 32
94 Xem Akiko Ejima, The enigmatic attitude of the Supreme Court, chú thích số 69, tr. 12
95
Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent (Các án lệ về bảo hiến tại Nhật Bản: bình luận về vai trị của án lệ), Washington University Law Review, Vol. 88, (2011), tr. 1670
96 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1670
97 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1670
41
ngồi, có thể thấy ảnh hƣởng của pháp luật Hoa Kỳ lên Tòa tối cao Nhật Bản nhƣ vậy cũng đã tƣơng đối đáng kể.